Thursday, January 8, 2015

Charlie Hebdo không phải là hình mẫu về tự do ngôn luận

Những tay súng Hồi Giáo đã sát hại mười hai người trong tòa soạn báo Charlie Hebdo vì đăng những truyện tranh châm biếm Đấng Tiên Tri. Liệu việc đó có đe dọa quyền tự do ngôn luận hay tự do báo chí? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch "What to Say When You Have Nothing to Say?" của tác giả Diana Johnstone để biết thêm chi tiết. Tiêu đề do người dịch đặt.

Biết nói gì khi bạn chẳng có gì để nói?

Paris.

Bạn sẽ nói gì khi chẳng có gì để nói?

Đó là tình thế lưỡng nan đột nhiên xảy ra với các lãnh đạo chính trị và các biên tập viên ở Pháp sau khi ba tay súng đeo mặt nạ xông vào văn phòng của tờ tuần báo châm biếm Charlie Hebdo và thảm sát một tá người. 
Một trang bìa châm biếm Mohamed của tờ Charlie Hebdo
Nguồn: Internet
Các sát thủ trốn thoát. Nhưng không lâu. Những sát thủ đó được vũ trang tốt. Charlie Hebdo thường xuyên nhận được các đe dọa giết kể từ khi họ xuất bản truyện tranh chế nhạo Đấng Tiên Tri Mohamed nhiều năm trước đây. Nhưng cuộc tranh luận dường như đã bị quên lãng, số lượng phát hành hàng tuần đã suy giảm (giống như báo chí nói chung) và sự bảo vệ của cảnh sát đã được nới lỏng. Hai cảnh sát canh gác bị các tay súng bắn hạ đơn giản trước khi họ xông vào văn phòng, giữa cuộc họp của ban biên tập. Hiếm khi có nhiều họa sĩ truyện tranh và nhà văn có mặt vào lúc đó. Mười hai người bị hạ sát bằng vũ khí tự động, và mười một người khác bị thương, một số bị thương nặng.

Thêm vào đó có họa sĩ truyện tranh Charb (Stéphane Charbonnier, 47 tuổi), hiện đang là tổng biên tập của tạp chí, trong số các nạn nhân có hai họa sĩ truyện tranh nổi tiếng ở Pháp: Jean Cabut (76 tuổi), Georges Wolinski (80 tuổi). Một vài thế hệ đã trưởng thành cùng với Cabu và Wolinski, những người thiểu số hòa nhã theo quan điểm cánh tả của Pháp.

Khi những tay súng bỏ đi, một sát thủ quay lại để kết liễu viên cảnh sát bị thương nằm trên đường phố. Họ dừng lại và hét to: “Đấng Tiên Tri đã được báo thù!” Sau đó họ bỏ trốn về hướng khu vực ngoại ô phía đông nam.

Đám đông tụ tập tự phát ở quảng trường Cộng Hòa Paris, không xa con phố nhỏ nơi Charlie Hebdo đặt văn phòng. Dũng cảm, những khẩu hiệu sai lầm giương cao: “Chúng ta là Charlie!” Nhưng họ không phải. “Charlie đang sống!” Không, không phải. Họ vừa mới bị xóa sổ. 

Mọi người đều bị sốc. Điều đó xảy ra không hề có lời nói nào. Đó là những kẻ giết người máu lạnh, một tội ác không thể tha thứ. Điều đó cũng diễn ra không hề có lời nói nào, nhưng mọi người sẽ nói về nó. Mọi người sẽ nói nhiều thứ hơn, như “chúng ta sẽ không cho phép những kẻ Hồi Giáo cực đoan đe dọa chúng ta và tước đoạt quyền tự do ngôn luận”, và những điều tương tự. Tổng thống François Hollande khẳng định một cách tự nhiên rằng nước Pháp thống nhất chống lại các sát thủ. Các phản ứng ban đầu đối với vụ thảm sát là có thể dự đoán được. “Chúng ta sẽ không bị đe dọa! Chúng ta sẽ không từ bỏ tự do của mình!”

Có và không. Chắc chắn là ngay cả những kẻ cuồng tín tôn giáo nhất cũng không thể tưởng tượng rằng vụ thảm sát những nhà châm biến có thể cải đạo nước Pháp sang Hồi Giáo. Kết quả này dẫn đến điều ngược lại: một sự thúc đẩy đối với quan điểm chống Hồi Giáo đang gia tăng. Nếu đây là một sự khiêu khích, thì sự khiêu khích là gì? Nó sẽ khiêu khích cái gì? Nguy cơ rõ ràng là giống như sự kiện ngày 11 tháng 9, nó có thể dẫn tới sự gia tăng giám sát của cảnh sát, và do đó làm suy yếu sự tự do của người Pháp, không phải theo cách mà các sát thủ tìm kiếm (hạn chế tự do chỉ trích Hồi Giáo) mà theo cách các quyền tự do bị hạn chế trong thời kỳ hậu 11 tháng 9 ở Mỹ, bằng cách bắt chước Luật Yêu Nước.

