Thursday, November 6, 2014

Phía sau nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Uranium nghèo

Mới đây, Liên Hiệp Quốc đã thông qua một nghị quyết về vũ khí chứa Uranium nghèo mà Hoa Kỳ và đồng minh đã sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Inside the UN Resolution on Depleted Uranium" của tác giả John Laforge để biết thêm chi tiết.

Phía sau nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về Uranium nghèo

Vào ngày 31 tháng 10, một nghị quyết mới của Ủy Ban Thứ Nhất Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc về vũ khí chứa uranium nghèo được thông qua với đa số tuyệt đối. Có 143 quốc gia ủng hộ, 4 chống và 26 bỏ phiếu trắng. Biện pháp này kêu gọi các quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc hỗ trợ các quốc gia bị nhiễm bẩn do các loại vũ khí đó. Nghị quyết cũng ghi nhận sự cần thiết phải nghiên cứu trên góc độ môi trường và sức khỏe về vũ khí chứa uranium nghèo trong các tình huống xung đột. 

Đây là nghị thứ năm của Liên Hiệp Quốc về vấn đề bị bốn quốc gia sử dụng vũ khí chứa uranium nghèo phản đối dữ dội – đó là Anh, Hoa Kỳ, Pháp và Israel – những nước duy nhất bỏ phiếu chống. Hai mươi sáu quốc gia bỏ phiếu trắng được cho là muốn tránh gây tổn thương quan hệ thương mại với bốn quốc gia kia.

Uranium-238 – hay còn được gọi là Uranium nghèo (DU) – là phế thải tồn lại với khối lượng khổng lồ của các tổ hợp vũ khí hạt nhân. Chúng được sử dụng trong các đầu đạn xuyên giáp cỡ lớn và trong các tấm giáp của xe tăng. Chất độc, bụi phóng xạ và mảnh vụn được phát tán khi hạt DU bốc cháy trong mục tiêu, hơi kim loại và bụi của nó đầu độc nguồn nước, đất canh tác và chuỗi thức ăn. DU có liên quan tới các hiệu ứng tổn hại sức khỏe như Hội Chứng Vùng Vịnh của binh lính Hoa Kỳ và đồng minh, và tỷ lệ dị dạng sơ sinh trong dân cư ở các khu vực bị ném bom. Phế thải DU gây ra nhiễm xạ nhiều phần lãnh thổ lớn ở Iraq, Bosnia, Kosovo và dĩ nhiên là Afghanistan. 

Biện pháp này giải thích rằng vũ khí chứa DU được chế tạo bằng một “kim loại nặng độc hại về hóa học và phóng xạ” [uranium-238], “các mảnh vỡ, và vỏ bao hay vỏ bọc sau khi sử dụng có để trên mặt đất hay chôn thật sâu, phần Uranium nghèo còn lại dẫn đến nhiễm độc tiềm tàng không khí, đất canh tác, nước và thực vật”. 

Sự công kích chủ yếu trong nghị quyết mới nhất của Liên Hiệp Quốc, “Khuyến khích các quốc gia thành viên sẵn sàng cung cấp hỗ trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng vũ khí và đầu đạn chứa Uranium nghèo, đặc biệt là xác định và quản lý các khu vực cũng như vật liệu nhiễm độc”. Yêu cầu này là một sự ám chỉ ngầm cho thấy sự thật là các điều tra viên đã bị ngăn cản trong việc nghiên cứu nhiễm độc Uranium ở Iraq, do Lầu Năm Góc từ chối cung cấp bản đồ của tất cả các vị trí bị tấn công bằng DU.

Trong giới hạn ngoại giao của nghị quyết Liên Hiệp Quốc, các quốc gia không bị nêu tên cụ thể. Mặc dù vậy, thế giới biết rằng gần 700 tấn đầu đạn DU được quân đội Hoa Kỳ trút xuống Iraq và Kuwait vào năm 1991, và các chiến đấu cơ Hoa Kỳ đã nã 3 tấn đạn DU khác vào Bosnia trong năm 1994 và 1995; 10 tấn vào Kosovo trong năm 1999, và khoảng 170 tấn vào Iraq trong năm 2003. 

Liên Minh Quốc Tế Cấm Vũ Khí Uranium (ICBW.org) ở Manchester, Anh và đại diện cho 160 tổ chức xã hội dân sự trên thế giới, đóng vai trò chủ chốt trong việc theo dõi cả 5 nghị quyết của Liên Hiệp Quốc được triển khai và vận động một hiệp ước coi loại đầu đạn này là bất hợp pháp. Vào tháng 10, ICBUW đưa tin rằng quân đội Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng vũ khí DU ở Iraq và trong các cuộc tấn công quân ISIS “nếu điều đó là cần thiết”. Sự thừa nhận xuất hiện bất chấp lời kêu gọi mới đây vào mùa hè 2014 ở Iraq về việc cấm vũ khí loại này và hỗ trợ làm sạch các nhiễm độc còn tồn dư từ các cuộc ném bom năm 1991 và 2003.

Nghị quyết mới của Liên Hiệp Quốc dựa trên Chương Trình Môi Trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), do họ đã thực hiện các khảo sát về phóng xạ tại các mục tiêu ném bom của NATO ở Balkan và Kosovo. Nghiên cứu của UNEP năm 2001 đã buộc Lầu Năm Góc thừa nhận rằng DU có trộn lẫn Plutonium. (Associated Press, Capital Times, Feb. 3, 2001: “ Nhưng hiện giờ Lầu Năm Góc tuyên bố rằng các đầu đạn được sử dụng trong cuộc xung đột ở Kosovo năm 1999 bị nhiễm một lượng nhỏ Plutonium, Netunium và Amercium – phụ phẩm của các lò phản ứng hạt nhân phát xạ lớn hơn Uranium nghèo.”)

Đoạn thứ tư đáng chú ý của nghị quyết ghi nhận một phần “… sự thiếu chắc chắn chủ yếu về mặt khoa học phản đối các tác động môi trường dài hạn của Uranium nghèo, đặc biệt là liên quan đến nhiễm độc nước mặt dài hạn. Do những sự thiếu chắc chắn về khoa học này mà Liên Hiệp Quốc kêu gọi một phương thức tiếp cận mang tính phòng ngừa đối với việc sử dụng Uranium nghèo, và khuyến nghị các hoạt động dọn sạch cũng như giải độc cho các khu vực ô nhiễm. Nghị quyết cũng kêu gọi gia tăng nhận thức của cư dân địa phương và sự theo dõi trong tương lai.”

“Nguyên tắc phòng ngừa” có nghĩa là các hoạt động hay chất liệu rủi ro phải được tránh xa và được ngăn cản trừ khi chúng được chứng minh là an toàn. Dĩ nhiên, thay vì áp dụng nguyên tắc phòng ngừa, Lầu Năm Góc phủ nhận việc DU có liên quan tới các vấn đề sức khỏe.

John LaForge làm việc cho tổ chức Nukewatch và sống tại Plowshares Land Trust ở gần Luck, Wisc.

2 comments:

  1. Qua bài viết thì em hiểu là: Liên Hợp Quốc cũng có tác dụng nhất định trong việc tố cáo tội ác của Hoa Kỳ và đồng bọn.

    Ở trên có nói về việc các quốc gia bỏ phiếu, tuy nhiên em không biết tìm trên trang un.org như thế nào? Chỉ tìm được mỗi mẩu tin này http://www.un.org/press/en/2014/gadis3505.doc.htm-0

    Không biết VN ta bỏ phiếu như thế nào?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Mình cũng đã thử tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu của LHQ, nhưng toàn thấy báo lỗi.

      Delete