Saturday, December 27, 2014

Các nhánh trong kinh tế học chính thống

Trước kia các nhà kinh tế học tân cổ điển chỉ có độc một chủ thuyết là thị trường có khả năng tự điều chỉnh. Đến cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 thì phái tân cổ điển hoàn toàn tan vỡ do thực tế đã chứng tỏ thị trường không có khả năng tự điều chỉnh. Keynes xây dựng lý thuyết kinh tế vĩ mô lập luận rằng kinh tế thị trường không thể tự điều chỉnh nên cần sự can thiệp của nhà nước, song Keynes vẫn thừa nhận nền tảng kinh tế vi mô của phái tân cổ điển và cho là không mâu thuẫn với lý thuyết của ông. Sau này, lý thuyết của Keynes cũng phá sản toàn tập do chính sách tài khóa kiểu vay nợ để chi tiêu công trong đó có rất nhiều cho quân sự dẫn đến một nền kinh tế nợ nần khủng khiếp, chiến tranh liên miên và khủng hoảng còn dữ dội hơn trước.

Kể từ Keynes thì kinh tế học tân cổ điển, hay còn gọi là kinh tế học chính thống chia làm hai nhánh. Nhánh thứ nhất tiếp tục bảo vệ quan điểm thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên phải để cho thị trường tự do điều chỉnh, nhà nước chỉ can thiệp tối thiểu để sửa chữa những khuyết tật của thị trường. Học thuyết về thị trường tự điều chỉnh hồi thế kỷ 19 vốn được gọi là chủ nghĩa tự do. Phái này được gọi là phái bảo thủ, tên là bảo thủ nhưng ủng hộ quan điểm thị trường tự do. Nhánh thứ hai theo quan điểm của Keynes, cho rằng thị trường không có khả năng tự điều chỉnh nên cần sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước, phái này được gọi là phái tự do. Tên là tự do nhưng lại ủng hộ sự can thiệp của nhà nước, tức là thị trường không tự do. Chính sự tách rời kỳ quặc giữa tên gọi và nội dung của các phái trong kinh tế học chính thống dẫn đến nhiều sự lẫn lộn cho người đọc. Nhưng cho dù có tách rời đến đâu chăng nữa thì cả hai nhánh đó không bao giờ là tả, ngược lại chúng đều là bảo thủ, đều bảo vệ chủ nghĩa tư bản. Kinh tế học tân tự do vốn ban đầu là do một nhóm các nhà kinh tế theo quan điểm bảo thủ trong đó có F. Hayerk và von Mises họp nhau ở Thụy Sĩ, thành lập một hội để chống lại phái Manchester của Keynes lúc đó đang là chính thống. Sau khi phái Keynes tan rã thì nhánh này trở thành dòng chính thống được gọi là chủ nghĩa tân tự do với đại biểu quan trọng là Friedman. Friedman và nhóm Chicago Boys đã tạo nên cơn ác mộng tự do hóa của các nước Mỹ Latin, điển hình là Chi Lê . Đến những năm 70 của thế kỷ trước, thì Samuelson, một nhà kinh tế học đã trình bày kết hợp kinh tế vi mô của tân cổ điển và kinh tế vĩ mô của Keynes. 

Paul Krugman là nhà một trong số những nhà kinh tế học nổi tiếng nhất hiện nay ở Mỹ, ông ta theo phái Keynes mới, tức thuộc về nhánh tự do trong kinh tế học chính thống. Song có nhiều người biết chút ít về kinh tế lại hay nói Paul Krugman thuộc cánh tả. Sự thật không phải vậy, mà những người kia có lẽ cũng không phải nhầm lẫn, họ cố tình gọi vậy vì họ ghét quan điểm của Paul Krugman. Điều đó giống như thời McCarthy ở Mỹ, người ta ghét ai thì gọi người đó là cộng sản. Việc gọi Paul Krugman là cánh tả thì ngược lại cho thấy những người ghét ông ta chắc chắn thuộc về phe bảo thủ.

Hiện thực kinh tế lại càng ngược với tên gọi hơn nữa. Ở Mỹ thì doanh nghiệp lớn ủng hộ phái tự do, tức là ủng hộ sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức và tầng lớp trung lưu thì theo phái bảo thủ, tức là ủng hộ quan điểm thị trường tự do. 

Người ta sẽ hỏi Việt Nam có khác gì không. Câu trả lời là không. Doanh nghiệp lớn luôn ủng hộ sự can thiệp của nhà nước để bảo vệ cho lợi nhuận của họ, nhất là khi đại đa số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước. Trên truyền thông thường xuất hiện các chuyên gia kinh tế đề cao quan điểm thị trường tự do, hạn chế sự can thiệp của nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và hạn chế các doanh nghiệp lớn của nhà nước, họ thuộc về phái bảo thủ. Có một điều chưa rõ lắm, nhưng có thể là ở Việt Nam người ta gọi cách khác, ví dụ như phái tự do thì được gọi là phái kỹ trị, còn phái bảo thủ thì được gọi là phái dân túy. Tuy nhiên đấy chỉ là cách gọi trong một nhóm chuyên môn hẹp, chưa được phổ biến rộng rãi trên truyền thông.


19 comments:

  1. Nội dung bài của anh khá thú vị, có tính phổ biến thuật ngữ. Nhân tiện thông qua bài này và bài ở link http://cunom.blogspot.com/2013/11/tai-sao-nha-tu-ban-khong-tao-ra-gia-tri.html , anh có thể giải thích thêm một chút vì sao khủng hoảng chu kỳ cho thấy các học thuyết kia thất bại thảm hại được không ạ? Tức là họ đã khẳng định điều gì trước đây? Ví dụ: họ có khẳng định là không có khủng hoảng chu kỳ không?

