Wednesday, April 29, 2015

Chiến tranh lạnh phiên bản 2.0: Từ Việt Nam đến Iran

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch Bản Tin Chống Đế Quốc số 138 "Cold War 2.0" của tác giả William Blum. Tiêu đề do người dịch đặt.

Chiến Tranh Lạnh Phiên Bản 2.0

Chiến tranh lạnh 2.0, phần I

Trong “Bản Tin Chống Đế Quốc” mới nhất của tôi (ColdType số 95), tôi đã mang đến cho các bạn cuộc phiêu lưu mới nhất của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Jen Psaki trong việc cố gắng bảo vệ thứ không thể bảo vệ. Bà ta đã nói: “Trong vấn đề chính sách dài hạn, Hoa Kỳ không ủng hội việc thay đổi chính trị bằng các phương tiện vi hiến”, điều đó đã thúc đẩy tôi cung cấp tin tức cho độc giả: “Nếu bạn biết cách liên lạc với bà Psaki, hãy bảo bà ấy xem danh sách hơn 50 chính quyền mà Hoa Kỳ đã cố gắng lật đổ kể từ khi kết thúc Thế Chiến Thứ II của tôi”. 

Vào ngày 13 tháng 3, cuộc tấn công thường lệ của bà ta vào tất cả những gì của Nga bao gồm cả chuyện này, trong cuộc trao đổi với phóng viên Matthew Lee của hãng thông tấn AP:
Lee: Về chủ đề này, bà có thể cho biết thêm về yêu cầu đối với Việt Nam về vịnh Cam Ranh và không cho phép người Nga – không muốn họ cho phép – bà không muốn họ cung cấp nhiên liệu cho máy bay Nga ở đó?
Psaki: Vâng, cần phải rõ ràng – và tôi có thể đã không rõ ràng vào ngày hôm qua, hãy để tôi cố gắng làm lại điều đó – điều đó – mối lo ngại của chúng ta là các hoạt động mà họ có thể thực hiện trong khu vực, câu hỏi là: Tại sao họ ở khu vực này? Không phải là việc tiếp liệu cụ thể hay yêu cầu Việt Nam không cho phép họ tiếp liệu. [thêm gạch chân]
Lee: Vậy là không có yêu cầu ngừng tiếp liệu cho họ? Hay là có?
Psaki: Điều đó còn hơn là về mối lo ngại. Đó không chỉ là về Việt Nam – mà còn là mối lo ngại về những hành động mà họ sẽ có ở khu vực.
Lee: Vâng, thưa bà – tôi cho rằng có máy bay Hoa Kỳ bay lượn ở đó suốt.
Psaki: Chắc chắn vậy.
Lee: Vậy là bà không muốn máy bay Nga bay ở đó, nhưng máy bay Hoa Kỳ bay ở đó thì được? Tôi muốn nói là, tôi chỉ - điều này là theo ý của bà – phỏng đoán rằng mọi thứ người Nga làm vào bất cứ khi nào ở bất cứ đâu đều bất chính và có ý định khiêu khích. Nhưng bà không thể - bà dường như không thể hiểu hay chấp nhận rằng máy bay Hoa Kỳ bay lượn ở khắp nơi, bao gồm cả khu vực đó, là quấy nhiễu Trung Quốc, đối với họ cũng như đối với Nga. Nhưng giả định rằng các chuyến bay của Hoa Kỳ luôn luôn tốt và có lợi và không gây ra căng thẳng, và chuyến bay của những người khác gây ra căng thẳng. Vậy bà có thể giải thích cơ sở cho mối lo ngại của bà về việc các chuyến bay của Nga ở khu vực Đông Nam Á – gây ra sự căng thẳng?
Psaki: Tôi không thể đi sâu hơn vào chi tiết.

