Wednesday, November 12, 2014

Nghèo, da trắng và say khướt

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "Poor, white and pissed" của tác giả Joe Bageant, một nhà báo tự do nổi tiếng chuyên viết về cuộc sống của những người dưới đáy xã hội Mỹ. Bài viết này đã có từ lâu nhưng cuộc sống của người lao động nghèo da trắng ở Mỹ trong đó vẫn mang những đặc trưng ít thay đổi. 

Nghèo, da trắng và say khướt

Nếu mày đang đọc những dòng này, rất có khả năng mày là một gã tự do, thậm chí đang kêu gào đầy phẫn nộ kiểu như hãy-đốt-trụi-đất-nước-cộng-sản-mắc-dịch-đi – trong trường hợp ấy tao sẽ nói, “Tới ngồi cạnh tao đi đồng chí!" (Nhất là khi mày là một cô nàng tóc vàng). Giống như hầu hết những đứa cánh tả, mày sẽ sống ở thành thị, hay chỗ nào đó có sự đa dạng văn hóa hợp lý. Hơn nữa mày được học hành và có thể đọc những dòng này mà không phải mấp máy môi. Có thể mày sống trong cộng đồng tự do tư duy kiểu như Nước Cộng Hòa Nhân Dân Berkeley, hay đang lăng xăng dưới ánh sáng đèn của Manhattan, chỗ mày có thể xem những bộ phim độc lập và mua tỏi tây và sữa đậu nành ở cửa hàng tạp hóa.

Mặc dù vậy, tao sống ở một thị trấn nhỏ, chỗ có thể dễ dàng kiếm được lòng lợn, bánh pudding và dưa chuột ngâm dấm hơn là tỏi tây trong cửa hàng tạp hóa … và ở đó phim “Smokey và Kẻ cướp” vẫn được chiếu trong các rạp lèn chặt người hết năm này qua năm khác. Thị trấn của tao nổi tiếng trong vụ cháy lốp xe của hãng “Rhinehart” vào năm 1983, 5 triệu lốp xe phế thải đã cháy suốt 9 tháng, được đăng trên trang nhất các bản tin ở Winchester, Virginia và tin tức quốc gia, cũng như trên dòng cập nhật trạng thái của siêu quỹ dọn dẹp EPA. Khói của vụ cháy có thể được nhìn thấy trên các bức ảnh vệ tinh, việc dọn dẹp kéo dài 18 năm và vụ cháy là sự kiện vĩ đại nhất tại thị trấn của tao trong thế kỷ 20. Về đời sống trí tuệ thì đây là một thị trấn có cực kỳ ít người từng nghe đến những cái tên như Susan Sontag [nhà văn nữ nổi tiếng người Mỹ], mặc dù các biên tập viên tạp chí địa phương đã đăng xã luận cáo phó về bà ta, bài ấy có tiêu đề là: Vĩnh biệt, đồ-cặn-bã-cộng-sản-Do-Thái-của New-York! 

Hầu hết mọi người đọc báo tại bàn ăn sáng trong thị trấn đều hỏi nhau, “Susan Sontag là đứa chết tiệt nào vậy?”. Họ sẽ hỏi tương tự về Daniel Barenboim hay Hunter S. Thompson bởi vì cả hai chưa bao giờ xuất hiện ở chương trình của Oprah. Bầu không khí chung bị một luật sư, từ Atlanta đến để ngó quanh thị trấn và được nhìn ngó, phá bĩnh bằng câu: “Đồ đần, tính tiền!” Đó là từ một gã thấy quanh mình toàn những kẻ da trắng nghèo khổ đần độn. Hãy cười nếu mày muốn, nhưng đó là trái tim của bang đỏ ở Hoa Kỳ mà mọi người đang nói đến trong những ngày này. 

Một người thuộc tầng lớp cao hơn của Hoa Kỳ có thể sống ở những nơi như Winchester, Virginia? Không hẳn. Chỉ có những gia đình thượng lưu tiểu thương cũ kỹ và những gã quản lý nhà máy lương cao bị thuyên chuyển đến đây là cảm thấy nơi này đáng sống – đám đầu tiên là vì địa vị xã hội và đám thứ hai là vì biết chắc rằng một ngày nào đó lại sẽ được thuyên chuyển đi nơi khác. 

