Thursday, March 19, 2015

Mười lý do hàng đầu cho việc tăng mức lương tối thiểu

Công nhân Mỹ đang đòi tăng mức lương tối thiểu. Bạn muốn biết lý lẽ của họ? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Top Ten Arguments for Raising the Minimum Wage" của tác giả Bill Quigley để biết chi tiết. Lý lẽ của công nhân đòi tăng lương cũng phản ánh đời sống thực tại của họ.

Mười lý do hàng đầu cho việc tăng lương tối thiểu

Thứ nhất. Bảy người được giải Nobel về kinh tế tán thành mức lương tối thiểu cao hơn, 10,10 dollar vào năm 2016, cho rằng điều đó không dẫn đến suy giảm công ăn việc làm. 

Thứ hai. Thất nghiệp do tăng mức lương tối thiểu là không đáng kể. Lương tối thiểu đã tăng 23 lần. Mỗi lần tăng đều bị một số ít người phản đối rằng “điều đó sẽ làm mất công ăn việc làm và làm suy yếu kinh tế”, đó không phải là sự thật như các nghiên cứu sau này đã chứng minh.

Thứ ba. Chuyện chủ doanh nghiệp nhỏ không có khả năng trả thêm cho công nhân và do đó không ủng hộ việc tăng mức lương tối thiểu chỉ là hoang đường. Trên thực tế, một khảo sát vào tháng 6 năm 2014 cho thấy hơn 3/5 chủ doanh nghiệp nhỏ ủng hộ việc tăng lương tối thiểu lên 10,10 dollar.

Thứ tư. Giá trị của mức lương tối thiểu đã giảm mạnh. Từ khi mức lương tối thiểu tăng lần gần đây nhất vào năm 2009, giá táo đã tăng 16%, thịt lợn xông khói tăng 67%, phó mát cheddar tăng 21%, cà phê tăng 27%, thịt bò tăng 39%, và sữa tăng 21%. 

Thứ năm. Luận điểm chúng ta có một “thị trường tự do” sẽ chăm lo cho công nhân là chuyện hoang đường. Không có doanh nghiệp nào dựa vào huyền thoại “thị trường tự do”, tại sao công nhân phải dựa vào? Các doanh nghiệp không ngừng vận động chính sách như điên ở Washington DC, ở mọi bang và chính quyền địa phương để nhận được viện trợ công gián tiếp cũng như trực tiếp. Mọi cấp chính quyền đều cung cấp rộng rãi khoản phúc lợi doanh nghiệp thì tại sao lại không cung cấp một chút gì đó giúp cho những công nhân lương thấp? Cứu trợ phố Wall tốn hơn 200 tỷ dollar. Mười lăm nhà tỷ phú nhận được trợ cấp nông nghiệp từ tiền của người đóng thuế trong suốt hai thập kỷ qua. Khoản trợ cấp cho doanh nghiệp máy bay là 3 tỷ dollar/1 năm. Khoản tạm ngừng thuế đặc biệt cho các nhà quản lý quỹ đầu tư mạo hiểm khiến họ chỉ phải đóng thuế 15%, trong khi những người nhận đầu tư của họ phải đóng gấp đôi mức đó và các thư ký của họ phải đóng một mức cao hơn. Khấu trừ thế chấp nhà là 70 tỷ dollar/năm, với 77% rơi vào túi những người có thu nhập hơn 100.000 dollar/năm. Trả cho công nhân nhiều tiền hơn chỉ là một củ khoai tây nhỏ so với những gì doanh nghiệp và những người giàu có luôn nhận được.

