Sunday, January 11, 2015

Tôi mệt mỏi với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo, truyền thông chính thống đã nhanh chóng cuốn người theo dõi vào hai thái cực đối lập nhau dựa trên định kiến về tự do ngôn luận. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "4 Reasons Why ‘Je Suis Fatigue’ From Islamophobia" của tác giả Khalishah K. Stevens để thấy vấn đề ở một góc nhìn rộng hơn những định kiến.Tiêu đề do người dịch đặt.

Bốn lý do khiến “Je Suis Fatigue” [Tôi Mệt Mỏi] với hội chứng sợ Hồi Giáo

Sau vụ những vụ tấn công ở Paris, khó có thể là một người Hồi Giáo cũng như có thể đau buồn về những nạn nhân của vụ tấn công tờ Charlie Hebdo khi sự chú ý toàn cầu lại một lần nữa hướng vào việc bạn lên án ra sao, do những kẻ thủ ác làm việc đó với danh nghĩa tôn giáo của bạn.

Đây là một số lý do khiến người Hồi Giáo ôn hòa kiệt sức và mệt mỏi bởi những sự kiện vừa qua.

1. Người Hồi Giáo cần phải lên án/chịu trách nhiệm về các vụ giết người ngay!

Người Hồi Giáo phải lên án hành động của tất cả những kẻ cực đoan do những kẻ cực đoan gây tổn thương cho người Hồi Giáo nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác. Bạn nghĩ ai bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự tồn tại của Al Qaeda, Boko Haram, hải tặc Somali và ISIS? Hầu hết người Hồi Giáo, sau đó là các sắc tộc thiểu số khắp vùng Trung Đông và Châu Á như người Thiên Chúa Giáo từ Mosul và người Yazidis, cuối cùng là những người dân vô tội ở phương Tây. Nếu bất cứ ai muốn ngăn chặn những kẻ cực đoan, người Hồi Giáo sẽ là NGƯỜI ĐẦU TIÊN hưởng lợi từ việc xóa sổ những nhóm đó. 

Việc chủ nghĩa cực đoan thường nhật xảy ra trong thế giới thứ ba của chúng ta chỉ có giá trị tin tức khi xuất hiện ở thế giới thứ nhất. Khi điều đó xảy ra, truyền thông nhanh chóng quay lại và yêu cầu người Hồi Giáo xin lỗi, như là một nhóm tập thể đồng nhất, để bảo vệ bản thân và giữ khoảng cách với những kẻ điên khùng đang làm tổn thương chúng ta.

Hãy quên đi chủ đề sâu sắc về việc chủ nghĩa cực đoan phát triển từ những quyết định chính sách đối ngoại nghèo nàn của những kẻ hiếu chiến ở Hoa Kỳ và Anh Quốc, hay những tàn dư của chủ nghĩa thuộc địa. Chúng ta là người Hồi Giáo bị quở trách và chịu trách nhiệm hoàn toàn về hành động của những kẻ cực đoan bởi vì họ tự nhận một cách không chính xác là Hồi Giáo.

Tội liên đới, tất cả 1,6 tỷ người chúng ta.

Trong trường hợp bạn quên mất điều đó, thì có tin tức mới nhất – ISIS đã giết tất cả mọi người, trong đó có cả những người Hồi Giáo vô tội. Những kẻ cực đoan nhằm vào tờ Charlie Hebdo bởi vì tờ báo đặc biệt ồn ào và rất khó chịu về Hồi Giáo, điều đó dẫn tôi tới điểm tiếp theo: 

2. Những tay súng cực đoan nhằm vào Charlie Hebdo bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận.

Truyền thông tường thuật rằng động cơ của các tay súng khi tấn công tờ Charlie Hebdo là bởi vì họ chống lại tự do ngôn luận. Tấn công tự do ngôn luận là vấn đề quá rộng và mập mờ để kẻ cực đoan phản đối. Nhưng tường thuật đã đi theo cách đó, bởi vì đó không phải là sự đơn giản tuyệt đẹp sao? 

