Tuesday, March 3, 2015

Những lời rao hàng được lặp lại về TPP

TPP sẽ mang tới thiên đường cho kinh tế Hoa Kỳ và các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương? Chúng ta đã được nghe nhiều điều ngược lại ở các nước đối tác của Hoa Kỳ. Còn đối với kinh tế Hoa Kỳ thì sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Forthcoming TPP Sales Pitch So Predictable, We Decided to Predict It" của tác giả Ben Beachy để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Lời rao hàng tiếp theo của TPP có thể dự đoán được, chúng tôi quyết định dự đoán chúng

Trong những ngày sắp tới, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ công bố báo cáo thường niên về nghị trình chính sách thương mại của chính quyền Obama. Chúng tôi biết rằng bạn không thể chờ để xem báo cáo đó nói gì. 

Tin mới là bạn không phải chờ. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cái nhìn đầu tiên trên thế giới về nội dung bản báo cáo.

Làm sao chúng ta có thể biết trước những điều mà báo cáo thương mại thường niên sẽ trình bày? Không, chúng tôi không phải là một điệp viên hai mang tại USTR (mặc dù các độc giả USTR của chúng tôi sẽ sãn lòng …).

Chúng tôi có một ý khá hay về nội dung của bản báo cáo, chúng tôi cho rằng báo cáo đó có khuynh hướng lặp lại lời rao hàng cũ, chính quyền đã gieo rắc ad nauseam (về con số và đôi khi về ngôn từ). 

Khi mà hiện trạng tầm thường của thương mại trở nên có thể dự đoán được, chúng tôi nghĩ rằng tốt hơn là dự đoán chúng.

Thế nên bạn được nghe ở đây đầu tiên – dưới đây là một luận điểm liên quan tới tiêu chuẩn TPP của chính quyền có vẻ như sẽ tiếp tục xuất hiện trong báo cáo tới đây của USTR, tiếp theo là các giải thích cho lý do tại sao họ không ngần ngại lặp lại:

95% người tiêu dùng trên thế giới sống bên ngoài lãnh thổ của chúng ta.
[Nhưng các hiệp định thương mại không giúp chúng ta tiếp cận được họ.]

Đúng vậy, thống kê này cho thấy hiểu biết căn bản về địa lý và dân số. Nhưng chúng cũng cho thấy một điều nhỏ khác. Dữ liệu thương mại chính thống của chính quyền cho thấy các hiệp định thương mại trước đây không thành công trong việc giúp các công ty Hoa Kỳ tiếp cận với người tiêu dùng nước ngoài. Trên thực tế, hàng hóa của Hoa Kỳ xuất khẩu sang các đối tác hiệp định “tự do thương mại” (FTA) đã tăng trưởng chậm hơn 20% so với hàng hóa Hoa Kỳ xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới trong thập kỷ qua. 

TPP sẽ đảm bảo cho các công ty Hoa Kỳ sự tiếp cận lớn hơn với khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
[Nhưng các nước liên quan đến TPP chỉ tăng trưởng bằng ¼ mức tăng trưởng của khu vực.] 

Hoa Kỳ đã ký FTA với 6 trong số 11 đối tác đàm phán của TPP. Tổng GDP của 5 nước (những nước có thể đưa ra “sự tiếp cận lớn hơn”) chỉ tăng trưởng có 1% hàng năm trong thập kỷ qua – bằng ¼ tỷ lệ tăng trưởng của toàn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đúng vậy, khu vực đã tăng trưởng nhanh chóng, song điều đó không tương thích với TPP.

Các nhà xuất khẩu có khuynh hướng trả lương cao hơn cho công nhân.
[Nhưng việc làm mất đi do nhập khẩu thậm chí còn được trả lương cao hơn.]

