Friday, January 2, 2015

Cảnh sát được tạo ra để kiểm soát người nghèo và nhân dân lao động

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "The Police Were Created to Control Poor and Working Class People" của tác giả Sam Mitrani về vai trò của cảnh sát trong xã hội tư bản hiện đại. Theo F. Engel trong cuốn "Nguồn gốc gia đình, nhà nước và chế độ tư hữu" thì các quốc gia thời kỳ chiếm hữu nô lệ cũng đã có một dạng cảnh sát, nhưng những người tự do khinh rẻ công việc đó, công việc cảnh sát như đi tuần và bắt giữ được giao cho nô lệ làm. Như vậy sự hình thành của cảnh sát ở miền nam nước Mỹ tương đối giống với chế độc chiếm hữu nô lệ cổ xưa.

Cảnh sát được tạo ra để kiểm soát người nghèo và nhân dân lao động

Trong hầu hết các cuộc tranh luận tự do về việc cảnh sát giết hại người da màu không có vũ trang mới đây, có một giả định ngầm là cảnh sát được mong đợi bảo vệ và phục vụ dân chúng. Trên hết, đó là lý do cảnh sát được tạo ra. Nếu chỉ là việc tái thiết lập quan hệ bình thường, tử tế giữa cảnh sát và cộng đồng, vấn đề này có thể được giải quyết. Người nghèo nói chung dễ trở thành nạn nhân của tội ác hơn bất cứ ai khác, lý do này vẫn tiếp diễn theo cách này, họ có nhu cầu lớn hơn những người khác đối với sự bảo vệ của cảnh sát. Có thể là trong số họ có vài kẻ xấu, nhưng nếu chỉ là cảnh sát không phân biệt chủng tộc, hay không thực hiện các biện pháp như chặn-và-khám xét, hay không e ngại người da màu, hoặc bắn vài người không có vũ trang, họ có thể hoạt động như là một dịch vụ hữu ích mà tất cả chúng ta đều cần.

Các nhìn nhận vấn đề độc lập kiểu này dựa trên nhầm lẫn về nguồn gốc của cảnh sát và mục đích họ được tạo ra. Cảnh sát không được tạo ra để bảo vệ và phục vụ dân chúng. Họ không được tạo ra để ngăn chặn tội ác, ít nhất là không như hầu hết mọi người hiểu. Họ chắc chắn không được tạo ra để thúc đẩy công lý. Họ được tạo ra để bảo vệ một dạng mới của chủ nghĩa tư bản lao động-làm thuê phát sinh từ giữa đến cuối thế kỷ 19 khỏi nguy hiểm do con đẻ của hệ thống gây ra, đó là giai cấp lao động.

Đây là cách khẳng định thẳng thừng một sự thật nhỏ bé, mặc dù đôi khi sự nhỏ bé cũng hữu ích để làm bối rối. 

Trước thế kỷ 19, không có lực lượng cảnh sát mà chúng ta sẽ thừa nhận ở bất cứ đâu trên thế giới. Ở Bắc Hoa Kỳ, có một hệ thống các đốc quân và cảnh sát trưởng được bầu cử, chịu trách nhiệm với dân chúng theo cách trực tiếp hơn cảnh sát ngày nay. Ở miền nam, thứ gần gũi nhất với lực lượng cảnh sát là đội tuần tra nô lệ. Sau đó, khi các thành phố miền Bắc lớn lên và tràn ngập người lao động làm thuê nhập cư, những người vốn tách biệt cả về vật chất lẫn xã hội với giai cấp thống trị, tầng lớp thượng lưu giàu có đang điều hành các chính quyền thành phố đã thuê hàng trăm và sau đó là hàng ngàn người có vũ trang để thiết lập trật tự tại các các khu dân cư lao động mới.

Xung đột giai cấp bùng nổ cuối thế kỷ 19 ở những thành phố của Hoa Kỳ như Chicago, nơi trải qua nhiều cuộc bãi công và bạo loạn vào những năm 1867, 1877, 1894. Trong mỗi biến động đó, cảnh sát tấn công người bãi công cực kỳ bạo lực, thậm chí trong những năm 1877 và 1894 quân đội Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn trong việc đàn áp tối đa giai cấp lao động. Kết quả của những phong trào đó là cảnh sát ngày càng coi bản thân họ là một vạch xanh nhỏ bảo vệ nền văn minh, họ muốn nói tới nền văn minh tư sản, khỏi sự phá hoại của giai cấp lao động. Ý tưởng về trật tự được phát triển vào cuối thế kỷ 19 vang vọng tới ngày nay – ngoại trừ hôm nay, người da màu nghèo và người Latin là mối đe dọa chủ yếu, hơn là người lao động nhập cư.

