Monday, January 26, 2015

Người Mỹ đã lãng quên bài học Việt Nam

Sau ngày 11/9, người Mỹ đã quên bài học mà họ học được ở Việt Nam ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "American Sniper vs. The Deer Hunter" của tác giả John F. Miglio. Thông qua bình luận về bộ phim mới "Xạ Thủ Mỹ" và so sánh với bộ phim "Người Săn Nai", tác giả đã đưa ra sự liên tưởng giữa nhận thức của người Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam và nhận thức của người Mỹ trong cuộc chiến Iraq. Tiêu đề do người dịch đặt.

"Xạ Thủ Mỹ và Thợ Săn Nai"
“Có hai loại người trên thế giới này, bạn của tôi: những kẻ nạp đạn vào súng và những kẻ đào mộ.”
— nhân vật do Clint Eastwood thủ vai trong bộ phim The Good, the Bad, and the Ugly 

Xạ Thủ Mỹ là một bộ phim hay về một thanh niên yêu nước lao vào cuộc chiến tranh để thực hiện lý tưởng cứu nước Mỹ khỏi những kẻ xấu.

Mặc dù Clint Eastwood đã thực hiện tốt công việc đạo diễn và Bradley Cooper đã diễn xuất thành công vai chính Chris Kyle, song nhiều cá nhân phê phán bộ phim không phân tích sâu hơn cuộc chiến tranh Iraq hay thậm chí là một chiều và đề cao nhân vật chính.

Chủ đề chính của phim là là câu chuyện về nhân vật và không phải về bản chất cuộc chiến tranh Iraq. Hơn nữa, họ không đặt ra việc đánh giá bản chất cuộc chiến hay nhân vật chính. Thế nên họ để cho khán giả tự đưa ra kết luận.

Đủ cân bằng. Nhưng đây là lúc nó gặp một nguy hiểm nhỏ. Nhà huyền thoại học nổi tiếng Joseph Campell đã có lần ghi nhận rằng chiến đấu với một lý do bất công (gợi nhắc tới những người lính Đức trong thế chiến thứ hai) không làm giảm bớt sự anh hùng của những người lính tin và chiến đấu cho lý do đó.

Theo nghĩa này, phê phán Chris Kyle không thể phủ nhận rằng anh ta là một anh hùng. Thực sự không có khi nào Kyle hoài nghi rằng anh ta đang làm điều không đúng đắn và cuộc chiến tranh Iraq là phi lý.

Trong thực tế, tại buổi lễ chôn cất một trong những đồng đội của anh ta, khi đứng gần vợ, anh ta đã chỉ trích mẹ của người lính chết bởi vì bà thể hiện sự hoài nghi đối với sự đúng đắn của cuộc chiến Iraq và sự phản ứng của nước Mỹ đối với cuộc chiến đó.

Cũng như sau khi anh ta trở về nhà và mắc chứng căng thẳng sau chấn thương, anh ta nói với nhà tâm lý học của VA rằng anh ta vẫn cảm thấy thoải mái về những gì anh ta đã làm trong cuộc chiến và không có gì phải hối tiếc.

Bị đẩy lùi lại phía sau do thiếu nội tâm và không sẵn sàng phá vỡ suy nghĩ tràn đầy tin tưởng của anh ta, bác sĩ tâm thần giới thiệu anh ta với một phòng toàn thương binh. Kyle thấy động lòng trắc ẩn với những bạn đồng ngũ và quyết định tự mình giúp những cựu binh đó trị liệu. Kiểu trị liệu mà Kyle chọn là gì? Đưa mình vào tầm bắn khi một cựu chiến binh khác bình luận anh ta cảm thấy tốt ra sao do anh ta “có can đảm trở lại” sau khi bắn trúng mục tiêu với khẩu súng trường.

Không may mắn và dĩ nhiên là hơn cả nghiệp chướng, cuộc đời thực của một xạ thủ Mỹ, người đoạt mạng hơn 160 người, bị một thương binh mắc chứng căng thẳng sau chấn thương bắn chết trong tầm bắn.

Sự cố này được đề cập trong lời giới thiệu bộ phim và nhấn mạnh lý tưởng của nhân vật chính đã được học từ cha mình khi còn bé: Có ba loại người trên thế giới: cừu, thú săn mồi và chó chăn cừu bảo vệ cừu khỏi thú săn mồi.

Nếu chúng ta theo dõi hết lời tường thuật của bộ phim, Chris Kyle tin rằng anh ta là chó chăn cừu khi còn bé, khi làm bố và khi là người lính và không có bất cứ sự thay đổi hay lung lay nào trong lý tưởng đó, ngay cả khi anh ta cố giúp cựu chiến binh đồng ngũ khôi phục tâm lý sau chiến tranh.

Điều này khiến nhiều khán giả hoài nghi. Một người có thể thiếu nội tâm hay chậm hiểu ra sao? Sao một người có thể giết nhiều người, trong đó có phụ nữ và trẻ em, mà không hoài nghi về sự chính đáng của hành động của anh ta trong sự chính đáng của cuộc chiến tranh Iraq?

Trái ngược với những trải nghiệm đó là Mike Vronsky, nhân vật chính do Robert De Niro thủ vai trong bộ phim năm 1978, Thợ Săn Nai. Vronsky cũng là một thanh niên yêu nước, đến Việt Nam để giết những gã xấu và cứu nước Mỹ.