Luận điểm này không đề cập tới việc làm bị mất do nhập khẩu theo các hiệp định thương mại bất công có khuynh hướng được trả lương cao hơn việc làm trong các công nghiệp xuất khẩu, theo dữ liệu mới chưa được công bố của Viện Chính Sách Kinh Tế (EPI). Nếu công nhân chế tạo kiếm được 1.020 dollar/tuần mất việc làm bởi các hợp định thương mại thô và được thuê làm việc cho hãng xuất khẩu thì tại đó cô ấy chỉ nhận được 870 dollar/tuần (con số hiện tại trong phân tích của EPI), dường như có một sự củng cố nhỏ khi cô ấy có thể kiếm được ít hơn nữa trong các khu vực phi thương mại như nhà hàng. Nhưng đó là một lập luận rất thực tế – các ngành xuất khẩu trả lương cao hơn các ngành phi thương mại – chính quyền đã sử dụng điều này để thúc đẩy việc mở rộng hiện trạng thương mại của TPP. 

Lời rao của họ bỏ quên sự thật là có nhiều việc làm mất đi trong các ngành trả lương cao cạnh tranh với nhập khẩu hơn là thu được từ khu vực xuất khẩu với các hiệp ước thương mại hiện nay, đánh giá thông qua sự gia tăng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với các đối tác FTA, thâm hụt đã tăng 427% kể từ khi các hiệp định có hiệu lực. Lời rao hàng cũng không đề cập tới việc hầu hết các công nhân mất việc không được thực sự thuê lại trong các ngành xuất khẩu, mà được thuê trong các khu vực phi thương mại, tức là một mức cắt giảm lương còn lớn hơn ví dụ đã nêu ở trên.

98% nhà xuất khẩu Hoa Kỳ là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs). 
[Ít doanh nghiệp xuất khẩu nhỏ có thể chịu đựng việc xuất khẩu chậm và suy giảm dưới FTA.] 

Chỉ có 3% số doanh nghiệp SMEs Hoa Kỳ xuất khẩu một mặt hàng sang một quốc gia nào đó. Trái lại, 38% số doanh nghiệp lớn Hoa Kỳ là các nhà xuất khẩu. Ngay cả khi FTA thực sự thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu, mặc dù dữ liệu của chính quyền cho thấy là không, xuất khẩu là lãnh địa của doanh nghiệp lớn, chứ không phải doanh nghiệp nhỏ. 

Các doanh nghiệp tương đối nhỏ thực sự đang xuất khẩu phải chịu đựng tình trạng sản lượng xuất khẩu đáng thất vọng hơn với FTA hơn là các doanh nghiệp lớn phải trải nghiệm. Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ đã chứng kiến xuất khẩu sang Hàn Quốc của họ suy giảm mạnh hơn so với các doanh nghiệp lớn dưới FTA với Hàn Quốc (14% so với 3%). Xuất khẩu sang Mexico và Canada theo Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ (NAFTA) của các doanh nghiệp nhỏ đã tăng trưởng chỉ bằng nửa các doanh nghiệp lớn. Thực sự là xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ cho tất cả các nước không thuộc NAFTA đã vượt 50% so với tăng trưởng xuất khẩu của họ cho các đối tác NAFTA.

Trung Quốc muốn viết các quy định thương mại ở Châu Á. Trái lại, chúng ta phải viết ra các quy định. 
[Chúng ta không viết ra các quy định của TPP – các doanh nghiệp đa quốc gia làm điều đó. TPP sẽ làm tổn thương lợi ích quốc gia của chúng ta trong khi chẳng tác động đến ảnh hưởng của Trung Quốc, giống như FTA trong quá khứ.]

À đúng, chiến thuật của boogeyman. Khi lời rao hàng kinh tế cho FTA mới mâu thuẫn với kết quả mất việc làm, lương thấp và gia tăng thâm hụt thương mại của FTA hiện tại, các đề xuất FTA thường xuyên được chọn lựa để làm gia tăng nỗi sợ hãi rằng khi không có hiệp định mâu thuẫn đó, sự ảnh hưởng của đối thủ quốc tế sẽ tiếp tục tăng lên. Nhưng cần chú ý rằng thiết chế - hay phi thiết chế – của mọi hiệp định thương mại Hoa Kỳ được cho là sẽ tác động đến sự ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc mâu thuẫn với kết quả. Các đề xuất của NAFTA và hiệp định mở rộng NAFTA chỉ đơn giản cảnh báo rằng các hiệp định đó là cần thiết để ngăn chặn sự ảnh hưởng quốc tế gia tăng ở Châu Mỹ Latin. Nhưng trong 20 năm đầu của NAFTA, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mexico đã gia tăng từ 1 lên 6%, trong khi phần hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm từ 69% xuống 49%. Từ năm 2000 đến 2011, thời kỳ mà các FTA của Hoa Kỳ với 8 nước Châu Mỹ Latin có hiệu lực, phần hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Châu Mỹ Latin đã tăng từ 1 lên 7%, trong khi phần của Hoa Kỳ giảm từ 25% xuống 16%. Tại sao chúng ta phải tin rằng các lời rao hàng lặp lại về một FTA khác sẽ kiểm soát được sự ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc? 

