Friday, January 16, 2015

Những người lượm ve chai ở thiên đường

Bạn nghĩ nước Mỹ là thiên đường, nơi những người lượm ve chai cũng có nhà riêng và xe hơi? Xin mời theo dõi bản dịch bài viết "Working Hard in America’s Twilight Economy" của tác giả Don Santina để hiểu hơn về cuộc sống của những người ở tận cùng của xã hội. Tiêu đề do người dịch đặt.

Làm việc vất vả trong nền kinh tế suy thoái của Hoa Kỳ

Trời mới sập tối sau 5h chiều ngày mùa đông và nhiệt độ hạ xuống nhanh chóng. Ở trung tâm thành phố của Oakland, tôi nhìn thấy những tòa nhà văn phòng đang nhả ra những cư dân hàng ngày của chúng, với áo choàng quấn chặt quanh người, họ hối hả chạy đến các chỗ đỗ xe, điểm dừng xe bus, trạm BART trên đường về nhà ở các khu dân cư trong thành phố hoặc ngoại ô Orinda và Danville.

Xa hơn về phía tây của thành phố, những người lượm ve chai đổ xô đến trung tâm tái chế ở Peralta, nơi sẽ trả họ tiền mặt cho những hàng hóa mà họ đã thu lượm được. Họ đẩy và kéo những xe đẩy hàng siêu thị rỉ sét chứa đầy chai lọ, vỏ hộp và các đồ phế thải tới tòa nhà, trước khi cánh cửa cuốn bằng thép sập xuống và chấm dứt việc thanh toán tiền mặt hàng ngày.
Một người lượm ve chai ở thiên đường
Nguồn: Internet

“Jeez, lúc đó tôi nghĩ là thứ bảy,” Harry nói với tôi vào sáng thứ sáu. “Tôi phải đẩy xe nhanh hơn vì họ đóng cửa sớm hơn vào thứ bảy.”

Harry là một người đàn ông gày gò ở độ tuổi 50 và có vấn đề về phổi. Bảo hiểm xã hội của ông không đủ để chi trả cho nhu cầu của ông, thế nên ông ấy có mặt hàng ngày trên đường phố để thu gom bất cứ thứ gì mà trung tâm tái chế mua. Ông ấy đeo một chiếc găng tay len và một chiếc găng tay da bởi vì đó là tất cả những gì mà họ có được từ thùng quần áo miễn phí ở cạnh nhà thờ. Vào lúc chiều muộn, ông ấy sẽ đi bộ vài dặm đường và sau đó đẩy xe mua hàng siêu thị của ông tới Peralta để bán: 1,59 dollar cho 0,45kg vỏ hộp, 10,5 xu cho 0,45 kg thủy tinh. 

“Rất nhiều người trong khu dân cư biết tôi và để đồ của họ lại cho tôi, nhưng vẫn rất khó khăn. Hiện giờ trời tối vào buổi sáng và buổi chiều,” ông cười. Một trong những “khách hàng” tốt nhất của ông là quán bar, họ để các vỏ chai bia rỗng ở lối đi phía sau nhà.

Gia đình Minh thường làm việc trên các ngọn đồi của Oakland nhưng họ đã biến mất. Trong đêm trước ngày gom rác, nhóm của người chồng trung tuổi và vợ nặng nề đi qua lại các đường phố dốc đứng, nhặt nhạnh trong các thùng rác trên vỉa hè, chủ yếu là các vỏ hộp nhôm. Vào lúc hoàng hôn, họ gánh những túi đầy vỏ hộp với một chiếc đòn gánh tre tới Broadway. Sau khi tìm được một khu vực thích hợp, họ dẫm bẹp những chiếc vỏ hộp và đi bộ với gánh nặng dễ mang hơn tới người mua hàng cách đó 5 dặm đường.

Dường như tầng lớp sang trọng trên đồi trở nên quá nóng nảy vì những kẻ trộm danh tính, tuần tra tư nhân và các cảnh sát lười biếng đã đuổi gia đình Minh và những người khác giống như họ ra khỏi khu vực đó.

