Friday, January 2, 2015

Mùa đông thứ tư của Fukushima

Đã bốn năm sau thảm họa nhà máy điện nguyên tử Fukushima, người Nhật Bản vẫn còn đang vật lộn để dọn dẹp và khắc phục hậu quả. Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "The Fourth Winter of Fukushima" của tác giả Alexis Dudden về cuộc sống của những người phải đi tị nạn do thảm họa nhà máy điện nguyên tử.

Mùa đông thứ tư của Fukushima

“Không, chẳng có gì hết. Tôi chẳng có kế hoạch gì cho năm mới. Chẳng có gì hết. Không có ai tới.” Một phụ nữ bẽn lẽn với khuôn mặt tròn trịa ném những lời đó như mũi phi tiêu vào mặt nạ bảo vệ mà bà ấy mang. Một lúc trước đó bà ấy đang cười hạnh phúc cùng với vài người là cựu cư dân của thành phố nhỏ Tomioka khi họ hồi tưởng về một người bạn mà họ cùng biết. Mặc dù vậy, bà ấy nhanh chóng trở nên sống sượng khi được hỏi về những ngày nghỉ sắp tới. 

Tomioka có 15.839 cư dân trước vụ động đất, sóng thần và nổ lò hạt nhân kinh hoàng vào ngày 11 tháng 3 năm 2011. Tất cả ngoại trừ một người đã rời đi – Matsumura Naoto, một nông dân trồng lúa nổi tiếng đã từ chối bỏ rời bỏ nông trại gia đình đã tồn tại qua 5 thế hệ của ông ấy.

Hoang mang và thất vọng phổ biến trong những người còn lại, một tình trạng tồn tại mà các quan chức chính quyền lúng túng làm tồi tệ hơn vào ngày 25 tháng 3 năm 2012 khi họ chia khu vực 25 dặm vuông bên bờ biển thành 3 khu vực: không bao giờ quay lại, quay lại trong thời gian ngắn, quay lại để sửa chữa. Các nhà khoa học được chính quyền tại trợ quyết định sự phân chia ở đó và các khu vực khác gần nhà máy hạt nhân dựa trên cái được gọi là tỷ suất về liều lượng hàng năm có thể chấp nhận. Những sự thiết kế đó có thể tạo ra cảm giác thiếu thực tế theo các khái niệm khoa học. Mặc dù vậy, trong cuộc sống hàng ngày, điều đó có nghĩa là các đường phố bị chia đôi, một nửa “an toàn” trong khi các căn nhà quanh góc phố được tuyên bố là phải chờ hàng ngàn năm nữa mới có thể quay lại.

Mọi người liên quan hiểu rằng sự phân chia chính thức là cấp thiết đối với việc bồi hoàn. Nếu tài sản của bạn ở bất cứ đâu thuộc chỗ “không bao giờ quay lại” thì bạn sẽ không được trả tiền nữa. Có rất ít sự đánh giá xem những biện pháp đó tác động ra sao tới những người đang đón mùa đông thứ tư ở trong sự quên lãng.

Cuộc sống ở nơi tị nạn nội địa

Nhiều cựu cư dân của Tomioka hiện đang sống cách đó 25 dặm về phía tây trong một thị trấn nông thôn của Miharu, nổi tiếng với cây anh đào 1.000 năm tuổi. Miharu hiện đang mang khoảng 2.000 người trong số 140.000 được chính thức coi là “phải di cư” do khủng hoảng. Khái niệm “tị nạn hạt nhân” biến mất. Tất cả trộn lẫn vào thành một. Mặc dù vậy, những người đó bị tách vĩnh viễn khỏi cuộc sống ngày trước của họ sau khi nhà máy điện nguyên tử Daiichi của Fukushima tan chảy nhanh hơn, trong đó có những người phải sống trong nhà lều suốt 3 năm rưỡi.

Vào một buổi chiều gần đây, một nhóm dân làng bị “di cư” vĩnh viễn của Tomioka tụ tập để nói chuyện trong một căn phòng chung được chiếu sáng rực rỡ, náu mình giữa 20 hay nhiều dãy những tòa nhà sơn màu cát đứng sát nhau, được phân chia thêm thành các phòng nhỏ cho cặp đôi và cá nhân chủ yếu là ở độ tuổi 60 và 70. Một người trẻ hơn ở độ 50 tuổi đã kiên trì trụ lại. Trước cuộc khủng hoảng, công việc kinh doanh của ông là cung cấp bữa ăn trưa cho công nhân nhà máy điện hạt nhân. Sôi nổi và dường như có thể đi bất cứ đâu, ông bị cầm tù bởi những quy tắc của những thứ khiến ông không thể sống ở Tomioka mặc dù cho phép ông tới thăm con chó chồn đáng yêu Chocolat vài lần một tuần, con chó mà ông đã không để cho nó chết.