Hầu hết phần còn lại trong đám chết dí ở Winchester là những kẻ thường được gọi là giai cấp lao động truyền thống. Giờ thì tất cả mọi người đều gọi bọn tao là Rác Trắng. Đó là những gã lao động nghèo khổ da trắng, những kẻ cùng lắm chỉ có cái bằng tốt nghiệp trung học. Trên quy mô cả nước thì bọn tao chiếm một phần tư số công nhân da trắng, tức là 35 triệu gã cả thảy theo như con số đã bị cắt xén của chính quyền. Không ai biết chắc điều gì ở một quốc gia gọi hàng triệu gã thợ sửa chữa lặt vặt với giá 7 dollar/giờ và những gã bên lề xã hội làm việc không có bảo hiểm hay trợ cấp là “cá nhân kinh doanh độc lập” và “doanh nhân”.

Những gã kinh doanh độc lập nhỏ, như bọn tao được nghe, là “xương sống của nền kinh tế Mỹ”. Nếu điều đó là thật, thì đó là điều đáng buồn vì bọn tao đang nói về những công dân kiếm được khoảng 25-30 ngàn dollar trước thuế mỗi năm. Với cả hai vợ chồng cùng đi làm. Tao nói với gã bạn là một thợ sửa chữa vặt tự do, tên là Gator, rằng hắn là xương sống của nền kinh tế Mỹ; hắn trả lời là hắn cảm thấy giống lỗ đít của nước Mỹ hơn.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào thì những người ở chỗ tao không phải là những người ở phòng ngủ trưa cạnh chỗ mày tại nơi làm việc (nhưng họ có thể dọn vệ sinh vào ban đêm khi mày đang ngủ). Những người chỗ tao không phải là những kẻ phàn nàn về việc thanh toán nợ học phí, hay những kẻ nhận được chỗ đỗ xe tốt nhất ở khu tổ hợp văn phòng. Họ có những vấn đề hoàn toàn khác, hầu hết là khoản thanh toán lặt vặt. Hay những người giống như lão thợ cả Dany của dịch vụ cắt tỉa cây, sau khi xén mất một ngón tay trong lúc làm việc với cưa xích, lão gói nó lại với giấy gói bánh Mac-Donald và chạy bổ đến bệnh viện để gắn nó lại. Hoặc như hàng ngàn người khác trong thị trấn đang nghiền táo để làm nước sốt táo hay nấu chúng thành giấm ở công ty Sản Phẩm Trái Cây Quốc Gia, một công việc theo ca tẻ nhạt đến phát khùng hết năm này qua năm khác mà không có bất cứ cơ hội thăng chức nào, hay được chăm sóc y tế. Tất cả bọn họ đều bị giãn thợ theo mùa vụ khi toàn bộ táo đã bị nghiền và hàng triệu lít giấm đã được đóng chai – giai cấp lao động chẳng đi bất cứ đâu trong một thành phố bốc mùi dấm.

Một trong những vấn đề mà giai cấp lao động miền bắc gặp phải là những người Mỹ tiến bộ có giáo dục coi họ là một đám béo mập, những gã trộm cắp cực kỳ thính mũi có vũ trang. Vấn đề này cũng có một phần sự thật là nhiều người trong số bọn tao đúng như vậy. Hãy gọi chúng là hội chứng “Những-thằng-nghèo-da-trắng-đần-độn-tao-tính-tiền”. Nhưng sai lầm của đám tự do trong suy nghĩ về những gã công nhân có vũ trang và say khướt là ở chỗ họ không chỉ có nòi giống phương bắc. Bất kể là mày sống ở đâu trên đất nước này, mày cũng sẽ thấy bọn tao. Bọn tao là một dân tộc ở ngay trước mũi mày tại lối ra của Wal-Mart, xử lý vấn đề về dầu máy trong khi vẫn hút thuốc lá. Nhưng ngay cả ở những sự kiện dân chủ như mua sắm, sự va chạm sẽ bị giới hạn bởi vì tụi tao không mua bia loại sang và mày không mua đạn hay dầu máy. Nếu tụi mình không đứng cùng hàng chờ thanh toán thì có lẽ là tụi tao đang đợi mày thực hiện nhiệm vụ của một nhân viên bàn giấy. Trong chiếc áo chẽn màu đỏ sáng với thẻ ghi tên, tụi tao trông không đến nỗi nghèo nàn và tuyệt vọng. Nhưng hãy để tao kể về Roy, một gã lớn tuổi vui vẻ, thông minh với chiếc áo chẽn màu cam trong bộ phận hàn chì của cửa hàng Home Depot địa phương. Gã biết tất cả mọi thứ về hàn chì, và gã khập khiễng với cái đầu gối tồi tệ đã được ghép đĩa đệm hai lần trong đời công nhân xây dựng, nhưng gã chỉ có bảo hiểm y tế cho một bên. Không có bảo hiểm y tế của Home Depot, mày nghĩ coi – tất cả lương của gã phải dùng để thanh toán bảo hiểm y tế tư nhân nếu gã không muốn mất luôn căn nhà gỗ một tầng xập xệ mà hai vợ chồng gã mua sau chiến tranh Triều Tiên, cho những hóa đơn y tế kinh khủng. Căn nhà gỗ đó hiện giờ nằm ở khu dân cư tồi tệ, chỉ có chủ nhà chuyên cho thuê khu ổ chuột đang thống trị cái thị trấn này mới thèm mua, và cũng chẳng đáng gì. Roy sẽ mất nhà trong 25 năm, không có bất cứ khách hàng trung lưu rám nắng của vùng ngoại ô nào ở đây hay bất cứ đâu thèm ngó ngàng. 

