Friday, March 13, 2015

Địa chính trị của các sản phẩm biến đổi gen

Sản phẩm biến đổi gen không chỉ là vấn đề khoa học mà còn là vấn đề địa chính trị. Đó là một luận điểm chủ chốt trong bài viết "The Geopolitics of GMOs" của tác giả Colin Todhunter. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch để biết thêm chi tiết.

Địa chính trị của các sản phẩm biến đổi gen

Sản phẩm biến đổi gen (GMOs) không cần thiết cho việc nuôi sống thế giới (xem ở đâyđây), nhưng hình ảnh được phổ biến rộng rãi là chúng dẫn đến gia tăng năng suất, không ảnh hưởng đến môi trường và không có tác động tiêu cực đối với sức khỏe của con người, liệu chúng ta có thông minh khi nắm chặt lấy chúng?
Ảnh minh họa: Sự độc hại của Monsanto
Nguồn: Internet
Sự thật là công nghệ GMO vẫn thuộc sở hữu và kiểm soát của một số nhất định các lợi ích đầy quyền lực. Trong tay họ, công nghệ này trước hết và cuối cùng phải là một công cụ cho quyền lực của doanh nghiệp, một công cụ để đảm bảo lợi nhuận. Sau nữa, chúng sẽ phục vụ cho các lợi ích địa chính trị toàn cầu của Hoa Kỳ. Từ lâu, nông nghiệp đã thực sự là trung tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. 
“Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hầu như dựa trên xuất khẩu nông nghiệp, không phải là xuất khẩu công nghiệp như mọi người vẫn nghĩ. Thông qua nông nghiệp và kiểm soát nguồn cung thực phẩm mà ngoại giao Hoa Kỳ có khả năng kiểm soát đa số các nước thuộc Thế Giới Thứ 3. Chiến lược cho vay địa chính trị của Ngân Hàng Thế Giới có khả năng biến một quốc gia thành khu vực thiếu lương thực thông qua việc thuyết phục quốc gia đó tăng nông sản hàng hóa – canh tác để xuất khẩu – thay vì nuôi sống bản thân với mùa màng thu hoạch được.” Giáo sư Michael Hudson.
Dự án cho Thế Kỷ Hoa Kỳ MớiHọc thuyết Wolfowitz cho thấy chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ là về quyền lực, kiểm soát và đảm bảo uy quyền tối cao toàn cầu bằng cứ giá nào. Một phần của kế hoạch là giành lấy sự thống trị toàn cầu dựa trên việc Hoa Kỳ kiểm soát nông nghiệp và chiếm đoạt chủ quyền lương thực cũng như an ninh lương thực của các quốc gia khác. 

Trong cuốn sách ‘Những hạt giống của sự phá hủy’, William Engdahl đã lần theo cách mà gia đình tỷ phú dầu lửa Rockefeller biến sự giàu có khổng lồ của họ thành sức mạnh chính trị, tìm cách bắt giữ nông nghiệp ở Hoa Kỳ và sau đó là toàn cầu thông qua “cách mạng xanh”. Cùng với các đập nước lớn, các yêu cầu về cơ sở hạ tầng tốn nước, kiểu hình nông nghiệp đó khiến nông dân phụ thuộc vào các sản phẩm dầu lửa do doanh nghiệp kiểm soát và khiến nông dân cũng như quốc gia mắc bẫy, phải phụ thuộc vào đồng dollar và nợ nần. GMOs phản ánh điều tương tự thông qua kịch bản và sự độc quyền gia tăng về hạt giống trong tay một nhóm nhỏ các doanh nghiệp chủ chốt Hoa Kỳ, như Monsanto, DuPont và Bayer.

Ở Ấn Độ, Monsanto đã kiếm được hàng triệu dollar từ nông nghiệp trong những năm gần đây thông qua các thành viên hoàng gia, nông dân bị ép buộc phải chi tiêu vượt quá khả năng của họ để mua hạt giống và các đầu vào hóa học. Một sự kết hợp nợ nần, tự do hóa kinh tế và dịch chuyển sang các nông sản hàng hóa GMO (bông) đã khiến cho hàng trăm nghìn nông dân bị túng quẫn, trong khi các doanh nghiệp thu được lợi nhuận khổng lồ. 