Trong lịch sử nông nghiệp, những người thu gom phế thải được phép nhặt nhạnh những gì sót lại trên cánh đồng đã gặt hái. Trong nhiều trường hợp, những người thu gom là phụ nữ, tranh giành nhau để nuôi sống gia đình trong những xã hội mà cán cân quyền lực và sở hữu đất đai được bảo vệ bằng vũ lực bởi một nhóm nhỏ những người đặc quyền. Một trong những cuốn sách ngắn nhất mà trong đó những người Thiên Chúa Giáo liên hệ tới Kinh Cựu Ước là câu chuyện về Ruth, người nhặt rác. Ruth là một bà góa nghèo khổ, phải đi nhặt rác để kiếm sống, “bà nhặt nhạnh trên cánh đồng cho đến khi sạch nhẵn và nhận ra rằng bà đã nhặt nhạnh xong … và bà cầm chúng lên và đi tới thành phố.”

Trong Kinh Tân Ước, Jesus xứ Nazareth và các học trò cũng thực hành việc nhặt nhạnh trên đường đi. Thánh Tông Đồ Mark viết rằng Jesus “đi qua cánh đồng lúa mì vào ngày Sabbath; các môn đệ của ông bứt những bông lúa như họ vẫn thường làm.” Khi bị người Pharisee kết tội vi phạm luật lệ, Jesus trả lời, “các anh có đọc về điều mà David làm khi ông ấy đói, ông ấy và những người đi cùng với ông ấy?”

Li-Hua là một bà già nhỏ bé làm việc tại chỗ đỗ xe của quầy bán đồ ăn nhanh, các nhà hàng và tiệm tạp hóa quanh Hồ Merritt. Đôi găng tay quá khổ của bà gần như trùm đến khuỷu tay, bà ấy kéo theo sau một chiếc xe đẩy hàng loại gấp lại được mà người ta thường mang theo đến siêu thị. Bà ấy đeo một chiếc đèn thợ mỏ bên ngoài mũ trùm đầu, thứ giúp bà phát hiện ra các đồ nhôm trước khi ánh sáng mặt trời và những người nhặt rác khác tới. 

Robert là một cựu chiến binh Chiến Tranh Vùng Vịnh, ông thường đi quanh với chiếc xe đạp không chỉnh số cũ kỹ. Robert có khiếu về phong cách và thiết kế. Ông dựng gắn một thùng xe vào chiếc xe đạp để chở những thứ mà ông ấy nhặt nhạnh được tại khu dân cư quanh bệnh viện Kaiser và các trạm xăng trong bán kính 1 dặm. Robert kiếm được vài hộp sơn xịt nên ông ấy có thể sơn các vật dụng thành màu đen và vàng. Mọi thứ trông ổn.

“Tôi lo ngại về quan tòa, anh ạ,” Gregory nói với tôi. “Anh nói với ông ấy là tôi vẫn sạch.”

Tôi đọc ở đâu đó rằng Jamie Dimond, lãnh đạo của JP Morgan Chase, kiếm được 9.000 dollar mỗi giờ trong thời gian công ty của ông ta phạm hàng sa số các tội tài chính, trong đó có việc đánh cắp nhà cửa của người dân và phá hoại nền kinh tế. Mặc dù vậy, ngày nay, phát thanh viên trên các mạng lưới và truyền hình cáp tuyên bố rằng “kinh tế đang hồi phục,” và mạnh hơn bao giờ hết. Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng; kinh doanh bùng nổ.

Vào một ngày tốt lành, Robert người nhặt rác kiếm được 8 dollar. 

Don Santina can be reached at lindey89@aol.com. His enovel, “A Prize for All Saints,” features a one-armed veteran suffering from PTSD.

1 comment:

  1. Mỹ là thiên đường của những nhà tư bản lớn nhưng Mỹ lại là địa ngục của những kẻ lầm than. Có những người bán sức, bán da, bán thịt để có đủ tiền sống ở đây.

    ReplyDelete