Đây hoàn toàn là bang đỏ tân bảo thủ Virginia, nơi mọi người sẵn sàng giải thích cho tình trạng của Roy trong đời: như chủ quầy báo Jimbo nói, “Họ là những kẻ thất bại, những kẻ không thể loại bỏ khỏi xã hội vĩ đại nhất quả đất. Darwin đã đúng. Gandhi đã sai. Toàn là phân!” Jimbo cũng là gã đã khuyên tao rằng “Hãy luôn đạp những gã đã ngã; điều đó giúp gã ấy có động lực để đứng lên.” Đôi khi tao nghĩ rằng đó là điều khốn kiếp có ý nghĩa nhất mà những thị trấn lao động nhỏ nhoi của Hoa Kỳ như Winchester đã tạo ra.

Móng vuốt à, tao có mâu thuẫn không?

Nghèo và da trắng là một mâu thuẫn ở Hoa Kỳ. Da trắng, nhất là đàn ông, được kỳ vọng là sẽ có lợi thế mà họ bóc lột tàn nhẫn. Mặc dù vậy hầu hết người nghèo ở Hoa Kỳ là da trắng (51%), vượt xa da đen với tỷ lệ 2:1 và vượt xa các nhóm nghèo khổ thiểu số khác cộng gộp lại. Hoa Kỳ tràn ngập câu chuyện hoang đường về sự kết hợp giữa da trắng với sức mạnh, giáo dục cũng như cơ hội. Xã hội tư bản dạy tụi tao là tụi tao nhận được những gì đã đóng góp, thế nên nếu một gã da trắng không thành công thì đó chỉ là bởi vì gã lười biếng. Nhưng cũng giống như những gã cặn bã da đen và Latin trong các khu ổ chuột, lao động nghèo da trắng sống tận đáy xã hội chả có gì khác ngoài thất bại. Nếu ông bố bỏ dở trung học của mày vất vả với đồng lương rẻ mạt và không bao giờ đọc sách cũng như mẹ mày là công nhân dệt vải, thì mày sẽ không được Hội Đầu Lâu và Xương của Yale [Hội kín ở Đại học Yale có các thành viên trở thành tổng thống] tuyển mộ để trở thành tổng thống Hoa Kỳ sau này, bất chấp chuyện cổ tích quốc gia. Mày sẽ bị công việc làm ca 8-dollar-một-giờ ở đâu đó tóm cổ và sẽ phải cầu nguyện có đủ việc làm thêm giờ để thanh toán hóa đơn sưởi ấm. Mày là một công nhân.