Hơn 270,000 nông dân ở Ấn Độ đã tự sát trong khoảng thời gian từ giữa đến cuối những năm 1990.

Ở Bắc Mỹ, câu chuyện cũng tương tự, nhiều nông dân và người dân bản địa bị buộc phải rời khỏi đất đai và bị đàn áp bằng bạo lực khi GMOs và canh tác trên quy mô công nghiệp chiếm chỗ. Chuyện đó cũng tương tự ở Châu Phi, nơi Monsanto và Quỹ Gates đang tìm cách chuyển đổi canh tác quy mô nhỏ sang mô hình do doanh nghiệp kiểm soát. Họ gọi đó là “đầu tư” vào nông nghiệp như thể đó là một hoạt động mang tính đạo đức.

Nông nghiệp là nền tảng của nhiều xã hội, mặc dù nó đang được cấu trúc lại theo lợi ích của các tập đoàn công nghệ nông nghiệp, bán lẻ và chế biến thực phẩm giàu có. Các nông trại nhỏ phải chịu sức ép khổng lồ và an ninh lương thực bị phá vỡ, chưa phải là hết bởi vì các nông trại nhỏ sản xuất hầu hết thực phẩm của thế giới. Bất kể là thông qua việc tước đoạt đất đai hay chuyển giao, sản xuất cho xuất khẩu (phi thực phẩm), đầu vào hóa học lớn hơn hay bản quyền hạt giống và việc chia sẻ hạt giống giữa những nông dân bị xóa bỏ, lợi nhuận được đảm bảo cho các doanh nghiệp công nghệ nông nghiệp và các nhà đầu tư có tổ chức vào đất đai. 

Sự tái cấu trúc nông nghiệp theo hình ảnh của kinh doanh nông nghiệp lớn tiếp diễn khắp toàn cầu bất chấp việc các nhà nghiên cứu cho rằng thâm dụng hóa chất, các mô hình tiêu tốn năng lượng khiến cho Anh Quốc chỉ còn lại 100 lần thu hoạch do sự suy thoái đất canh tác. Ở Punjab, mô hình ‘cách mạng xanh’ theo quy mô công nghiệp, nông nghiệp dưới sự kiểm soát của doanh nghiệp đã dẫn đến khủng hoảng dưới hình thức thiếu nước trầm trọng, gia tăng bệnh ung thư ở người và suy giảm năng suất. Đây là một cuộc khủng hoảng nông nghiệp toàn cầu. Sự thống trị gia tăng của mô hình do doanh nghiệp kiểm soát là không thể chịu đựng được.

Nhiều dạng nông nghiệp sinh thái hơn đã được nhắc đến, thông qua quản lý mùa màng thông minh và giảm sử dụng đầu vào hóa học, sẽ có khả năng không chỉ nuôi sống thế giới mà còn giảm tải cho môi trường tự nhiên. Rất nhiều báo cáo chính thống và các nghiên cứu khoa học đã cho rằng những chính sách đó sẽ thích hợp hơn, đặc biệt là đối với các quốc gia nghèo (xem ở đây, đâyđây).

Đôi khi mô hình hóa học công nghiệp cho thấy chúng đem lại vụ thu hoạch tốt hơn nhiều phương pháp truyền thống (một sự khái quát hóa và thường bị thổi phồng), song điều đó chỉ là lừa bịp. Vụ thu hoạch tốt hơn nhưng chỉ khi có đầu vào hóa học quy mô lớn từ các doanh nghiệp, thiệt hại khổng lồ đối với sức khỏe và môi trường, cũng như nhiều hơn các xung đột phát sinh từ vấn đề tài nguyên để chiếm đoạt dầu mỏ nhằm cung cấp cho mô hình đó. Giống như niềm tin sai lầm rằng ‘tăng trưởng’ kinh tế (GDP) được kích thích chỉ bởi vì có một mức dòng tiền mặt lớn hơn chảy vào nền kinh tế (và lợi nhuận doanh nghiệp được thúc đẩy), ý niệm về ‘năng suất’ nông nghiệp được cải thiện cũng bắt nguồn từ một nhóm các tiêu chí gần như vậy. 