Thứ sáu. Trên thực tế, một cách để nhìn nhận điều này là luật về lương tối thiểu là khoản trợ cấp của chính quyền cho các lĩnh vực kinh doanh lương thấp. Công nhân sẽ làm gì khi không đủ cái ăn, bị ốm hay cần nơi ở? Họ quay sang các phúc lợi công của chính quyền. Ví dụ, một nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp đồ ăn nhanh của Đại học Illinois và UC Berkeley cho thấy người đóng thuế chi khoảng 243 triệu dollar mỗi năm trợ cấp gián tiếp cho công nghiệp đồ ăn nhanh bởi vì họ trả lương thấp nên người đóng thuế phải chi 243 tỷ dollar vào các khoảng phúc lợi công cộng cho công nhân của họ.

Thứ bảy. Có một sự ủng hộ phổ biến về mặt tôn giáo đối với mức lương đủ sống. Việc đạo Catholic ủng hộ đã được truyền giảng từ năm 1891. Vào năm 1940, giám mục Catholic Hoa Kỳ tuyên bố: “Đòi hỏi đầu tiên cho người lao động, được ưu tiên hơn mọi đòi hỏi về lợi nhuận của chủ doanh nghiệp, là tôn trọng quyền có lương đủ sống.” Nhà thờ Tin Lành đầu tiên trong lịch sử đề cập đến lương đủ sống từ năm 1908. Sự ủng hộ về mặt tôn giáo với mức lương đủ sống đã có một lịch sử lâu dài và được sự ủng hộ của nhà thờ Episcopal, Hội Đồng Do Thái về Quan Hệ Quốc Tế, nhà thờ Presbyterian, Hiệp Hội Phổ Quát Unitarian, nhà thờ Methodist Thống Nhất.

Thứ tám. Năng suất lao động của công nhân tăng nhanh hơn lương. Công nhân thật sự có năng suất cao hơn. Khi sử dụng mức lương tối thiểu năm 1968 làm chuẩn, nếu mức lương tối thiểu tăng cùng tốc độ với năng suất của công nhân thì mức lương tối thiểu hiện nay sẽ là 21,72 dollar/giờ. 

Thứ chín. Chuyện mức lương tối thiểu chỉ áp dụng cho thiếu niên và công nhân mới vào nghề là hoang đường. Tăng lương tối thiểu lên 10 dollar sẽ ảnh hưởng tới 15 triệu công nhân. 4,7 triệu bà mẹ đang làm việc sẽ được tăng lương nếu chúng ta tăng lương tối thiểu lên 10,10 dollar. 2,6 triệu ông bố đang làm việc trong số 7 triệu bố mẹ cũng nhận được điều tương tự.

Thứ mười. Có sự ủng hộ lưỡng đảng phổ biến đối với việc tăng lương tối thiểu. Theo một cuộc trưng cầu ý kiến năm 2015, 75% người Mỹ, trong đó có 53% người theo đảng Cộng Hòa, ủng hộ việc tăng lương tối thiểu lên 12,50 dollar vào năm 2020.

Điểm bổ sung. Bạn biết là mức lương tối thiểu quá thấp khi … WALMART thông báo họ sẽ tăng mức lương tối thiểu lên 10 dollar/giờ vào tháng hai năm tới. 

Như tổng thống Franklin Roosevelt đã nói vào năm 1933: “Không có bất cứ thứ kinh doanh nào dựa trên việc trả lương cho công nhân thấp hơn mức đủ sống có quyền tiếp diễn ở đất nước này.”

Bill Quigley teaches law at Loyola University New Orleans. A version of this with sources is available. He can be reached at: Quigley77@gmail.com

9 comments:

  1. Vấn đề tăng lương là một vấn đề kéo theo hành loạt những câu chuyện đi cùng nó. Nếu như tăng lương giúp cho nguồn thu của người lao động được cải thiện, tăng lương không kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm dịch vụ. Tăng lương mà nền kinh tế có tăng theo và năng xuất lao động tăng thì là điều tốt. Nhưng vì lý do tăng lương để thuyết phục việc tăng giá sản phẩm cũng giống như 1 ngàn để mua bó rau với lương tháng 1 triệu bằng 5 ngàn để mua bó rau với lương tháng 5 triệu. Tăng về lượng mà bỏ quên chất.