Người Hồi Giáo cũng hưởng lợi từ tự do ngôn luận. Có nhiều ví dụ về việc người Hồi Giáo có thể hưởng lợi từ tự do ngôn luận hay các quyền dân sự khi họ bị giam giữ ở sân bay hay bị đưa tới Vịnh Guantanamo hay bị từ chối tiếp cận luật sư.

Những người bị bắn ở Charlie Hebdo là vô tội và không đáng phải chết, họ cũng thúc đẩy hiện trạng đối mặt với hội chứng sợ Hồi Giáo, chủ nghĩa bài Do Thái và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Không có nhưng mà, không lên án nạn nhân, họ không tôn trọng và có quyền như vậy, cũng như không đáng phải chết vì khiếm nhã. Rất nhiều người nỗ lực để hiểu sự việc theo cách này ngay sau vụ nổ súng, song đó là sự thật 

Những người ở Charlie Hebdo không nên được coi như những thánh tử vì đạo của tự do ngôn luận, bởi vì điều đó gây tổn thương cho quyền tự do ngôn luận cũng như các nhà báo và các tù nhân chính trị thực sự can đảm theo cách riêng đối với những chính quyền đã trừng phạt bạn nhiều lần về việc phát ngôn chống lại chính quyền. Charlie Hebdo viết và vẽ một cách thoải mái trong văn phòng của họ ở Paris, không tường thuật về những tội ác chiến tranh ở thế giới thứ ba. Ngay cả ở Pháp thì những châm biếm của họ cũng không động tới những vấn đề xã hội quan trọng như Jonathan Swift đề cập trong “Một đề xuất hiện đại nhất”, hay đưa ra các câu hỏi chính trị giống như nghệ sĩ châm biếm Stephen Colbert đưa ra trong “Tường Thuật của Colbert”. Trái lại, Charlie Hebdo vẽ các biểu tượng tôn giáo trong các tư thế khiêu dâm trắng trợn và vẽ biếm họa một chính khách da màu giống như một con khỉ. Làm sao có thể coi những điều đó bắt nguồn từ nguyên nhân cao quý về tự do ngôn luận? 

Charlie Hebdo có quyền tự do ngôn luận tuyệt vời, nhưng tôi sẽ không nói rằng họ đứng về phía quyền tự do ngôn luận. Nếu có bất cứ điều gì cần nói, thì nội dung của họ gần gũi hơn với ghét ngôn luận. Châu Âu đang trải qua một pha chuyển đổi sang chính trị cánh hữu khi gặp làn sóng nhập cư từ các quốc gia bị chiến tranh xé nát, và thay vì tạo ra đối thoại về cách xây dựng một nền tảng đa văn hóa hài hòa ở Paris hay vấn đề nhập cư có thể được giải quyết theo cách nào khác, các họa sĩ truyện tranh của Charlie Hebdo chú tâm vào việc tạo ra hội chứng sợ Hồi Giáo và các nội dung phân biệt chủng tộc. Ở nhiều nước thuộc thế giới thứ nhất thì Charlie Hebdo sẽ không được xuất bản bởi vì nội dung của nó rất hung hãn, trắng trợn, kinh tởm như chủ định của nó. 

3.Bạn là #JeSuisCharlie [Tôi Là Charlie] hay bạn là #JeNeSuisPasCharlie [Tôi Không Là Charlie]

Cuộc tranh luận về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo đã chia thành hai thái cực, hoặc bạn là #JeSuisCharlie hoặc là #JeNeSuisPasCharlie. Bạn ủng hộ chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi. Bạn ủng hộ ISIS và chống lại tự do ngôn luận hoặc bạn ủng hộ tự do ngôn luận và sợ Hồi Giáo/phân biệt chủng tộc/bài ngoại.

Vào lúc khủng hoảng, khi sự đoàn kết và hiểu biết quan trọng hơn khi nào hết, thì người ta lại bị buộc phải lựa chọn giữa việc đề cao các họa sĩ truyện tranh kinh tởm, những người không đáng phải chết và việc chống lại các họa sĩ truyện tranh kinh tởm và với nguy cơ bị coi là không đồng cảm với cái chết của họ.