Những khái niệm thống trị chống đỡ cho ‘tăng trưởng’ kinh tế, nông nghiệp hiện đại và ‘phát triển’ được dựa trên hàng loạt các giả định đánh lừa tư duy với sự ngạo mạn và khinh thường: hành tinh phải được cấu trúc theo cách tập trung vào đô thị, theo mô hình vị chủng tộc mà ở đó nông thôn bị nhìn từ trên xuống, tự nhiên phải bị thống trị, nông dân là vấn đề cần phải xóa bỏ khỏi đất đai, các phương thức truyền thống đang lùi bước và cần phải loại bỏ.
“Người dân bị coi là ‘nghèo’ khi họ ăn thực phẩm tự trồng thay vì thứ thực phẩm rác rưởi được các hãng nông nghiệp toàn cầu phân phối thương mại. Họ bị coi là nghèo khi họ sống trong các căn nhà tự xây dựng bằng các vật liệu thân thiện môi trường như tre và bùn hơn thay vì sống trong các căn nhà xây bằng than xỉ hoặc xi măng. Họ bị coi là nghèo khi họ mặc quần áo tự may từ sợi tự nhiên thay vì sợi nhân tạo.” Vandana Shiva
Các doanh nghiệp phương Tây đang triển khai việc loại bỏ thông qua các chính sách quyết định tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, IMF và Ngân Hàng Thế Giới (với sự trợ giúp của các quan chức và chính khách phục tùng) nhằm giảm dân số khu vực nông thôn và đưa dân cư tới sống ở thành phố, sau đó đấu tranh cho một phiên bản tiêu dùng kiểu ‘Giấc Mơ Mỹ’ hoàn toàn không thể chịu đựng được, không thể đáp ứng được, phá hủy môi trường, phát sinh xung đột. 

Cũng đáng chú ý (và đáng phiền) phải ghi nhận rằng các quốc gia ‘đang phát triển’ chiếm hơn 80% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ khoảng 1/3 năng lượng thế giới. Công dân Hoa Kỳ chiếm 5% dân số thế giới nhưng tiêu thụ 24% năng lượng của thế giới. Tính trung bình mỗi người Mỹ tiêu thụ năng lượng bằng hai người Nhật, 6 người Mexico, 13 người Trung Quốc, 31 người Ấn Độ, 128 người Bangladesh, 307 người Tanzania và 370 người Ethiopia.

Bất chấp sự phá hủy môi trường và xã hội gây ra, kết quả được coi là thành công chỉ bởi vì các lợi ích kinh doanh hưởng lợi cho thấy một sự tăng trưởng trong GDP. Chặt bỏ toàn bộ một khu rừng mà người dân sống hài hòa trong đó nhiều thế kỷ, bán gỗ xây dựng, bán thêm nhiều thuốc độc để phun cho đất canh tác hay bán dược phẩm để chữa lành những bệnh phát sinh từ mô hình sản xuất thực phẩm dựa vào hóa phẩm dầu mỏ sẽ thực sự gia tăng GDP, có phải không? Tất cả đều tốt cho kinh doanh. Điều gì tốt cho kinh doanh cũng tốt cho mọi người khác, đó là cách lời nói dối tiếp tục.

