Thursday, November 6, 2014

Những người thầy tốt nhất mà tôi từng có

Người ta thường được nghe các hùng biện đề cao giáo dục, coi giáo dục là con đường thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, con đường để trở nên giàu sang và hạnh phúc. Ảo tưởng tư sản thường được tiếp sức bằng câu chuyện kiểu Fukuzawa vẽ nên một tương lai nhờ học hành mà trở thành tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng đối với giai cấp vô sản, không có điều kiện để học hành thì cuộc sống là trường học đồng thời là nơi thực hành của họ, những người xung quanh là thầy dạy của họ. Thứ mà họ học được không phải là cách trở nên giàu có hay giành được địa vị cao trong xã hội mà là đấu tranh để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch "The Best Teachers I Ever Had" của tác giả Bill Quigley để biết những người nghèo ở Hoa Kỳ đã tự giáo dục mình ra sao.

Những người thầy tốt nhất mà tôi từng có

Tôi thường sống và làm việc tại Nhánh Người Ireland ở Nhà Hy Vọng của New Orleans. Tôi làm việc với những người sống trong Cơ Sở Phát Triển Nhà Ở St. Thomas. Hơn 1500 hộ gia đình sống trong các tòa nhà bằng gạch xếp chiếm ba trong số bốn khối nhà của khu vực mà hiện nay là khu chung cư River Garden.

Một số sơ dòng Catholic sống ở St. Thomas muốn tôi tham gia cùng với họ trong việc chăm sóc người nghèo và tôi đã đồng ý. Một trong các sơ nhận được một khoản lương nhỏ cho việc dạy tôn giáo ở Học Viện Mercy. Bà nói với tôi rằng bà sẽ đưa cho tôi khoản lương 250 dollar đó nếu tôi tham gia cùng với họ. 

Tôi biết giảng dạy xã hội của đạo Catholic ưu tiên cho việc giúp đỡ người nghèo, nên tôi đã tham gia cùng với họ để giúp đỡ mọi người.

Tôi đã làm việc với những sơ đó và các gia đình trong cộng đồng vài năm trước khi tôi đi học ở trường luật. Tôi giúp đỡ khi có ai đó bị ốm và cần giúp đỡ để đến bệnh viện, với trách nhiệm thu thập các hóa đơn và điền chúng vào các bản kê khai của chính quyền.

Tôi cũng hợp tác chặt chẽ với các bà mẹ và các bà nội/ngoại, những người đã lập ra hội đồng dân cư. Những phụ nữ này thường là chủ gia đình, phần lớn chỉ kiếm được rất ít tiền hoặc không kiếm được đồng nào từ các công việc có mức lương tối thiểu, trợ giúp công cộng hay an sinh xã hội. Họ nuôi dạy con cháu và thường là các cháu nội/ngoại với rất ít tiền trong một môi trường tương đối cam go.

Sau nhiều tháng, tôi bắt đầu hiểu rằng những người phụ nữ mà tôi trợ giúp đang sống một cuộc sống anh hùng. Họ có rất ít tiền, không xe hơi, không tài khoản tiết kiệm và đầy gánh nặng trách nhiệm. Mặc dù vậy họ rất sùng tín, rất tích cực trong cộng đồng, bỏ nhiều thời gian để nuôi dạy trẻ em và rất sẵn sàng dấn thân cũng như giúp đỡ người khác.

Phần lớn mọi người không biết đến những cư dân này do những người kém may mắn đó là người Mỹ gốc Phi và họ không sống trong “dự án”.

Thậm chí sau một ngày mệt mỏi chăm sóc những trẻ nhỏ, đưa những trẻ lớn hơn tới trường và đón về, tìm cách mặc cả để ngân sách nhỏ bé của họ vừa đủ, giặt giũ, làm các công việc nhà thờ và cầu nguyện, dọn dẹp và nhiều việc khác, họ sẵn sàng tới cuộc họp ở Nhà Hy Vọng hay St. Alphonsus để học chương trình giáo dục phổ cập (GED), cùng với những người khác dọn dẹp trong cộng đồng hay tuần hành đòi cải thiện nhà ở hoặc quyền bầu cử. 

Tôi hỗ trợ họ bởi vì tôi có thể đọc và viết tốt hơn họ. Nhưng tôi cũng học được rất nhiều điều về sự quan trọng của gia đình, sự rộng lượng, tính quyết đoán, sự can đảm, chia sẻ và lòng thành kính.

Tôi hiểu rằng những bà mẹ và bà nội/ngoại đó đang dạy và truyền cảm hứng cho tôi. Tôi giúp đỡ họ nhưng họ cũng giúp đỡ tôi.

Đây là câu thành ngữ của người dân bản địa Australia, “Nếu bạn phải tới giúp tôi thì bạn đang lãng phí thời gian. Nhưng nếu bạn phải tới bởi vì tự do của bạn được ràng buộc với tôi, thế thì chúng ta hãy cùng đấu tranh”. 

Tôi tới St. Thomas để giúp đỡ những người nghèo. Nhưng tôi ở lại đó bởi vì tôi thấy rằng mình cần tự do cũng như họ cần. Bằng cuộc sống của bản thân, họ đã dạy tôi về tự do, hy vọng và tình yêu. Những bà mẹ và bà nội/ngoại là những người thầy tốt nhất mà tôi từng có. Chúng tôi đã cùng nhau hoàn thành việc đấu tranh cho công lý.

Bill Quigley là giảng viên tại trường Luật của đại học Loyola New Orleans.


2 comments:

  1. chữ "khai phá" mà Nỡm dùng có lẽ chưa chỉnh. Là ở trong câu này:

    "Tôi hiểu rằng những bà mẹ và bà nội/ngoại đó đang dạy và khai phá tôi. Tôi giúp đỡ họ nhưng họ cũng giúp đỡ tôi."

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, cảm ơn bác đã tinh mắt nhìn ra, tôi sửa lại thành "truyền cảm hứng" rồi. Đôi khi gõ văn bản nhanh quá thành ra bị lẫn lộn các thứ với nhau.

      Delete