Chính trị cánh tả từng là chỗ dựa cho những công nhân này, từng đứng vào hàng nhận đòn roi ở cửa nhà máy cùng với họ. Giờ đây khi đang thu mình dễ chịu trong tầng lớp trung lưu, cánh tả Hoa Kỳ coi công nhân da trắng là những kẻ khiêu chiến mù quáng, móng vuốt tâm phúc của đế quốc. Họ mô tả giai cấp lao động rẻ rúng và cầu xin câu trả lời cho việc làm thế nào mà họ lại đi con đường đó. Coi họ là nguồn gốc sâu xa của vấn đề chính trị quốc gia thì thật nực cười. Họ là triệu chứng của vấn đề, và họ có thể làm cho điều đó tồi tệ bởi vì họ dễ bị điều khiển, hoặc bởi vì họ không thể nói về ý tưởng chân thật của một gã say bia. Nhưng họ hoàn toàn không phải là nguyên nhân gốc rễ. Cánh tả nên nhận lấy tâm trạng của họ từ Malcom X, người hiểu rằng phải giáo dục và cung cấp thông tin cho toàn bộ xã hội Phi-Mỹ trước khi xử lý mục tiêu thống nhất. Đó là điều tương tự đối với người lao động nghèo da trắng. Không ai cho rằng việc đó đơn giản.

Đừng cười, mày là đứa kế tiếp! 

Đám tự do trung lưu, hay bảo thủ giàu có trong trường hợp này khó có thể thấu hiểu văn hóa của giai cấp lao động nghèo da trắng. Với khẩu súng, Chúa và khiếu thẩm mỹ ồn ào lỗ mãng (NASCAR và Shania Twain?), tụi tao trông giống loại hạ cấp, phái sinh bốc mùi bia. Sự thật là văn hóa của của giai cấp lao động nghèo da trắng không phái sinh từ bất cứ giai cấp nào khác ở Mỹ. Nó không nằm dưới tầng lớp trung lưu và thượng lưu, mà song song với chúng. Chỉ là có ít cách để thoát khỏi cũng như để gia nhập vào đó. Cư dân của nó được sinh ra ở đây. Cánh tả có giáo dục không thể dễ dàng thâm nhập. Khi họ tiếp cận, đám viện sĩ xã hội tự do giống như những con lạc đà diễu ngang qua cái nhìn mắt châm chọc, nhưng tao chưa bao giờ gặp ai thừa nhận điều đó, hay thậm chí biết rằng theo dõi không nhất thiết là phải hiểu. Hệ quả là tụi tao thấy rất nhiều sách/nghiên cứu tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số, nhưng rất ít đáng tin cậy để bảo vệ những người bản địa lớn lên trong nghèo khó. Đối với tao, không thể thuyết phục và đáng tin, tao chỉ là một gã châm biếm lỗ mãng đầy định kiến từ Winchester, Virginia, hay gọi cách khác là “xóm cặc”

Mặc dù cái chỗ mà tao đang ngồi và viết về nó, có thể là hàng ngàn nơi khác trên khắp nước Mỹ. Một thế giới song song được hệ thống Hoa Kỳ tạo ra, nơi đẳng cấp và sự tự tin được đánh giá qua thứ mà một kẻ có thể tiêu dùng hay không thể tiêu dùng, giáo dục và dĩ nhiên là giai cấp mà từ đó hắn được sinh ra. Sự khác biệt giữa chúng ta được định sẵn từ bẩm sinh và những quy định tàn bạo. Ví dụ, rất ít người Mỹ trung lưu ngày nay bán tạp chí ở góc phố vào lúc 12 tuổi để kiếm tiền may đồng phục trường học hay vác than tới lò sưởi phòng khách bẩn thỉu vào mùa đông. Tao thì đã làm cả hai. Họ không bao giờ ngồi ăn bữa chính với café và buôn chuyện tào lao sau những giờ lạnh giá ở góc phố. Nếu điều này nghe giống như chuyện kể nức nở về thời kỳ Đại Suy Thoái, thì hãy để tao nói cho mà biết, đó là vào khoảng năm 1959-1962. Ngay bây giờ, tao có thể thấy hàng trăm người trong cộng đồng đang làm việc tương tự, hay một số đứa trẻ vẫn làm vậy (thường là đám trẻ Latin). 

Quan điểm của tao là luôn có rất nhiều đứa khốn kiếp không biết gì về con cái của giai cấp lao động, cho dù là những người Mỹ may mắn có thừa nhận nỗ lực của tụi tao hay không. Nhưng họ phải thừa nhận. Mày thấy đấy, nó kiểu như: Khi hệ thống nhẫn tâm của Hoa Kỳ đã biến hết tụi tao thành những xác sống nốc bia dãi nhớt lòng thòng trong các trại lao động khổ sai kiểu Mỹ thì mày sẽ là đứa kế tiếp. 

Tất cả đều yêu mến Đạt Lai Lạt Ma, nhưng không ai yêu mến cái thằng khốn khổ này! 