    ReplyDelete
  2. Em muốn hỏi là: cái mệnh đề nói rằng tăng lương tối thiểu làm suy yếu kinh tế hoặc tăng giá tiêu dùng nó có nực cười không ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Có, vì tăng lương tối thiểu không ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa tiêu dùng, sau nữa là công nhân cũng chỉ đòi tăng lương tối thiểu khi mức đó đã quá thấp so với mức sống chứ không khi nào đòi mức lương tối thiểu vượt mức sống. Tức là mức lương tối thiểu được chỉ để bù đắp mức sống đã bị tụt xuống của công nhân. Nói tăng lương tối thiểu làm suy yếu nền kinh tế cũng là suy diễn từ luận điểm tăng lương tối thiểu sẽ làm tăng giá cả hàng hóa thôi.

      Delete
    2. Em cám ơn anh. Như vậy một sự kiện đơn giản vậy, mà cần phải đợi Nobel kinh tế thuyết phục cơ ạ? :))

      Delete
    3. Rất nhiều điều đơn giản trong kinh tế nhưng phải mất hàng thế kỷ mới trở nên phổ biến, nhất là khi nó đánh đổ một tín điều của kinh tế học chính thống. Tác giả bài viết dùng đến giải Nobel kinh tế để tăng sức mạnh cho luận điểm đó. Giải Nobel kinh tế mới có từ năm 1969, do Ngân Hàng Thụy Điển lập ra, không phải là giải thuộc hệ thống Nobel, thông thường được trao cho các tác giả kinh tế học chính thống, các tác giả Nobel thừa nhận luận điểm đó trên thực tế nhưng vẫn sẽ chống lại nó trên phương diện lý thuyết.

      Delete
    4. Nếu thế thì kinh tế không khác gì tôn giáo rồi nhỉ? Xem ra thì giải Nobel khoa học tự nhiên (Fields với Toán) có vẻ sẽ không bị giáo điều như giải xã hội chăng?

      Delete
    5. Mình không nghiên cứu về khoa học tự nhiên nên không biết rõ điều đó, nhưng trong khoa học tự nhiên có môn hóa học, mà lịch sử của nó cho thấy có nhiều thứ cũng giáo điều không kém gì kinh tế học. Người ta cũng từng tin là có phlogiston thậm chí ngay cả khi phát hiện ra khí ô xi thì người ta vẫn còn cho đó là phlogiston.

      Delete
    6. à, thế em có lẽ hiểu vấn đề rồi vì em nhìn từ Toán nên thấy khó hiểu. Toán thì thuần túy logic hình thức nên muốn giáo điều cũng không được, vì phải c/m chặt chẽ. Còn các ngành như Hóa thì đòi hỏi phải có thực nghiệm, và thực nghiệm thì không phải là một chứng minh hoàn toàn đầy đủ.

      Em cám ơn anh :D

      Delete
  3. Mình có góc nhìn khác. Thị trường sức lao động cũng như các thị trường khác, có mức giá chung cho từng phân khúc sản phẩm. Người lao động bán khả năng lao động của mình với giá quá cao sẽ không ai mua, ngược lại các doanh nghiệp thu mua sức lao động quá rẻ mạt cũng không thể được.
    Vấn đề là nguồn thu bảo hiểm xã hội và các bảo hiểm khác, các dịch vụ của ngân hàng như tín dụng, những vấn đề khác nữa sẽ được gia tăng.
    Ở Mỹ, theo ƯƠC ĐOÁN của CÁ NHÂN MÌNH (không có nguồn xác minh) thì các loại thuế, phí, bảo hiểm bắt buộc là trên 50% lương cơ bản. Tăng lương cơ bản sẽ là gánh nặng cho người sử dụng lao động, và cả cho người lao động, theo nghĩa bóng. Đồng thời là gánh nặng cho ngân sách nhà nước theo nghĩa đen.

    ReplyDelete