“Doanh nghiệp là thể chế thống trị được chế độ gia trưởng tư bản chủ nghĩa tạo ra dựa trên chủ nghĩa apartheid sinh thái. Họ phát triển dựa trên di sản thuyết nhị nguyên của Carte, đặt tự nhiên chống lại con người. Thuyết đó định nghĩa tự nhiên như một phụ nữ và thụ động chấp nhận sự chinh phục. Chủ nghĩa vị doanh nghiệp do vậy cũng là chủ nghĩa vị nam giới – một cấu trúc gia trưởng. Thuyết phổ biến sai lầm về việc con người chinh phục và sở hữu trái đất đã dẫn đến sự ngạo mạn kỹ thuật của địa lý ứng dụng, gen ứng dụng và năng lượng hạt nhân. Điều đó dẫn đến sự phẫn nộ mang tính đạo đức đối với việc sở hữu các dạng sống thông qua bản quyền, sở hữu nước thông quan tư hữu hóa, sở hữu không khí thông qua trao đổi khí các-bon. Điều đó dẫn đến việc tước đoạt đa dạng sinh thái phục vụ cho người nghèo.” Vandana Shiva
‘Cách mạng xanh’ và GMOs hiện giờ hoàn toàn không quan tâm đến việc nuôi sống thế giới, đảm bảo dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn thường ngày hay bảo vệ sức khỏe và an toàn môi trường. (Trên thực tế, Ấn Độ hiện giờ đang nhập khẩu thực phẩm mà họ đã từng sản xuất nhưng đã từ lâu không còn sản xuất; ở Châu Phi cũng vậy, các bữa ăn hàng ngày của địa phương đang trở nên kém đa dạng và kém lành mạnh hơn). Những khái niệm dựa trên tuyên truyền hay xuất phát từ tình cảm tốt đẹp đã được đưa ra để phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp.

Những đột phá về công nghệ sinh học đã luôn đóng vai trò hàng đầu trong việc cải tiến nông nghiệp, nhưng từ sau năm 1945 thì mô hình nông nghiệp do các doanh nghiệp quyền lực như Monsanto dẫn dắt, liên hệ chặt chẽ với lợi ích của Lầu Năm Góc và Phố Wall. Được thúc đẩy bởi lợi ích của bản thân đóng gói trong các PR mốt nhất về ‘nuôi dưỡng thế giới’ hay áp đặt thắt lưng buộc bụng để bảo vệ thịnh vượng, bản chất các ý đồ của phe đảng nhà nước-doanh nghiệp Hoa Kỳ không bao giờ là những điều mà họ tuyên bố trên truyền thông.

Ở Ấn Độ, Monsanto và Walmart đóng vai trò chủ chốt trong việc dựng lên Sáng Kiến Kiến Thức Nông Nghiệp. Monsanto hiện nay đang tài trợ cho nghiên cứu tại các thiết chế công, sự hiện diện và ảnh hưởng thỏa hiệp của họ trở nên rõ ràng trong các cơ quan quyết định độc lập và xây dựng chính sách. Monsanto là lực lượng dẫn dắt phía sau những gì có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ tái cấu trúc và chinh phục Ấn Độ. IMF và Monsanto cũng hợp tác trong việc đảm bảo Ukraina phụ thuộc vào các mục tiêu địa chính trị của Hoa Kỳ thông qua việc chiếm đoạt đất đai và nông nghiệp. Các lợi ích giàu có chiếm giữ nông ngiệp (và các xã hội) là một hiện tượng toàn cầu.

Chỉ có những người hoàn toàn khờ khạo mới tin rằng trong tim các nhà đầu tư có tổ chức vào đất đai, các doanh nghiệp nông nghiệp lớn và những người hậu thuẫn cho họ ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có lợi ích nhân bản. Ít nhất thì mục tiêu chung của họ là lợi nhuận. Sau nữa và tạo thuận lợi cho điều đó, nhu cầu đảm bảo sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ là tối cao.

Khoa học về GMOs đang ngày càng trở nên bị chính trị hóa, sa lầy vào những lập luận chi tiết về phương pháp của họ, kết quả, kết luận, khoa học cho thấy cái gì và như tại sao. Mặc dù vậy, bức tranh lớn hơn thường xuyên có nguy cơ bị lướt qua. GMO không chỉ là về ‘khoa học’. Như trong chủ đề này, GMO và mô hình công nghiệp-hóa học được kết nối với chúng hoàn toàn là một thế lực địa chính trị được dẫn dắt bởi sức mạnh và lợi nhuận. 

Colin Todhunter is an extensively published independent writer and former social policy researcher based in the UK and India.

1 comment:

  1. Cho tới thời điểm hiện nay Địa chính trị vẫn còn là một khái nệm khá mới mẻ đối với trí thức Việt Nam. Phải khẳng định một điều không phải ai cũng có cho mình kiến thức cơ bản nhất về địa chính trị. Ngược lại với xu hướng phát triển của thế giới hiện nay, địa chính trị đang là vấn đề cần và đáng quan tâm.

    ReplyDelete