Không có gì đáng ngạc nhiên khi đám tự do không được tin cậy. Không có gì đáng ngạc nhiên khi một gã hề nghiện ma túy như Limbaugh có thể được gọi là thượng lưu tự do và dính chặt lấy họ. Theo quan điểm của tụi tao, nếu không ngập trong hóa đơn của bác sĩ đến đầu gối và phải cầu nguyện để nhà máy địa phương rẻ rách của Styrofoam không cắt ca làm việc thứ hai, thì mày là thượng lưu. Đám tự do trung lưu có giáo dục (và giáo dục là sự khác biệt chủ yếu giữa những gã da trắng bên lề xã hội với mày) không đến thăm những cộng đồng kiểu tụi tao, ngay cả khi cùng trong một thị trấn. Họ uống ở những quán bar đẹp hơn, đến nhà thờ đẹp hơn và hầu hết trong đời tụ tập trong những khu vực tách biệt của đất nước, chủ yếu là đô thị. Hệ quả là đám tự do gần gũi hơn với những vấn đề xã hội của người nhập cư, hay cảnh ngộ khốn khổ của Tây Tạng, hơn là vụ mùa bội thu của người lao động bản địa lớn lên ở nông thôn, những người đang tô điểm cho những thị trấn như Winchester. Người Mỹ tự do yêu mến Đạt Lai Lạt Ma nhưng ghê tởm cuộc sống ở miền quê của những gã ăn thùng uống chậu và những gã thợ hàn chì diễn trò. Không thể nói là tao trách mắng toàn bộ bọn họ, nhưng đó là lý do tại sao Chúa tạo ra bia. Để làm cho cuộc sống hấp dẫn hơn, hay ít nhất là có thể tiêu hóa được.

Bất kể trường hợp này ra sao, giúp đỡ người lao động nghèo không phải là việc viết một nghiên cứu khoa học được tài trợ bộn tiền khác về họ. Điều đó chỉ đơn giản là phục vụ một trường đại học tự đào tạo của tầng lớp trung lưu. Mặc dù đó là nguyên nhân tạo ra tầng lớp lao động nghèo da trắng khốn khổ mà những gã trung lưu có giáo dục lớn lên trên những bãi cỏ xanh rì ở khu ngoại ô nhắc tới. Tuy được học và có ý định tốt, nhưng họ không được trang bị để thấu hiểu hoàn toàn ý nghĩa của trại lao động khổ sai mới của Mỹ - hay quá già cho vấn đề đó. Họ không thể hiểu được một sự nghiệp chỉ biết đến việc moi ruột gà ở trại gia cầm địa phương trong cuộc đời của những người khác (Giả định là lò mổ đó không bị chuyển ra nước ngoài). Giai cấp lao động bẩm sinh mang những giá trị đạo đức tinh thần chỉ có thể hiểu được khi trải nghiệm chúng. Điều đó quay trở lại với sự tin cậy.

Cục thống kê dân số lưu giữ nhưng con số về người lao động nghèo. Các trường đại học nghiên cứu và các nhà kinh tế đọc liến thoắng những bản thống kê. Nếu chỉ cần nghiên cứu và con số là có thể giải quyết vấn đề người lao động nghèo khổ thì thanh toán séc ăn cắp sẽ không phải là ngành nhượng quyền nóng nhất nước và Manpower sẽ không phải là chủ lao động lớn nhất của chúng ta. Đúng như vậy, nếu những con ễnh ương có cánh thì chúng sẽ không bị ngã dập mông. Duy lý và khoa khọc xã hội không thể giải quyết nó, cũng như con số không thể mô tả linh hồn và cá tính của con người. Cũng giống như những gã bốc mùi gạt tàn thuốc lá trong hàng người chờ ở lối ra, đọc ngấu nghiến một thùng carton của Little Debbies ở chỗ ngồi và cầu Chúa Jesus về bất cứ thứ thường nhật nhỏ mọn đáng thương chết tiệt nào đó (Nếu phần cuối không đáng chú ý thì mày đã chứng minh quan điểm của tao về sự rạn nứt tự do thế tục.)

Một sự khởi đầu tốt để hàn gắn sự rạn nứt đó có thể là: lần tới khi ai đó ở cánh tả đụng mặt những gã có vẻ là tự kinh doanh, ngoan cố, bị ám ảnh bởi chúa, thì họ có thể khai mạc phiên phán xử, hiểu tình hình phức tạp của họ, bước tới và nói, “Người anh em, tôi có thể giúp anh một tay không?” Chắc chắn điều đó sẽ làm cho những bóng ma như như Joe Hill, Franklin Roosevelt hay Mohandas Gandhi mỉm cười.