Nỗ lực tô vẽ TPP như một trận chiến giữa “quy định của chúng ta” và quy định của Trung Quốc thật ngớ ngẩn. “Chúng ta” không viết ra các quy định đó. Dự thảo nội dung của TPP được tiến hành sau những cánh cửa đóng kín, đảm bảo đặc quyền tiếp cận cho hơn 500 cố vấn thương mại chính thống Hoa Kỳ, 9 phần 10 trong số họ đại diện cho các doanh nghiệp. Chỉ có một ngạc nhiên nhỏ là các điều khoản bị tiết lộ của TPP bao gồm bảo hộ bản quyền mới cho các doanh nghiệp dược phẩm sẽ làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, giới hạn các biện pháp tái điều tiết Phố Wall, việc phi điều tiết xuất khẩu khí đốt của Hoa Kỳ có thể dẫn đến sự gia tăng của giá năng lượng nội địa, tối đa hóa các điều khoản quyền sao chép có thể ngăn cản sáng tạo và giới hạn tự do Internet, các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư mới khuyến khích ở nước ngoài. Chúc may mắn trong việc bán rao các lợi ích hàng đầu của Hoa Kỳ.

TPP là một hiệp định của thế kỷ 21 với các tiêu chuẩn mạnh mẽ về lao động và môi trường.
[Các báo cáo của chính quyền cho thấy những tiêu chuẩn này không hiệu quả] 

Sự liệt kê tán dương trong TPP các điều khoản về lao động và môi trường được lộ ra vào ngày 10 tháng 5 năm 2007 không có gì mới. Các điều khoản đó đã có trong các FTA hiện tại, nhưng không hiệu quả, theo các báo cáo mới đây của chính quyền. Một báo cáo của Cục Giải Trình chính quyền Hoa Kỳ công bố vào tháng 11 năm 2014 cho thấy quyền của người lao động bị vi phạm phổ biến tại 5 nước FTA được khảo sát, bất kể là họ có tham gia điều khoản lao động “ngày 10 tháng 5” trong FTA hay không. Về tiêu chuẩn môi trường, TPP sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài (như các công ty dầu mỏ/khí đốt) yêu cầu người đóng thuế bù đắp tổn thất trước các tòa hòa giải cho các biện pháp bảo vệ môi trường mới ở các quốc gia TPP (cụ thể là từ chối đề xuất về các đường ống xung đột).

Trái với các khẳng định mới đây về sự trái ngược, bằng chứng cho thấy không có tương quan giữa sự liệt kê các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5” của FTA và tác động tới cán cân thương mại của chúng. Mặc dù FTA với Hàn Quốc, hình mẫu của Hoa Kỳ cho TPP, có các tiêu chuẩn “ngày 10 tháng 5”, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Hàn Quốc đã tăng hơn 70% trong 3 năm kể từ khi hiệp định được thông qua. Tỷ lệ thương mại-việc làm của chính quyền cho thấy Hoa Kỳ đã mất hơn 70.000 việc làm – đúng bằng con số mà chính quyền hứa hẹn sẽ thu được với hiệp định thương mại mới. 

Ben Beachy is Research Director of Public Citizen’s Global Trade Watch. (www.TradeWatch.org)

1 comment:

  1. TPP vẫn chưa biết thực sự là cơ hội hay thách thức đối với Việt Nam. Nhưng theo những gì hiểu biết của các nhân thôi thì TPP sẽ là động lực cho các doanh nghiệp Việt Nam cựa mình theo hướng tích cực. và cạnh tranh hàng hóa trong nước sẽ đạt được mức hiệu quả cao.

    ReplyDelete