Chiến tranh lạnh 2.0, phần II

Vào tháng trước, chính quyền Obama công bố một loạt các hình ảnh vệ tinh được coi là cho thấy quân đội Nga đã tham gia phe nổi loạn trong các trận tấn công tổng lực để bao vây các binh lính trong khu vực quanh thành phố. Nga đã phủ nhận rằng họ tham gia xung đột, không thể xác thực ba bức ảnh vệ tinh đen trắng có nhiều nhiễu được đại sứ Hoa Kỳ ở Ukraina Geofrey Piat đăng trên Twitter

Theo Hoa Kỳ, các bức ảnh thu được từ công ty vệ tinh tư nhân Digital Global cho thấy hệ thống pháo binh và súng phóng rocket nhiều nòng vào ngày thứ năm ở khu vực gần Debaltseve. “Chúng tôi tin chắc đây là các hệ thống của quân đội Nga, không phải của quân ly khai”, Pyatt đăng tin. (Washington Post, ngày 5 tháng 2 năm 2015) Khi liệt kê những cách mà Hoa Kỳ chìm dần xuống cát lún, từ từ biến chất thành một nước Thế Giới thứ ba, chiến dịch của Washington vào năm 2014-2015 để thuyết phục thế giới rằng Nga đã liên tục xâm lược Ukraina chiếm vị trí gần đầu bảng. Hàng sa số các ví dụ như trên có thể được đưa ra. Nếu tôi vẫn còn là gã quốc gia sô-vanh hiếu chiến như tôi đã được nuôi dạy thì tôi cũng sẽ cảm thấy bối rối bởi sự hiển nhiên trơ trẽn của tất cả chúng.

Hình ảnh lịch sử ngắn về sự suy tàn và sụp đổ của Đế quốc Hoa Kỳ, hãy xem video “Sự Tan Rã của Đế Quốc” của Class War Films (8 phút 50)

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh 1.0, truyền thông Hoa Kỳ ưa thích chế giễu truyền thông Soviet về việc không đáp ứng được các tiêu chuẩn sáng láng của báo chí phương tây. Một trong những nhận xét phổ biến nhất là về hai tạp chí chủ chốt của Nga – Pravda (có nghĩa là “sự thật” theo tiếng Nga) và Izvestia (có nghĩa là “tin tức” theo tiếng Nga). Chúng ta được nghe đi nghe lại rằng “không có sự thật ở Pravda và không có tin tức ở Izvestia”. Về sự giễu cợt như tôi đã làm nhiều năm đối với cách mà truyền thông chính thống Hoa Kỳ đưa tin về những kẻ thù chính thức (ODE), các tin tức mới về Nga đã vượt qua cả dự đoán tồi tệ của tôi. Tôi kinh ngạc mỗi ngày vì sự bất chấp tính khách quan hay công bằng trong các tin tức về Nga. Dĩ nhiên ví dụ quan trọng nhất về sự thiên vị này là việc không lưu ý các độc giả của họ rằng Hoa Kỳ và NATO đã bao vây Nga – với vụ đảo chính của Washington ở Ukraina là ví dụ mới nhất – và Moscow, vì một số lý do kỳ quặc, cảm thấy bị đe dọa bởi điều đó. (Hãy nhìn bản đồ trực tuyến các căn cứ quân sự của NATO và Nga, với một mô tả như: “Tại sao anh lại đặt nước mình vào giữa các căn cứ quân sự của tôi?”) 

Chiến tranh lạnh 2.0, phần III

Sau vụ sát hại lãnh tụ đối lập và là cựu phó thủ tướng Nga Boris Nemtsov ở Moscow vào ngày 27 tháng 2, phương tây đã có một ngày thu hoạch. Từ ám chỉ bóng gió mạnh mẽ tới cáo buộc phẫn nộ về vụ sát hại, truyền thông và chính khách phương tây đã không từ một cơ hội nào để mô tả Vladimir Putin như là một cầu thủ bóng đá ngớ ngẩn. Nghị viện Châu Âu ra nghị quyết thúc giục một cuộc điều tra quốc tế về cái chết của Nemtsov và đề xuất tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu, Hội đồng Châu Âu, Liên Hiệp Quốc có thể tham gia điều tra. Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John McCain và Lindsey Graham đề xuất nghị quyết của thượng viện lên án vụ giết hại Nemtsov. Nghị quyết cũng kêu gọi tổng thống Obama và cộng đồng quốc tế theo đuổi một cuộc điều tra độc lập về vụ sát hại và các nỗ lực không khoan nhượng thúc đẩy tự do ngôn luận, nhân quyền, thượng tôn pháp luật ở Nga. Thêm vào đó, họ còn thúc giục Obama tiếp tục trừng phạt những người vi phạm nhân quyền ở Liên Bang Nga và gia tăng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với các nhà hoạt động nhân quyền ở Nga. Chuyện đã diễn ra như vậy … khắp phương tây.