Về mặt cá nhân, tôi không bao giờ thích những trang bìa khiêu khích của Charlie Hebdo, nơi các bức tranh xúc phạm Đấng Tiên Tri – hay là về Jesus – được đăng tải. Đó là vấn đề về khẩu vị. Tôi không cho rằng những bức vẽ tục tĩu, bẩn thỉu là những lý lẽ có hiệu quả, bất kể là chống lại tôn giáo, hay nhà cầm quyền nói chung. Đó không phải là thứ tôi quan tâm.

Những người bị sát hại đáng giá hơn Charlie Hebdo. Các tác phẩm của Cabu và Wolinski xuất hiện trong nhiều ấn bản và được biết đến bởi những công chúng chưa bao giờ mua Charlie Hebdo. Các nghệ sĩ và nhà văn trong buổi họp biên tập đều có tài năng và chất lượng, họ không liên quan gì đến các truyện tranh “báng bổ”. Tự do báo chí cũng là tự do trở thành tầm thường và ngớ ngẩn hết lần này đến lần khác.

Charlie Hebdo không phải là một hình mẫu về tự do ngôn luận trong thực tế. Họ đã kết thúc, giống như “cánh tả nhân quyền”, thứ bảo vệ các cuộc chiến do Hoa Kỳ chỉ huy chống lại “các nhà độc tài”.

Vào năm 2002, Philippe Val, tổng biên tập hồi đó, đã lên án Noam Chomsky về chủ nghĩa bài Hoa Kỳ và sự phê phán quá mức đối với Israel cũng như đối với truyền thông chính thống. Vào năm 2008, một họa sĩ truyện tranh nổi tiếng khác của Hebdo, Siné, viết trong một đoạn ghi chép ngắn trình bày một tác phẩm mới về việc con trai Jean của tổng thống Sarkozy sẽ cải sang đạo Juda để cưới nữ thừa kế của chuỗi cửa hàng thiết bị nhà bếp giàu có. Siné đã bị Philippe Val sa thải với lý do “bài Do Thái”. Sau đó Siné đã nhanh chóng sáng lập ra một tờ tạp chí cạnh tranh và lấy đi của tờ Charlie Hebdo nhiều độc giả, nổi loạn về tiêu chuẩn kép của tờ Charlie Hebbdo.

Nói ngắn gọn, Charlie Hebdo là một ví dụ cực đoan về thứ đang diễn ra trong ranh giới “đúng đắn chính trị” của cánh tả Pháp hiện thời. Nực cười là vụ sát hại của các sát thủ Hồi Giáo vừa qua đã đột nhiên thánh hóa biểu hiện tăng cường của sự nổi loạn tuổi dậy thì kéo dài, thứ đã đánh mất bề ngoài hấp dẫn, trên khẩu hiệu vĩnh cửu về Tự Do Báo Chí và Tự Do Biểu Đạt. Bất kể là những kẻ sát nhân có ý định gì, đó là điều họ đã làm được. Cùng với việc giết hại những người vô tội, họ chắc chắn khoét sâu cảm giác về sự hỗn loạn đẫm máu trong thế giới này, làm trầm trọng thêm sự bất đồng giữa những nhóm sắc tộc ở Pháp và Châu Âu, và không hoài nghi gì nữa, đạt tới một kết quả độc ác khác. Trong thời đại của sự hoài nghi, các thuyết âm mưu chắc chắn được làm giàu thêm.

Diana Johnstone is the author of Fools’ Crusade: Yugoslavia, NATO, and Western Delusions. Her new book, Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton, will be published by CounterPunch in 2015. She can be reached at diana.johnstone@wanadoo.fr

8 comments:

  1. Nó là NGHỊ SỰ: XUNG ĐỘT GIỮA CÁC NỀN VĂN MINH và MULTICULTURAL đang hút vào đó đủ thứ rác rưởi hỗn độn.

    Nó được đấng bề trên phương Tây tốn kém và nhẫn nại chèo chống hàng chục năm nay. Hậu quả là mọi thứ tự do dân chủ nhân quyền kiểu gì cũng đến đích chủ nghĩa cá nhân vị kỷ,và anarchist.