4. Bạn có thể là #JeSuisAhmed [Tôi Là Ahmed]

#JeSuisAhmed bắt đầu trở thành mốt khi bản tin mới nhất cho biết một trong số các viên chức bị giết hại là người Hồi Giáo, sau khi một dòng tweet súc tích xuất hiện, một dòng tweet viết, “Tôi không phải là Charlie, tôi là cảnh sát Ahmed đã chết. Charlie nhạo báng niềm tin và văn hóa của tôi và tôi chết để bảo vệ quyền được làm điều đó của họ.” Đối với những người vẫn còn hoài nghi về việc người Hồi Giáo lên án bạo lực, họ nên nhớ rằng viên chức đầu tiên phản ứng và chết để bảo vệ Charlie là người Hồi Giáo. Đối với những người tiếp tục hoài nghi về việc người Hồi Giáo đứng đâu khi chủ nghĩa khủng bố xuất hiện, họ hãy nhớ việc Malala Yousefzai sống sót trước Taliban để thúc đẩy giáo dục cho các bé gái. Người Hồi Giáo lên án chủ nghĩa khủng bố bởi vì chúng chống lại việc giảng dạy Đạo Hồi và họ thường xuyên là nạn nhân của chúng, không chỉ ở phương Đông mà còn cả ở phương Tây. Các nhà thời Hồi Giáo vừa mới bị tấn công ở Pháp sau sự cố Charlie Hebdo và một luật sư nhân quyền quốc tế hàng đầu đã bị hỏi là có ủng hộ ISIS không, chỉ bởi vì ông ta là người Hồi Giáo.

Chủ nghĩa cực đoan tiếp tục được những người đang hoang mang trong những cộng đồng bên lề xã hội dựa vào do định kiến và sự thiếu khoan dung mà họ phải đối mặt để vượt qua cuộc sống hàng ngày ở Châu Âu và Hoa Kỳ, và những người hoang mang bị biến thành cực đoan khi sự tồn tại khốn khổ dưới máy bay không người lái, quân sự hóa và chiếm đóng, đẩy họ đến với các biện pháp vô vọng. Sự tiến bộ trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố chỉ diễn ra khi chúng ta nhận diện được nguyên nhân gốc rễ, và không tấn công con người thông qua những liên hệ tôn giáo mỏng manh.

Thế nên nếu bạn gặp một người Hồi Giáo trong những tuần tiếp theo và bạn muốn nói với họ về vụ nổ súng ở Charlie Hebdo, hãy bắt đầu với giả định là họ cũng cùng phía với bạn. Nếu không, hãy nghiêm túc để người Hồi Giáo được yên, chúng ta có một cuộc chiến khó khăn để bảo vệ danh tiếng của 1,6 tỷ người khỏi một nhúm kẻ mất trí.

Khalisah K. Stevens is an American-Malaysian living in the Middle East. A graduate with a degree in International Relations and a minor in History, she follows current events and gender issues and champions multiculturalism to create a space for third culture kids (TCKs) like her.

2 comments:

  1. Đoạn 1:
    ... Bạn nghĩ ai bị ảnh hưởng nhiều nhất với sự tồn tại của Al Qaeda, Boko Haram, hải tặc Somali và ISIS? Hầu hết người Hồi Giáo, bị các sắc tộc thiểu số khắp vùng Trung Đông và Châu Á như người Thiên Chúa Giáo từ Mosul và người Yazidis săn đuổi, cuối cùng bị những người dân vô tội ở phương Tây săn đuổi.

    Đoạn này tiếng Anh là: Who do you think is most impacted by the existence of Al Qaeda, Boko Haram, Somali pirates and ISIS? Predominantly Muslims, followed by ethnic minorities across the Middle East and Asia like Christians from Mosul and Yazidis, lastly followed by innocent people in the West.

    >> Bạn nghĩ ai bị ảnh hưởng nhiều nhất với sự tồn tại của Al Qaeda, Boko Haram, hải tặc Somali và ISIS? Chủ yếu là người Hồi Giáo, kế tiếp là các sắc tộc thiểu số khu vực Trung Đông và Châu Á như người Thiên Chúa Giáo tại các thành phố Mosul và Yazidis, và cuối cùng mới tới những người dân vô tội của phương Tây

    (nếu dịch như cũ thì hơi kỳ, chủ blog xem lại)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn đã góp ý, mình đã sửa lại cho phù hợp.

      Delete