Trong cùng lúc đó ở Ukraina, bên ngoài khu vực thân Nga ở đông nam, các sự kiện dưới đây được đưa tin:
Ngày 29 tháng 1: Cựu chủ tịch chính quyền địa phương của khu vực Kharkov, Alexey Kolesnik, treo cổ tự tử.
Ngày 24 tháng 2: Stanislav Melnik, một thành viên của đảng đối lập (Partia Regionov), tự sát bằng súng.
Ngày 25 tháng 2: Thị trưởng Melitopol, Sergey Valter, treo cổ tự tử vài giờ trước phiên tòa xét xử ông ta.
Ngày 26 tháng 2: Alexander Bordiuga, phó giám đốc cảnh sát Melitopol, được phát hiện đã chết trong nhà để xe của ông ta.
Ngày 26 tháng 2: Alexander Peklushenko, cựu nghị sĩ quốc hội Ukraina, cựu thị trưởng của Zaporizhi, được phát hiện bị bắn chết.
Ngày 28 tháng 2: Mikhail Chechetov, cựu nghị sĩ quốc hội, thành viên của đảng đối lập (Partia Regionov), “rơi từ cửa sổ căn hộ tầng 17 của ông ta ở Kiev”.
Ngày 14 tháng 3: Công tố viên 32 tuổi ở Odessa, Sergey Melnichuk, “rơi” từ tầng 9 và chết.
Đảng Các Khu Vực đã trực tiếp cáo buộc chính quyền Ukraina trong cái chết của các đảng viên và kêu gọi phương tây phản ứng trước các sự kiện đó. “Chúng tôi kêu gọi Liên Minh Châu Âu, PACE [Thường Trực Hội đồng Nghị Viện Châu Âu] và các tổ chức nhân quyền Châu Âu cũng như quốc tế ngay lập tức phản ứng với tình hình ở Ukraina, đưa ra một đánh giá pháp lý với các hoạt động tội ác của chính quyền Ukraina, họ đã giết hại các đối thủ chính trị.” Chúng ta không thể kết luận từ những điều ở trên rằng chính quyền Ukraina phải chịu trách nhiệm về mọi thứ hay bất cứ thứ gì trong những cái chết đó. Nhưng chúng ta cũng không thể kết luận rằng chính quyền Nga phải chịu trách nhiệm về cái chết của Boris Nemtsov, truyền thông và chính khách Hoa Kỳ cũng vậy. Một tìm kiếm trên cơ sở dữ liệu tin tức khổng lồ của Nexus phát hiện không có bất cứ đề cập vào về cái chết của những người Ukraina ngoại trừ trường hợp cuối cùng ở trên là Sergei Melnichuk, nhưng rõ ràng đây không phải là người đó. Dường như là không có cái chết nào ở trên được quy cho chính quyền Ukraina đồng minh của phương tây. 

Yêu cầu điều tra quốc tế về những cái chết đó đâu? Ở Hoa Kỳ hay ở Châu Âu? Thượng nghị sĩ McCain đâu rồi?

Hành hạ bằng trừng phạt

Thảo luận về việc kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Iran đã diễn ra hơn một năm giữa Iran và P5+1 (năm cường quốc hạt nhân của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cùng với Đức), do Hoa Kỳ chủ trì. Suốt thời kỳ này, chướng ngại vật đáng chú ý trong việc đạt được một thỏa thuận là tuyên bố của Yukiya Amano, giám đốc của Ủy Ban Năng Lượng Hạt Nhân Quốc Tế (IAEA). IAEA là cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc, và các cuộc thanh sát của họ được coi là biện pháp an toàn chủ chốt chống lại các quốc gia sử dụng công nghệ năng lượng hạt nhân dân sự để sản xuất vũ khí hạt nhân.