    Các nước bây giờ tránh khủng hoảng chu kỳ bằng cách nào ạ? Có phải là mở rộng thị trường qua các hiệp định thương mại?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ban đầu kinh tế học cho là không có khủng hoảng kinh tế, sau đó khủng hoảng nổ ra thường xuyên thì phái Keynes ra đời, thừa nhận khủng hoảng kinh tế. Phái Keynes cho rằng can thiệp của nhà nước có thể ngăn chặn khủng hoảng kinh tế. Nhưng phái Keynes cũng thất bạo, phái bảo thủ thì lập luận khủng hoảng là do nhà nước can thiệp quá mức. Cho đến nay kinh tế học khoong có cách nào dự đoán được khủng hoảng hay xử lý được khủng hoảng, họ chỉ cố tìm cách hạn chế tác hại của chúng.

      Delete
    2. Em cám ơn anh nhiều. Em thấy trong Toán có một ngành là Toán tài chính, cái đó cũng bó tay trước khủng hoảng ạ?

      Delete
    3. Toán tài chính nghiên cứu và phát triển các công cụ toán học cho lĩnh vực tài chính, đó chỉ là một ngành hẹp trong khoa học kinh tế, nó không đề cập tới khủng hoảng kinh tế hay mô hình kinh tế tổng thể.

      Delete
    4. ra thế, thế mà trước kia em nghe quảng cáo hơi khủng.

      Delete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Kinh tế học chín thống là kinh tế học được giảng dạy và nghiên cứu phổ biến, cũng được dùng để trình bày và tranh luận về chính sách kinh tế. Kinh tế học chính thống ở phương tây giờ là kinh tế học tân tự do. Các phái kinh tế học khác vẫn được nghiên cứu nhưng không phổ biến thì hoặc không được nhắc đến trong các tranh luận chính thức về chính sách kinh tế thì được coi là phi chính thống. Trong ngành thì người ta dùng hai từ riêng là orthodox economic và heterodox economic.

      Delete
    2. Cảm ơn anh. :D
      Em thấy cái "chính thống" và "phi chính thống" này rất thú vị.
      Anh có tài liệu, sách vở (Tiếng Viêt hoặc tiếng Anh) nào nói chi tiết về con đường để trở thành chính thống của các trường phái kinh tế trong lịch sử, cũng như hiện nay không ạ?

      Delete
    3. Tài liệu thì nhiều lắm, nếu hiểu tiếng Anh thì bạn có thể xem hai cuốn là " History of Economic Thought" của E. K. Hunt và M. Lautzenheiser, "Theories of Ideology" của Jan Rehmann. Khi đã quen với các hệ phái thì bạn sẽ tự tìm được tài liệu cho mình thôi.

      Delete
  3. Có phải Hayek là người đã từng thất bại trong cuộc tranh luận về kế hoạch hóa không ạ ? Nếu có thật thì anh có thể cho em tài liệu để đọc về cuộc tranh luận đó được không ạ ? Em cảm ơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cuộc tranh luận đó kéo dài và rất nổi tiếng. Bạn đọc tạm hai bài báo này xem tổng quan, chi tiết thì có thể dò theo danh mục tài liệu tham khảo để nghiên cứu thêm.
      1) "The Socialist Calculation Debate"
      2) The Socialist Calculation Moving Forward

      Chú ý phân biệt kinh tế kế hoạch hóa tập trung (central planned economy), chủ nghĩa xã hội thị trường (market socialism) và chủ nghĩa xã hội (socialism).

      Delete
    2. Cảm ơn anh nhiều ạ. Trước đây em hay nhầm lẫn giữa mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung với chủ nghĩa xã hội. Bây giờ đọc nhiều thì mới biết đấy chỉ là cách thức mà các nhà kinh tế học tư sản đánh đồng khái niệm với mục đích phủ nhận chủ nghĩa Marx thôi . :D

      Delete
    3. Anh ơi, muốn tìm hiểu về lịch sử hình thành của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì có thể đọc ở đâu ạ ? Em cảm ơn anh :D .

      Delete
    4. Chủ đề này thì mình chưa nghiên cứu đến nên cũng không biết rõ.

      Delete
    5. Mà tư tưởng về kinh tế học tân tự do của Hayek
      và Von Mises có gọi là đã bị phá sản không anh nhỉ ? Em thấy chả thấy người ta nhắc tới
      tư tưởng của hai ông này trong mấy cuộc tranh luận gần đây, cả chính thống lẫn phi chính thống, chỉ có ở Việt Nam thì thỉnh thoảng lại có mấy tay bên VERP và bọn chống cộng nói qua :D.

      Delete
  4. Anh ơi, có thể tham khảo kỹ về "ác mộng tự do hóa" ở các nước Mỹ La-tinh ở đâu ạ ? Các bài viết trên mạng toàn kiểu bưng bô tung hứng cho phái tân tự do, trong khi thực tế dựa trên số liệu thì hoàn toàn ngược lại với những lời tung hô đó ...

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình thấy bạn nên đọc các bài viết bình dân hơn đã như trên counterpunch, tra các từ khóa như privatization. Đầu tiên cần có hình dung bối cảnh, không nên vội vàng lao vào các kiến thức khó ngay, cái đó chỉ phù hợp với những người có chuyên môn như anh Nỡm thôi :D

      Delete
    2. Trên blog này cũng có nhiều bài về chủ đề đó. Bạn có thể đọc qua đã.

      Delete