Dĩ nhiên là giai cấp thống trị không nhận được mọi thứ mà họ muốn, và cũng không thu được nhiều điểm trong việc kiểm soát người lao động nhập cư. Đó là lý do tại sao các chính quyền thành phố lùi bước trước việc cấm nhậu nhẹt vào ngày chủ nhật, và là lý do khiến họ thuê nhiều người nhập cư làm cảnh sát, nhất là người Ireland. Bất chấp những sự nhượng bộ đó, các chủ doanh nghiệp liên kết với nhau để đảm bảo rằng cảnh sát ngày càng bị tách ra khỏi sự kiểm soát dân chủ, và thiết lập hệ thống quan chức, hệ thống quản trị cũng như các quy tắc ứng xử. Cảnh sát phân biệt với dân chúng bởi đồng phục, thiết lập các quy định riêng về thuê mướn, thăng cấp và sa thải, làm việc để xây dựng một tinh thần đồng đội độc nhất, cũng như đồng nhất bản thân họ với trật tự. Bất chấp những phàn nàn về tham nhũng và thiếu hiệu quả, họ thu nhận được nhiều hơn và nhiều hơn sự ủng hộ của giai cấp thống trị, để mở rộng chuyện đó ở Chicago, một ví dụ, các doanh nhân đóng góp tiền để mua cho cảnh sát súng trường, pháo, súng Gatling, các tòa nhà và tiền để thiết lập quỹ lương hưu cho cảnh sát cũng tuôn ra từ túi của họ.

Chưa bao giờ cảnh sát của một thành phố lớn thi hành “pháp luật” một cách trung lập, hay ở bất cứ đâu đến gần lý tưởng đó (trong vấn đề này, luật pháp không bao giờ trung lập). Ở miền bắc, họ hầu hết bắt giữ người dân với các “tội ác” được định nghĩa mập mờ về gây rối trật tự và sống lang thang suốt thế kỷ 19. Điều này có nghĩa là cảnh sát có thể bắt giữ bất kỳ ai mà họ cho là mối đe dọa đối với “trật tự”. Ở miền nam thời hậu chiến, họ đảm bảo uy quyền tối cao của người da trắng và bắt giữ phổ biến người da màu bằng cách vu cáo để cung cấp nhân lực cho hệ thống lao động trong các nhà tù.

Bạo lực mà cảnh sát gây ra và sự phân biệt đạo đức của họ với những người họ giám sát không phải là hệ quả của sự tàn bạo của cá nhân viên chức cảnh sát, mà là hệ quả của một chính sách được thiết kế cẩn trọng để nhào nặn cảnh sát thành một lực lượng có thể sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề xã hội đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế lao động-làm thuê. Ví dụ, trong một thời gian ngắn, khủng hoảng sâu sắc giữa những năm 1880s, Chicago tràn ngập gái điếm làm việc trên đường phố. Nhiều cảnh sát thừa nhận rằng những gái điếm đó là các phụ nữ nghèo khổ tìm một cách sống sót, và ban đầu dung tha cho hành vi của họ. Nhưng hệ thống quan chức của cảnh sát khẳng định rằng những người tuần tra phải làm nhiệm vụ bất kể là họ cảm thấy ra sao, và bắt giữ những phụ nữ đó, phạt và đưa họ ra khỏi đường phố, đưa vào nhà thổ, nơi mà họ có thể được một số thành viên của giới thượng lưu bỏ qua và một số khác kiểm soát. Tương tự, vào năm 1885, khi Chicago bắt đầu trải qua làn sóng bãi công, một số cảnh sát có cảm tình với người bãi công. Nhưng khi hệ thống quan chức cảnh sát và thị trưởng quyết định bẻ gẫy các cuộc đình công, những cảnh sát từ chối thực hiện đã bị sa thải. Theo những cách đó và hàng ngàn cách tương tự, cảnh sát được nhào nặn thành một lực lượng sẽ thiết lập trật tự đối với giai cấp lao động và người nghèo, bất chấp cảm xúc cá nhân của các viên chức tham gia.

Mặc dù một số người tuần tra cố tỏ ra tốt tính nhưng những người khác tàn bạo công khai, bạo lực của cảnh sát trong những năm 1880 không phải là trường hợp của một vài gã xấu – cũng như ngày nay.

Rất nhiều điều đã thay đổi kể từ khi cảnh sát được thiết lập – quan trọng nhất là dòng người da màu tràn vào các thành phố miền bắc, phong trào của người da màu giữa thế kỷ 19, và sự thiết lập hệ thống giam giữ quy mô lớn hiện hành để đáp lại trong trào đó. Nhưng những sự thay đổi đó không dẫn đến sự dịch chuyển nền tảng trong ngành cảnh sát. Chúng dẫn đến các chính sách mới được thiết kế để duy trì sự tiếp tục mang tính nền tảng. Cảnh sát được tạo ra để sử dụng bạo lực hòa giải nền dân chủ đại điện với chủ nghĩa tư bản công nghiệp. Ngày nay, họ chỉ là một phần của hệ thống “tư pháp hình sự” đang tiếp tục đóng vai trò tương tự. Công việc cơ bản của họ là thiết lập trật tự đối với những người phẫn nộ hoàn toàn có lý với hệ thống – những người trong xã hội của chúng ta hiện nay đa phần là người nghèo da màu.