Amano đã thường xuyên cáo buộc Iran không đáp ứng đầy đủ và cần thiết các chất vấn về “các khuynh hướng quân sự có khả năng” của các hoạt động hạt nhân hiện tại và quá khứ, hay không tạo điều kiện cho các tiếp cận cần thiết đối với các cơ sở hạt nhân. 

Việc Iran thất bại trong việc đáp ứng toàn diện các yêu cầu của IAEA đã phá hủy các nỗ lực đạt được việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ, hiện nay đang ngăn cản các công ty nước ngoài hợp tác với Iran và không cho Iran tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu. Tường thuật của truyền thông về các cuộc đàm phán thường xuyên nhấn mạnh cáo buộc của Amano về việc Iran không đáp ứng các yêu cầu của IAEA. Do vậy rất đáng để điều tra xem Amano là ai. 

Vào năm 2009, nhà ngoại giao Nhật Bản Yukiya Amano trở thành người đứng đầu IAEA. Điều mà truyền thông phương tây không lưu ý độc giả của họ là điện tín của đại sứ quán Hoa Kỳ vào tháng 10 năm 2009 (do Wikileaks công bố vào năm 2010) đã nói rằng Amano “chấp nhận đau đớn để khẳng định sự ủng hộ của ông ta đối với các mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ đối với ủy ban. Amano lưu ý đại sứ [Hoa Kỳ] vào một số dịp rằng … ông ta hoàn toàn nhất trí trong các phiên điều của Hoa Kỳ về mọi quyết định chiến lược, từ chỉ định các nhân sự cấp cao cho tới đàm phán về chương trình vũ khí hạt nhân được gán cho Iran.”

Ngay cả khi Iran có nỗ lực phi thường thỏa mãn các yêu cầu của IAEA và Washington về mọi vấn đề, thì vẫn chưa rõ là phạm vi và các biện pháp trừng phạt sẽ bị dỡ bỏ nhanh ra sao, nhất là khi quốc hội do phe cộng hòa nắm. Các chuyên gia của Iran và tác giả Gareth Porter mới đây đã viết rằng “Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã nỗ lực che dấu sự thật rằng họ có ý định duy trì “thiết chế trừng phạt” trong nhiều năm sau khi việc triển khai hiệp định đã bắt đầu. Vào tháng 11 vừa qua, các quan chức chính quyền đã giải thích rằng biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ sẽ được dỡ bỏ sau khi IAEA xác nhận rằng “Tehran tuân thủ các quy định của một thỏa thuận về gia hạn thời gian nhằm 'thúc đẩy Iran tôn trọng hiệp định'.”

Để thấy mức độ khủng khiếp của sức ép và sự áp bức mà Hoa Kỳ áp đặt đối với một quốc gia khác thì chúng ta có thể xem xét trường hợp của Libya trong thập kỷ tiếp theo vụ phá hủy chiếc máy bay số 103 của hãng hàng không PanAm vào năm 1988 trên bầu trời Scotland. Để buộc Libya “phải nhận trách nhiệm” về tội ác, Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề đối với chính quyền Gaddafi, trong đó có cấm các chuyến bay quốc tế tới Libya và bồi thường hàng tỷ dollar cho gia đình các nạn nhân. Libya đã “phải nhận trách nhiệm về tội ác” mặc dùy họ vô tội. Điều này khó có thể tin được nhưng là sự thật. Hãy xem tường thuật của tôi về chuyện đó ở đây.