Nhưng sau khi đi qua cuộc chiến Việt Nam và chứng kiến cũng như tham gia quá mức vào bạo lực, tàn sát và chết chóc, anh ta thấy chúa hiển linh khi quay trở về nhà sau cuộc chiến và đi săn.

Anh ta theo dấu một con nai, đưa nó vào tầm ngắm của khẩu súng trường đầy uy lực, nhưng quyết định để nó sống thay vì bắn bởi vì vào khoảnh khắc đó anh ta nhận ra rằng giết chóc không phải là thể thao và mọi sinh vật sống đều có giá trị.

Không giống Chris Kyle, người dạy con trai mình đi săn sau khi trở về từ Iraq, Vronsky đã thay đổi lý tưởng về giá trị của sự sống và cái chết. Anh ta đã trưởng thành và có lòng trắc ẩn hơn và trở nên nội tâm hơn.

Đây là thông điệp chính của bộ phim và là bình luận trực tiếp về cuộc chiến Việt Nam. Sau cuộc chiến tai họa đó, nhiều người Mỹ tin rằng họ đã học được bài học và sẽ không lặp lại sai lầm tương tự.

Mặc dù vậy, sau ngày 11 tháng 9, nhiều thanh niên (cả nam và nữ) đã quên hết về Việt Nam (hoặc chưa bao giờ học được điều đó, như Gore Vidal thường nói) có khuynh hướng nhập ngũ để giết những gã xấu ở Iraq.

Dĩ nhiên là vào lúc đó, có nhiều người hoài nghi về cuộc chiến Iraq, nhưng chính quyền Bush và truyền thông chính thống chế tạo và bán một lý tưởng phù hợp cho tinh thần của người Mỹ, như tốt đối đầu xấu, Do Thái/Thiên Chúa Giáo đối đầu Hồi Giáo. Để chốt hợp đồng và củng cố lý tưởng, họ đưa ra những cảnh báo giả mạo về vũ khí hủy diệt hàng loạt và đám mây nguyên tử hình nấm.

Nhà triết học đương đại và nhà phê bình văn hóa đại chúng vô song người Slovenia Slavoj Zizek thường bình luận về sức mạnh của lý tưởng, nó thường lấn át lý do, logic, sự thật và hiện thực khi nó khiến một cá nhân đưa ra quyết định thay đổi cuộc sống.

Ít nhất Chis Kyle đã can đảm với sự kết án của anh ta, điều đó đưa anh ta tiến một bước khổng lồ vượt qua những con gà của phái diều hâu như George W. Bush, Dick Cheney và tất cả những gã tân bảo thủ khác, những kẻ đã trốn quân dịch trong cuộc chiến Việt Nam nhưng lại đẩy quốc gia vào một cuộc chiến vô nghĩa ở Iraq, giết hại hàng ngàn người Mỹ và hàng trăm ngàn người Iraq.

Câu hỏi là tại sao một số người thực sự có thể nhận ra một lý tưởng sai lầm cũng như thay đổi và tại sao một số khác không thể. Dĩ nhiên chúng ta nên hỏi George W. Bush và Dick Cheney.

Đã quá muộn để đặt ra câu hỏi đó cho Chris Kyle.

John F. Miglio is the author of the dystopian novel “Sunshine Assassins” and the editor of “The Online Review of Books & Current Affairs.” He can be reached at onreview@comcast.net.

8 comments:

  1. Mãi mới thấy bác có thêm một bài :3

    Theo như em biết thì Mỹ bỏ nghĩa vụ quân sự và quân đội của họ bây giờ giống công ty, ai thích làm thì có được lương cao v.v. Chắc mấy bộ phim này giúp cho các công ty quân đội của Mỹ thu được lợi nhuận? :3 Có khi lại do mấy công ty này tài trợ cũng nên :))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Điều này thì đã có Noam Chomsky bình luận. Ông ấy cho rằng sau thất bại của Mỹ ở Việt Nam, đội quân lính nghĩa vụ của Mỹ đã không bao giờ còn có thể chiến đấu được nữa. Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc không bao giờ có thể là chỗ dựa cho lòng tham không đáy của chủ nghĩa đế quốc.

      Kể từ đó nước Mỹ phải dựa vào lính đánh thuê, giờ đây nước Mỹ theo chế độ quân nhân chuyên nghiệp, đăng lính đa phần là thành phần nghèo nhất, cặn bã nhất, vô vọng nhất trong xã hội, phải bán máu để kiếm sống.

      Thực ra phim thương mại bao giờ cũng để kiếm lợi, nhưng nó thu được lợi nhuận không phải bởi vì các công ty quân đội thích nó mà bởi vì nó phản ánh lý tưởng chính thống của xã hội.

      Delete
    2. ra thế, em hiểu rồi ạ, em cám ơn anh :D

      Delete
  2. Em có thể giúp anh dịch bài được ko ạ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn, nhưng dịch bài là cách tôi luyện tiếng Anh hàng ngày, nhờ bạn dịch hộ thì tôi thất học mất :d

      Delete
    2. Thì cùng nhau trau dồi ngoại ngữ anh à. :D

      Delete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Mỹ chưa quên đâu. Với Mỹ sự thất bại trong chiến tranh Việt Nam là mối nhục. Nhưng Mỹ quên rằng " Lấy chính nghĩa để thắng hung tàn" là điều tất yếu thôi.

    ReplyDelete