Nhiều người phải di cư vẫn tin vào khả năng quay trở về trong vài tháng trước đây. Trưởng nhóm Matsumoto-san không tin vào giải pháp đó từ lâu. “Nếu chỉ là họ nói với tôi sau đó, nói với tôi rằng chúng tôi sẽ không thể quay lại, tôi sẽ có thể mang gia đình chuyển tới Aomori (ở miền bắc Nhật Bản), và chúng tôi sẽ sống cùng nhau,” ông nói. Ông cũng chia sẻ nhiều ấn tượng tồi tệ: gia đình bị chia ly, con cái và cháu chắt giờ đang sống phân tán khắp Nhật Bản và hiếm khi viếng thăm. Nhà lều thì nhỏ, nhiều khối gắn với nhau, mặc dù vậy có ít không gian mở và hoàn toàn không có đất canh tác. Những biển chỉ đường mới trên phố chỉ dẫn tới các khu nhà và có vẻ hoan nghênh, nhưng những người bên trong nói họ biết họ đang “trên đường” và “một lúc sau bạn hiểu rằng họ không muốn tiếp đón bạn nữa.

Một người trúng số

Một người phụ nữ có điều ngạc nhiên cho những người khác. “Tôi rất tiếc là đã không nói với các bạn trước,” bà nói, dĩ nhiên là giành lấy lợi thế trước hai người lạ để thông báo tin tức của bà. “Tôi đã xin bốc thăm (nhà), và tôi tiếc là là không nói với các bạn rằng tôi đã thắng. Tôi rất tiếc. Trong một vài tuần tới tôi sẽ chuyển tới một căn nhà định cư. Chả nhiều nhặn gì. Tôi biết là tôi có cơ hội tốt hơn bởi vì tôi làm chủ bản thân mình. Tôi hy vọng rằng các bạn tha thứ cho tôi.

Một số người có thể coi những lời này là bản chất văn hóa, mặc dù một bầu không khí căng thẳng tràn ngập căn phòng. Cảm xúc mong manh của cồng đồng lại bị chia rẽ một lần nữa, một số người chúc bà ấy may mắn – bà đã sống trong 6 căn nhà lều khác nhau trước đây – những người còn lại trông như họ bị ốm và chẳng nói gì. Một người phụ nữ khác bật khóc.

Chính sách nhà ở mới được công bố với khẩu hiệu ngượng nghịu bằng cả tiếng Nhật và tiếng Anh – “Tương lai từ Fukushima” – tiết lộ về những thứ đã có ngay từ ban đầu: tô điểm cho mọi thứ tiếp tục. Những chi tiết nhỏ đưa đến hiện thực về nhà ở. Ngay cả khi nếu bạn đủ may mắn để trúng được một nơi định cư và bạn cố gắng sống sót hơn 11 năm, bạn cũng sẽ phải trả tiền thuê nhà.

Người phụ nữ không biết điều đó, hay không có ai nói cho bà về việc họ làm. Bà sẽ chuyển đến một nơi được gọi là nhà định cư vào mùa đông này. Cùng lúc đó, những người khác trở thành một phần của bảng thống kê xấu, một trong những sự thật rõ ràng kể từ tháng 3 năm 2011. Người chết do nguyên nhân căng thẳng nhiều hơn là do những thảm họa ban đầu ở Fukushima 

Alexis Dudden is a professor of history at the University of Connecticut and the author of Troubled Apologies Among Japan, Korea, and the United States (Columbia University Press, 2008). 

This article originally appeared in Foreign Policy In Focus.

1 comment:

  1. Hồi đấy đọc báo chí VN, em thấy người ta đưa nhiều hình ảnh rất đẹp về người Nhật như tính kỷ luật, chính phủ thì sốt sắng, em cứ ngỡ là người dân đã có thể ổn định sớm.

    Như ở VN, lũ lụt to tới mấy, thì chỉ một thời gian ngắn là mọi thứ lại đâu vào đấy nhờ sự hô hào, đóng góp (ví dụ trích lương) của cả nước.

    Xem ra giàu có chưa chắc giải quyết nhanh được vấn đề.

    ReplyDelete