Nhiều thứ tào lao hơn giá trị

Trước khi tao nhận được câu hỏi đặc biệt hơn, “Mày nghĩ đám tự do trung lưu phải làm quái quỷ gì?”. Tao sẽ trả lời nó. TỔ CHỨC! Chấm dứt bỏ phiếu cho một đám trời đánh thánh đâm có tên là Đảng Dân Chủ và TỔ CHỨC! – TỔ CHỨC! Chấm dứt đùa cợt bản thân là Đế Quốc sẽ bảo vệ mày một cách chuyên nghiệp cũng như bán chuyên nghiệp và TỔ CHỨC! Hãy dành thời gian cho ghế băng nhà thời Pentecostal hay tham gia một hội bia cổ xanh và TỔ CHỨC! Hãy gia nhập câu lạc bộ Elks và TỔ CHỨC! Hãy tỉnh ra rằng không có bất cứ đảng nào ở Hoa Kỳ đại diện cho bất cứ thứ gì ngoài lợi ích doanh nghiệp và TỔ CHỨC! Hãy khởi đầu trong cộng đồng da trắng yếu đuối lén lút của mày và TỔ CHỨC! Gõ những cánh cửa và TỔ CHỨC! Lay chuyển thiên đường, trái đất, trái tim, tinh thần và TỔ CHỨC! Nếu có đủ những người làm điều đó, đám thượng lưu chính trị và doanh nghiệp sẽ sợ đến tè ra quần và đánh gục mày luôn như chúng từng làm ở Miami và Seattle. Nhưng ít nhất mày sẽ được viết trong lịch sử như một kẻ cao quý. Ngay bây giờ. Tao loại nó khỏi hệ thống của tao. Hãy coi tất cả những câu nói hay những lời khốn khiếp về Hoa Kỳ ngày nay có ý nghĩa chính trị và phù hợp cuộc bầu cử xảo trá 2004, hãy nói về những giận dữ chính trị và “vấn đề giá trị” được thảo luận nhiều của giai cấp lao động tự kinh doanh cho đến nay vẫn chưa có mặt mũi gì. Hãy nói điều gì đó. Tao vừa cầu nguyện vừa tránh đánh cú chót với những người đó và tao KHÔNG xem những giận dữ được quảng cáo rùm beng về những giá trị thường được trích dẫn nhất, như kiểm soát súng, phá thai, hay hôn nhân đồng tính … Thật sự, đó là vấn đề mà những gã chuyên trích dẫn Kinh Thánh cứng nhắc và những lãnh đạo chính thống đã nhai đi nhai lại suốt nhiều thập kỷ. Các chính khách yêu thích chuyện tào lao đó. Có vẻ như đám truyền thông theo đuôi cũng vậy. Nhưng ở trung tâm đặc biệt này, tao tránh xa khỏi những gã chính thống, tao chỉ đơn giản không nhìn nỗi ám ảnh con người rộng như các thiết chế tự do tuyên bố. Khốn kiếp, tụi tao có ba gã đồng tính và ít nhất một nàng đồng tính hay tụ bạ ở quán rượu lỗ mãng, họ đều có quyền uống, khóc và tán nhảm như bất cứ ai khác. Khi bạn Pootie rậm lông nặng 120 kg của tao nói: “Đồ chết tiệt, tao có rất nhiều điểm chung với đồng tính nữ!” (Mặc dù vậy. tao thừa nhận rằng hôn nhân đồng tính là hơi quá nhiều để chấp nhận trong cuộc bầu cử năm 2004 đối với một số người lao động nghèo. Đó là sự nhìn nhận.). Những người lao động nghèo ở thị trấn của tao giận dữ, nhưng không đặc biệt giận dữ với Cái Nhìn Kỳ Quặc Đối Với Gã Bình Thường, hay những bào thai vô hình. Tao nghĩ sự giận dữ của người lao động ở cấp độ căn bản hơn và đó là về: đẳng cấp và trạng thái của công dân trong xã hội chúng ta. Tao nghĩ đó là về sự tổn thương hàng ngày mà chủ doanh nghiệp, chính quyền, quốc gia, bang và địa phương, cũng như những nghiên cứu sinh Mỹ có giáo dục hơn, các tiến sĩ, luật sư, nhà báo, học giả và những gã lặng lẽ khinh bỉ người lao động với cách hành xử thiếu văn hóa mà họ buộc giai cấp lao động phải gánh chịu. 