Ngay cả khi Libya nhận trách nhiệm thì vẫn mất nhiều năm để Hoa Kỳ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt, và không rõ là vào lúc Gaddafi chết năm 2011 thì tất cả các biện pháp trừng phạt đã được dỡ bỏ hay chưa. Khi một quốc gia được chính thức coi là kẻ thù của đế chế thì các phương pháp tra tấn có thể tinh tế và bất tận. Cuba mới đây đàm phán để chấm dứt các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Havana. Họ sẽ cần phải rất cẩn trọng.
Giống như những anh chàng cùng loại khác – như David Horowits và Christopher Hitchens – anh ta học quá nhiều ở trường đại học và quá ít sau đó.” Sam Smith
Tôi chưa bao giờ quá ấn tượng bởi trường đại học của một cá nhân, hay thậm chí là họ có đi học đại học không. Gore Vidal không học đại học; H. L. Mencken cũng vậy; Edward Snowden, người đã cho thấy khả năng ăn nói lưu loát và tư duy có giáo dục, cũng không. Trong số nhiều người cao quý bỏ dở việc học đại học có Bernard Shaw, Ernest Hemingway và Johann Wolfgang von Goethe.

Rồi chúng ta có những gã tốt nghiệp trường đại học thuộc Ivy League như George W. Bush, Barack Obama và Tom Cotton. Tôi không cần phải giới thiệu về trường hợp tư duy thiếu giáo dục của Bush; chúng ta đều quá quen thuộc với sự hấp dẫn của nó. Nhưng Obama đã bắt kịp cậu chàng Georgie về sự ngu ngốc và ngớ ngẩn hết lần này đến lần khác. Câu yêu thích của tôi, thứ mà ông ta sử dụng ít nhất là năm lần, là câu trả lời của ông ta về việc tại sao chính quyền của ông ta không truy tố Bush, Cheney và những kẻ khác về tội tra tấn và các tội ác chiến tranh khác: “Tôi mong muốn nhìn về phía trước hơn là phía sau.” Bức ảnh một bị cáo trước khi quan tòa xét hỏi được thấy vô tội trên cơ sở những lý do như vậy. Điều đó đơn giản khiến cho luật pháp, hành pháp, tội ác, công lý và sự phật là phi lý. Bức ảnh Chelsea Manning và những người tiết lộ khác cũng sử dụng lập luận này. Bức ảnh trái ngược với điều đó của Barack Obama, người trở thành công tố viên hàng đầu đối với những người tiết lộ trong lịch sử Hoa Kỳ.

Có ai còn nghĩ Barack Obama là một dạng tiến bộ tiến trí tuệ hơn so với George W. Bush? Dường như có dạng người vẫn còn nghĩ như vậy: (1) Những người coi trọng vấn đề màu da; (2) Những người bị ấn tượng mạnh bởi khả năng đặt câu đúng ngữ pháp. Nào chúng ta hãy xem Mr. Cotton, thượng nghị sĩ từ Arkansas và tốt nghiệp trường cao đẳng và trường luật Harvard. Ông ta có thể giải trí cho chúng ta nhiều năm với những phẩm chất như bình luận của ông ta trong chương trình “Đối mặt quốc gia” (15 tháng 3): “Hơn nữa, chúng ta phải chống lại các nỗ lực của Iran trong việc tiến tới thống trị khu vực. Họ đã kiểm soát Tehran, tiếp đó, họ kiểm soát Damascus, Beirut và Bagdad. Hiện giờ là Sana'a.”

Trời đất, Iran kiểm soát Tehran! Ai biết được? Thứ tiếp theo mà chúng ta sẽ được nghe là Nga kiểm soát Moscow! Sarah Palin, hãy vượt qua. Cậu chàng Cotton đã sẵn sàng cho chương trình Truyền Hình Trực Tiếp Đêm Thứ Bảy.

3 comments:

  1. :)) hóa ra bọn nghị sĩ cũng có thằng đầu bò vậy cơ ạ :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thường thì mình không tin là nghị sĩ sẽ thông minh, nhất là khi đụng đến vấn đề quyền lợi. Nói như các cụ nhà mình là: Cái lợi làm mờ con mắt.

      Delete
  2. Khi vấn đề mâu thuẫn về quyền lợi xuất hiện có mấy ai đủ tỉnh táo. Mà nếu có người tỉnh táo và thông minh thì vấn đề đã không đi tới mức tiêu cực như vậy.

    ReplyDelete