    Cái thuật ngữ anarchist đã mất tích trên media hương tây cả vài chục năm. Kẻ muốn thực thi luật pháp và kẻ chống phá nó đều được cấp tiền để chống nhau đến chết. Và đó là điển hình của thời loạn, xã hội thì bị tước phúc lợi đổ vào an ninh, hậu quả dân nghèo càng đói càng loạn - vòng xoáy không lối thoát.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngày xưa ở Pháp có ngày lễ thánh Barthelemy nổi tiếng, cùng thờ Chúa Jesus nhưng dân Catholic đổ ra đường với vũ khí trên tay, đạp cửa từng nhà Tin Lành hỏi: Cải đạo hay là chết? Những tín đồ tin lành chạy trốn sang cảng La Rosen của Tây Ban Nha thì bị vây ở đó nhiều năm, chết đói gần hết, cuối cùng phải ra hàng và cải đạo. Nói chung chả phải có mỗi Đạo Hồi cực đoan đâu.

      Delete
    2. anh Nỡm có ví dụ nào về đạo Phật hoặc đạo khác không ạ? Chứ đạo Hồi và đạo Gia-tô thì theo như em hiểu vẫn cùng ... một gốc. Cá nhân em thì vẫn tin đạo Phật là hiền hòa nhất :D

      Delete
    3. Trong đạo Phật có xưa có một đẳng cấp được gọi là tăng binh, tức là mấy ông sư làm nhiệm vụ đánh nhau và giết chóc. Thời phong kiến chùa là một thế lực lớn ở các nước châu Á, họ nuôi tăng binh đánh nhau với triều bình triền miên. Lịch sử gần đây thì vào những năm 1960-1970 của thế kỷ trước, các tu sĩ phật giáo ở Lào và Campuchia đã lập quân đội để đánh những người cộng sản. Mới đây nhất thì có các vụ những người theo đạo Phật tấn công người theo đạo Hồi thiểu số ở Srilanka, Burma và Thái Lan. Việt Nam thời Pháp thuộc hay thời Mỹ thì đầy rẫy các vụ đạo Phật và đạo Thiên chúa giáo giết lẫn nhau. Một trong những nhánh đạo phật có lịch sử bạo lực nhất ở Việt Nam là phật giáo Hòa Hảo.

      Delete
    4. Em cám ơn anh ạ. Em hoàn toàn bất ngờ về thông tin này.

      Delete
  2. Em cũng không hiểu là người ta bênh gì? Chứ nhìn một vài ví dụ ảnh khỏa thân bôi bác tôn giáo của người Hồi Giáo, và một số ảnh có lồng ghép các hình ảnh có tính khiêu dâm đã thấy phản cảm rồi. Một mặt ngầm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, coi như là điều bình thường, một mặt kích động bài tôn giáo. Đấy là sự phá hoại trắng trợn chứ tự do gì.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Người Pháp và người Ý có tính đùa dai, bôi bác rất tợn. Nhưng vấn đề cơ bản trong vụ thảm này không hẳn là trò bôi nhọ quá trớn của tờ báo, mà chính sách ngầm phân biệt đối xử với người Hồi Giáo của Pháp (ví dụ cấm đeo mạng che mặt đến trường học) đã nuôi dưỡng ngọn lửa bất mãn của những người theo đạo Hồi. Họ chỉ cần có một cái cớ để bùng nổ.

      Delete
    2. vâng ạ, em cũng biết qua loa về chính trị nước Pháp nhờ đọc tin của phong trào Egalité et Réconciliation do Alain Soral và nghệ sĩ hài Dieudonné đứng đầu. Thông qua tin tức ở đó thì em thấy là Pháp bị Israel thao túng hơi mạnh thì phải. Những vụ giết người liên quan tới Do Thái thì đưa tin tới mức độ khủng khiếp, rồi đưa lực lượng an ninh tới bảo vệ dày đặc, truy quét thủ phạm ngay, nhưng ở khía cạnh khác thì báo chí Pháp thường xuyên đăng những tin không hay ho gì về người Hồi Giáo, ví dụ chuyện những cô gái Hồi Giáo bị hiếp dâm, họ mô tả rất cụ thể cô này bị hại những gì.

      Manuel Valls, nguyên bộ trưởng bộ nội vụ, nay là thủ tướng, thì tuyên bố gắn bố chặt chẽ với Israel https://www.youtube.com/watch?v=mrCh88CX2VM. Thành ra vụ việc trên nếu xảy ra cũng không có gì ngạc nhiên cho lắm, nhưng biết đâu vẫn còn mục đích nào đó, như ở bài trên nhấn mạnh về thuyết âm mưu.

      Delete