Tao nghĩ giai cấp lao động cũng giận dữ về những thứ khác nữa: 

Đó là về sự sỉ nhục mà các ông chủ và các quản lý bắt họ phải chịu đựng – họ đã bị tha hóa thành một đơn vị sản xuất không có mặt mũi gì trong nền kinh tế toàn cầu vinh quang của chúng ta. 

Đó là về việc những tầng lớp có học và những tầng lớp thượng lưu có chuyên môn tương tự khác, chính trị và kinh doanh lảng tránh rằng Hoa Kỳ không thừa nhận họ là thượng lưu. 

Đó là những ưu tiên của ai đó trở nên ít đáng kể và bình thường hơn của những người đầy quyền lực đang quyết định cuộc sống của chúng ta. 

Đó là về việc hàng ngày phải chịu đựng sự thiếu tôn trọng nhân bản của chính quyền, và những cơ quan thể chế khác, ngoại trừ nhà thờ. 

Đó là khi làm việc ở Wal-Mart hay Home Depot hoặc Arby phải đeo một thẻ ghi tên mà không có họ. Mày chỉ là Melanie hay Bobby, ở đó để bợ đít quản lý hoặc tìm kiếm một công việc tạm bợ khác. 

Đó là về nỗ lực sống cuộc đời theo cách duy nhất mày biết bởi vì mày được nuôi dạy theo cách đó. Nhưng đôi khi quy tắc thay đổi đối với mày. 

Đó là về nỗ lực duy trì thứ giống như phẩm giá bề ngoài, khi cả mày và hàng xóm đang sống từ ngày thanh toán này tới ngày thanh toán khác, tuy không ai thừa nhận cả. 

Đó là về những chuyện hoang đường của truyền thông mà mày không bao giờ thấy trong gia đình: quỹ đại học dành sẵn cho lũ trẻ, danh mục cổ phiếu, nhà nghỉ cuối tuần … 

Đó là sự căng thẳng không được thừa nhận của cả hai vợ chồng do làm việc nhiều hơn nhưng chỉ đủ trả tiền điện của năm 1976.

Phải, đó là về giá trị. Đó là về giá trị mà tụi tao đã từng bỏ rơi như một con người – như phẩm giá, giáo dục và cơ hội cho mọi người. Và đó là về sự giận dữ của giai cấp lao động bị đánh lạc hướng khỏi những gì ít nhất họ thấu hiểu. Mày. Và tao. Theo cách này, người lao động mà tao đang nói tới không hoàn toàn khổ sở với cuộc sống, chỉ là giận dữ (và buộc phải giận dữ hơn khi chính quyền Bush cuối cùng cũng đẩy kinh tế quốc gia xuống mép vực thẳm). Họ chỉ đơn giản phản kháng lại sự thay đổi bởi vì nhiều thập kỷ thay đổi đã luôn đem tới những thứ tồi tệ - ngày 11 tháng 9, khủng bố, thuê ngoài … luôn là những điều xấu, tiến thẳng về phía tồi tệ.

Tỉnh dậy, hỡi những kẻ tự do ương bướng!

Một bình luận khốn kiếp về giai cấp lao động Mỹ mà tao phải trả lời, viết về và thể hiện nói chung cho các nhóm tự do thấy sự tồn tại của 250 triệu người lao động Mỹ, có một chiếc xe hơi Mỹ cố định, lát đường phố của họ và ngồi chờ bên bàn ăn từng ngày. Như một biên tập viên sách tự do cao quý và tử tế Thành Phố New York đã nói với tao, “Nhìn từ đây thì người của mày trông giống một dạng ngoại lai, như thể tụi mày đến từ Yemen hay gì đó.” Ôi! 

