Thursday, May 7, 2015

Bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam

Người Mỹ tiến bộ hồi tưởng về cuộc chiến tranh Việt Nam và hy vọng về ngày những kẻ thống trị ở Mỹ sẽ phải đu càng trực thăng như những tay sai của họ ở miền Nam Việt Nam. Xin mời xem chi tiết tại bản dịch bài viết "40 Years After Vietnam" của tác giả Dave Lindorf.

Bốn mươi năm sau chiến tranh Việt Nam

Bốn mươi năm trước đây là ngày những binh lính cuối cùng trong cuộc chiến tội ác của Hoa Kỳ chống lại nhân dân Việt Nam nhồi nhét nhục nhã vào một chiếc trực thăng trên nóc tòa Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn (giờ là thành phố Hồ Chí Minh) và trốn chạy khỏi đất nước mà quân đội Hoa Kỳ đã giết hại khoảng 3-4 triệu người với danh nghĩa “chống Cộng Sản.” 

Khó có thể chào đón sự kết thúc của cuộc chiến tranh ác mộng đó, nó vẫn tiếp tục phá hủy nhiều cuộc sống ở Đông Dương nhờ vào hàng ngàn tấn chất độc màu da cam mà máy bay Hoa Kỳ đã rải khắp đất nước trong một nỗ lực hão huyền để làm nông dân chết đói và phá hủy rừng rậm để buộc các chiến binh Việt Nam rời khỏi nơi ẩn nấp.

Nhiều tướng lĩnh hiện nay đang chỉ huy các cuộc chiến tranh đế quốc và đang suy tư lạnh lùng về những cuộc chiến đẫm máu ở Syria, Iran, Nga hay Trung Quốc, “đã kiếm được” sự thăng cấp khởi đầu và “uy tín” chiến trận bằng cách đóng góp vào các trận tàn sát ở Việt Nam. Nhiều chính khách hiện nay, như thượng nghị sĩ John McCain và Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao John Kerry, cũng có những tội ác chiến tranh khởi đầu ở Việt Nam. Henry Kissinger, một trong những tội phạm chiến tranh lớn nhất còn sống và là kiến trúc sư chủ chốt của cuộc chiến tranh chống lại người dân Việt Nam của Hoa Kỳ, đã trở nên béo ú và giàu có nhờ vào danh tiếng ông ta thu được bằng sự tàn nhẫn trong vai trò giám đốc an ninh quốc gia và sau đó là Ngoại Trưởng của tổng thống Nixon.

Trong khi chúng ta không thể chào đón ngày 30 tháng 4, đó là lúc thích hợp để lên án sự xấu xa của nó và cuộc chiến tranh tội ác đã trực tiếp tạo ra quốc gia lái buôn chiến tranh bị rối loạn chức năng và xã hội mà chúng ta sống ngày nay. Có mối liên hệ trực tiếp giữa hàng trăm tỷ dollar lãng phí cho hàng thập kỷ thất bại quân sự ở Việt Nam và các thành phố trống rỗng hiện nay của Hoa Kỳ, các trường học dốc cạn nguồn dự trữ cho nhiều cuộc chiến tranh hơn và các công nhân mới cho công việc lương thấp của khu vực dịch vụ, đó là tất cả những gì còn lại của nền kinh tế đã từ lâu không còn tạo ra bất cứ thứ gì ngoài bánh mỳ kẹp thịt và máy bay ném bom

Ngày nay, khi bạn đọc bài báo này, các binh lính vũ trang Hoa Kỳ đang tuần tra trên các đường phố của Baltimore và khó có thể phân biệt cảnh sát với các đội quân chiếm đóng, những người hành động tương tự ở các thành phố trên khắp đất nước, khi hàng chục ngàn người biểu tình về việc cảnh sát giết hại một thanh niên bị bắt giữ vì chạy trốn khỏi hai cảnh sát, những người này bỡn cợt anh ta. Freddie Gray không làm bất cứ điều gì sai khi hay cảnh sát tuần tra xe đạp tiến tới và quyết định quấy rối anh ta, khiến anh ta phải chạy trốn. Nhưng điều đó không ngăn cản các cảnh sát quật ngã và đè lên người anh ta, chẹn cổ họng và bẻ gãy ba đốt sống cổ của anh ta. Điều đó cũng không ngăn cản các cảnh sát khóa cổ tay anh ta ở phía sau lưng, cùm chân anh ta và tống anh ta vào phía sau chiếc xe tải, không được thắt dây an toàn, họ lái chiếc xe với sự thiếu thận trọng có chủ ý khắp thành phố, quăng quật chân tay và cơ thể không được bảo vệ của anh ta trên sàn xe cho đến khi họ khiến đốt sống cổ của anh ta rời ra, giết chết anh.

Hơn 40 năm trước đây, binh lính Hoa Kỳ - ông cha của cảnh sát Baltimore – đã hàng động tương tự khi bắt được các chiến binh Việt Nam, cắt rời các phần thân thể và quăng quật họ trong các cuộc “thẩm vấn”, sau đó thậm chí là đưa họ lên máy bay trực thăng và đẩy họ rơi xuống đất.

Có một sự khác biệt thực sự nhỏ nhoi giữa những gì diễn ra ở Việt Nam trong những năm 1960 và 1970 và những gì diễn ra ở các thành phố và thị trấn ngày nay, đó là trước đây người Việt Nam là nạn nhân, còn ngày nay người Mỹ da màu, nghèo da trắng bị ngược đãi, săn đuổi, bắn vào lưng, quăng quật trong xe tải, giam giữ dài hạn, hay bị xử tử sau những bản án bỏ túi.

Điều đáng mừng là phong trào phản kháng đang lớn mạnh ở Hoa Kỳ. Ở Ferguson, MO, ở Baltimore, MD, ở Washington, Indianapolis và New York, thanh niên đang phản kháng, đó không chỉ là thiểu số. Các cậu bé da trắng cũng tức giận, với sự tàn bạo nhẫn tâm của cảnh sát vũ trang, với cơ hội hạn chế mà họ phải đối mặt ở một đất nước mà ngày nay là của người giàu, vì người giàu và cho người giàu.

Thật vui khi nghĩ rằng vào lúc nào đó trong tương lai chúng ta có thể chứng kiến binh đoàn cuối cùng của người giàu chuồn ra nước ngoài bằng vài chiếc trực thăng đậu trên nóc Sở Giao Dịch Chứng Khoán Hoa Kỳ, tới các thiên đường thuế ở Caribbe, nhưng điều đó là không thể. Trận chiến tiếp theo là cho Hoa Kỳ và sẽ không có bất cứ nơi nào để những kẻ thua trận trốn chạy; họ sẽ phải đối mặt với các nạn nhân trước đây, ngày đó sẽ đến.

Vào lúc này, tôi nhớ lại ngày mùa xuân vui tươi 40 năm trước đây, khi người dân khắp thành phố New York, trong đó có tôi, tự động tràn đến sân cỏ lớn ở Công Viên Trung Tâm để chào đón sự kết thúc của cuộc chiến tranh Việt Nam. 

Dave Lindorff is a founding member of ThisCantBeHappening!, an online newspaper collective, and is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press).

1 comment:

  1. Dù không theo chủ nghĩa lãng mạn nhưng 40 năm sau chiến tranh đất nước đã thay đổi rất nhiều. Nhìn lại những ngày đầu bước ra khỏi cuộc chiến chúng ta hầu như tay trắng dựng lại, ấy vậy mà giờ đây có những lĩnh vực được đứng đầu thế giới, vượt lên trên các nước có nên tảng. Đó là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam

    ReplyDelete