Một hệ thống cảnh sát dân chủ là không thể tưởng tượng – một trong số đó là cảnh sát được bầu chọn và đáng tin cậy đối với những người mà họ giám sát. Nhưng đó không phải là điều mà chúng ta có. Đó cũng không phải là điều mà hệ thống cảnh sát hiện tại được tạo ra để làm.

Nếu như có một bài học tích cực từ lịch sử nguồn gốc của cảnh sát, đó là khi công nhân tổ chức nhau, phản đối giao nộp hay hợp tác, và gây ra nhiều vấn đề đối với các chính quyền thành phố, cảnh sát buộc phải tạm ngưng những hoạt động khó chịu nhất của họ. Sát hại các cá nhân cảnh sát, như đã diễn ra ở Chicago vào ngày 3 tháng 5 năm 1886 và mới đây là ở New York vào ngày 20 tháng 12 năm 2014, chỉ khiến cho những người đó phải chịu sự đàn áp tàn nhẫn – một phản ứng mà chúng ta đã thấy ngay từ đầu. Nhưng phản kháng với quy mô lớn có thể khiến cảnh sát lưỡng lự. Điều này xảy ra ở Chicago trong những năm 1880, khi cảnh sát rút lui khỏi cuộc đàn áp bãi công, thuê các viên chức nhập cư và tái thiết lập sự tín nhiệm đối với giai cấp lao động sau khi vai trò của họ trong cuộc triệt hạ tàn bạo vào năm 1877 thay đổi đột ngột.

Cảnh sát có thể lùi bước một lần nữa nếu sự phản kháng đối với vụ giết hại Eric Garner, Micheal Brown, Tamir Rice và hàng sa số những người khác được tiếp tục. Nếu chúng được tiếp tục, đó sẽ là chiến thắng của những ngày rung chuyển này và sẽ cứu sống nhiều sinh mạng – Nhưng chừng nào mà hệ thống này còn yêu cầu cảnh sát kiểm soát bằng bạo lực đối với một phần lớn những người sống sót, mọi sự thay đổi trong chính sách cảnh sát sẽ hướng tới việc kiềm chế người nghèo một cách hiệu quả.

Chúng ta không nên kỳ vọng cảnh sát trở một thứ không phải là họ. Như các nhà sử học, chúng ta cần phải biết nguồn gốc của vấn đề, và cảnh sát được tạo ra bởi giai cấp thống trị để kiểm soát giai cấp lao động cũng như người nghèo, chứ không phải để giúp họ. Cảnh sát đang tiếp tục thực hiện vai trò của họ.

Sam Mitrani is an Associate Professor of History at the College of DuPage. He earned his PhD from the University of Illinois at Chicago in 2009. He is the author of The Rise of the Chicago Police Department: Class and Conflict, 1850-1894 (University of Illinois Press).

This essay was originally published by LAWCHA, the Labor and Working Class History Association.

4 comments:

  1. Qua loạt bài mà anh dịch, em có thể hiểu là những gì xảy ra ở Hoa Kỳ không phải là vấn đề cá nhân hay nhân cách cá nhân, mà là vấn đề có tính hệ thống, có tính tổ chức.

    Có cái khái niệm này em muốn tìm tài liệu để đọc cho hiểu hơn: anh nói rằng đế chế La Mã sụp đổ do phương thức sản xuất của họ lỗi thời. Tuy nhiên tạm thời em chưa hình dung được sự khác biệt giữa phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ, phong kiến.

    Theo như em hiểu, mỗi một chế độ xã hội sẽ sản sinh ra một lực lượng "con đẻ" của chế độ đó, và sau đó chính lực lượng này sẽ lật đổ chế độ đó để thiết lập chế độ mới tốt hơn. Ví dụ chế độ phong kiến sản sinh ra giai cấp tư sản, giai cấp tư sản lật đổ chế độ phong kiến.

    Nhưng chế độ chiếm hữu nô lệ bị lật đổ thế nào thì em không hình dung được, chắc vì ít vốn kiến thức quá. Anh có thể chỉ dẫn ngắn gọn vài ý cũng được ạ.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chế độ nô lệ dựa trên chủ nô và nô lệ, ban đầu thì nó tích cực vì tận dụng được lao động, nhưng sau đó nó trở nên không hiệu quả so với phương thức sản xuất phong kiến. Phương thức sản xuất phong kiến đã manh nha trong lòng chế độ chiếm hữu nô lệ, khi các nô lệ không trực tiếp làm việc cho chủ nô nữa, họ lĩnh canh một mảnh ruộng, nộp tô và làm lao dịch một số ngày nhất định cho chủ đất. Điều đó thể hiện ra trên bề mặt xã hội thành sự phản kháng dữ dội của nô lệ do họ nhìn thấy con đường tự do và sự phá sản của các chủ nô do không cạnh tranh được với cách lãnh chúa phong kiến mới hình thành, thế nên chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã. Người German chỉ còn phải làm cái công việc đơn giản là xô đổ cái nhà nước đã rệu rã ấy thôi.

      Delete
    2. vâng ạ, em cám ơn anh. Ít nhất là em đã nắm được từ vựng để tra thêm rồi :D

      Delete