Đây không phải là nhiếc móc người Mỹ tự do có giáo dục – tốt thôi, OK, một chút. Nhưng nếu người Mỹ tự do có gì đó quá tự mãn thì giai cấp lao động đồng đạo của tao đã hết sức dại dột ngu xuẩn để bị dắt mũi dễ dàng bởi những gã như Karl Rove và gã mộ đạo giả danh George Bush. (Pootie khốn kiếp, Saddam KHÔNG tấn công Trung Tâm Thương Mại Thế Giới!). Mặc dù vậy, đám tự do và giai cấp lao động không cần nhau để sống sót trước những gì chắc chắn sẽ tới, thứ được sẽ được mang đến cho chúng ta bởi chính quyền đã từng hứa hẹn với chúng ta là họ sẽ “điều hành đất nước này như một vụ kinh doanh”. Ôi khốn kiếp, phải, họ sẽ làm điều đó. Thế nên cánh tả phải thật sự suy nghĩ mặt đối mặt với những người Mỹ không thấy cần thiết phải chia sẻ mọi ưu tiên của tụi tao, nếu điều đó có thể lại thích hợp. 

Một khi tụi tao bắt đầu nhìn vào khuôn mặt của những phần đang thay đổi trong nước cộng hòa đang suy tàn này, trên hết là cử tri của giai cấp lao động độc lập không thể cắt nghĩa được này không phải không cắt nghĩa được. Chỉ riêng Chúa, đồng tính, súng thì không giải thích được sự ưa chuộng phe bảo thủ trong cuộc bầu cử năm 2004. Đám tự do có bằng đại học và công nhân cổ xanh cần phải bắt đầu phân tách các vấn đề chính sách trọng yếu từ một biểu tượng. Chiến đấu về thực chất, những vấn đề thực tế mà người lao động bình thường có thể cảm nhận và thấy – đưa ra những lời hứa về những thứ có thật. Giống như chăm sóc sức khỏe được đảm bảo chắc chắn và mức lương đủ sống tử tế. Nói và làm. 

Ai, ô hô! Mọi thứ không đơn giản, bởi vì người Mỹ lao động nghèo, cũng giống như phần còn lại trong số chúng ta, đã trở nên đầy sợ sệt, sùng bái quyền lực, dư thừa sự ngớ ngẩn để từ bỏ thứ heroin vô hồn về chủ nghĩa tiêu dùng rẻ tiền … cũng giống như mày … giống như tao. Họ sẽ không bao giờ đến với chúng ta, nên chúng ta phải đến với họ. Điều đó có nghĩa làm việc nhà thờ, việc ở xã và hồ chứa nước tưới, làm bánh nướng bữa sáng Kiwanis, chỗ làm việc của chúng ta và trông lạ chưa kìa! Ngay cả cái bụng dưới bốc mùi bia nhất của nước Mỹ … nơi tầng lớp trung lưu tự do tốt lành sẽ không cho lũ trẻ của họ tới vì sợ rằng điều đó sẽ làm hỏng điểm SAT quý giá nhỏ nhoi của chúng. Một lần nữa, không ai nói điều đó sẽ dễ dàng. Tình anh em. Tình đoàn kết. Lòng trắc ẩn. Quá lý tưởng? Phù phiếm? Có thể. Nhưng nếu những điều này không là mục tiêu đáng giá, thì chả có gì hết.

Đưa đến tất cả những điều đó theo kiểu hòa bình ngăn nắp sẽ là một con điếm. Sự thật khó nhằn đến nỗi tao không định tham gia mấy. Kệ đời. Tao muốn thoát và ngay lập tức có một cuộc khởi nghĩa vũ trang từ sau cuộc bầu cử tháng 11. Nhưng đó là vấn đề khác và gã đang lắng nghe ở Bộ An Ninh Nội Địa có thể ra một cú đòn chớp nhoáng. Viết thư cho tao ở Gitmo [nhà tù ở vịnh Guantanamo], tất cả tụi mày! Hãy đề địa chỉ người gửi là “Joe từ Yemen”.

3 comments:

  1. Bài viết rất hay. Cám ơn bản dịch của anh. Như vậy nhà báo này là một cư dân ở Winchester và đã/đang thuộc tầng lớp những người da trắng nghèo khổ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Joe Bageant, một cựu chiến binh hải quân trong chiến tranh Việt Nam, sinh ra ở Winchester năm 1946, đã lang thang nhiều nơi, sống trong nhiều cộng đồng khác nhau từ hippy cho đến thổ dân, sau cùng quay lại quê nhà. Xem Joe Bageant tự giới thiệu về mình

      Delete
    2. em cám ơn anh :D không ngờ hồ sơ của nhà báo này lại thú vị vậy, bảo sao các bài báo của ông rất hấp dẫn.

      Delete