Sunday, October 26, 2014

Liều thuốc độc Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "The ‘Medicine’ of the Trans-Pacific Partnership" của tác giả Pete Dolack, bình luận các chi tiết mới được tiết lộ của dự thảo Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương. Tiêu đề do người dịch đặt.

“Liều thuốc” của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nguy hiểm hơn bao giờ hết. Ngăn cản tiếp cận thuộc men, gia tăng giám sát sử dụng Internet và bản quyền bắt buộc theo chỉ thị của các tập đoàn đa quốc gia là những món quà doanh nghiệp được gài vào chương quyền sở hữu trí tuệ của TPP, điều đó được Wikileaks tiết lộ ngay trong tháng này. Báo chí có thể bị hình sự hóa.

Chúng ta càng biết nhiều hơn về TPP, thì nó càng tệ hơn, điều đó cho thấy lý do 12 quốc gia tham gia, dưới sự dẫn dắt của chính quyền Obama, tiếp tục đàm phán bí mật. Bản dự thảo mới nhất về chương quyền sở hữu trí tuệ trong TPP cho thấy có rất ít thay đổi so với bản dự thảo trước đó, cũng được Wikileaks công bố. Trong lời dẫn bạch hóa tài liệu tháng này, WikiLeaks cho biết:

“Có sự bổ sung đặc quyền công nghiệp rõ ràng đối với các lĩnh vực thuốc men và bản quyền. Những bổ sung đó dường như tác động đến sự tiếp cận đối với những thuốc men quan trọng như thuốc chữa ung thư và sẽ làm giảm nhẹ các điều kiện đối với việc cấp bản quyền gen trong cây trồng, điều này sẽ có tác tộng tới nông dân có quy mô sản xuất nhỏ và gia tăng sự thống trị của các tập đoàn nông nghiệp như Monsanto”.

Một phân tích của Public Citizen giải thích:

“Một quy định [sẽ] yêu cầu cấp bản quyền cây trồng liên quan đến sáng chế, như gen được đưa vào cây trồng biến đổi gen, đặt nông dân ở các quốc gia đang phát triển vào tay của công nghiệp nông nghiệp, bao gồm các nhà sản xuất hạt giống như Monsanto, và mối đe dọa đối với an ninh lương thực ở những quốc gia đó sẽ phổ biến hơn”.

Monsanto, đang nỗ lực giành lấy sự kiểm soát đối với nguồn cung cấp lương thực khắp thế giới, khó có thể mong đợi một sự ưu ái nào hơn thế. Hạt giống độc quyền và sinh vật biến đổi gen là lộ trình của Monsanto nhằm kiểm soát những thứ mà bạn ăn và những gì nông dân canh tác. Một khi đã ký hợp đồng, nông dân bị buộc phải mua hạt giống biến đổi gen của công ty hàng năm và thuốc diệt cỏ Monsanto cho các hạt giống biến đổi gen để kháng thuốc diệt cỏ. 

Lén lút dùng quy trình “theo dõi nhanh” để đưa TPP lách qua Quốc Hội

Kèm theo sự bí mật bao phủ TPP là sự lén lút để có thể thông qua hiệp định “tự do thương mại”. Chính quyền Obama đang tìm cách để được Quốc Hội ủy quyền “theo dõi nhanh”. Theo quy trình theo dõi nhanh, Quốc Hội từ bỏ quyền thay đổi các điều khoản, giới hạn thời gian tranh luận, và thực hiện bỏ phiếu chấp nhận hay phủ quyết (không được phép bổ sung) trong một thời gian ngắn. Một số các thỏa thuận “tự do thương mại” tồi tệ nhất đã được chấp thuận theo cách này, và tầm quan trọng của theo dõi nhanh đã thể hiện trong hiệp ước thương mại mới nhất của Hoa Kỳ với Hàn Quốc, được chấp thuận vào năm 2007 – hầu như chỉ 1 phút trước khi ủy quyền theo dõi nhanh hết hạn.

Một đạo luật theo dõi nhanh, được mang tên hai người bảo trợ là Camp-Baucus, đã thất bại khi bỏ phiếu sớm vào năm nay do sự phản đối trong Quốc Hội, đa số là các nghị sĩ Dân Chủ song cũng có một số Cộng Hòa. Điều này xảy ra bởi các nhà hoạt động có tổ chức đã phối hợp trên toàn nước Mỹ. Nhưng thượng nghị sĩ Dân Chủ Ron Wyden, vào tháng tư vừa qua, cho thấy ý định đề xuất một dự luật theo dõi nhanh mới, mà ông ta gọi là “theo dõi thông minh.” Các nhà hoạt động Hoa Kỳ dự đoán rằng cả sự khác biệt nhỏ trong “theo dõi thông minh” của thượng nghị sĩ Wyden lẫn dự luật theo dõi nhanh cởi mở hơn, tất nhiên đều sẽ được dự thảo bởi các hạ nghị sĩ Cộng Hòa, sẽ được đưa ra Quốc Hội sau cuộc bầu cử tháng 11 với ý đồ gây sức ép cho kỳ họp kết thúc nhiệm kỳ. 

Các nhà hoạt động Hoa Kỳ trong năm ngoái và nửa đầu năm nay đã tập trung vào ngăn chặn theo dõi nhanh ở Quốc Hội vì nó sẽ vô hiệu hóa việc thông qua TPP theo cách khác. Các quốc gia khác cho thấy sự đồng ý miễn cưỡng với dự thảo chung cuộc của TPP ngoại trừ Quốc Hội cấp quyền theo dõi nhanh cho chính quyền Obama. Không có ủy quyền đó, Quốc Hội sẽ giữ quyền thay đổi hiệp định đã được thống nhất, dường như phá vỡ bất cứ thỏa thuận nào. Chính quyền Canada, trong tháng 9 vừa qua, đã thể hiện sự miễn cưỡng rõ ràng. 

Tờ Washington Trade Daily mới đưa tin về đại sứ Canada tại Hoa Kỳ Gary Doer, ông này nói Canada và các quốc gia tham gia đàm phán khác sẽ không kết thúc đàm phán cho đến khi chính quyền Obama có “sức mạnh chính trị” của ủy quyền thúc đẩy-thương mại (tên chính thức của theo dõi nhanh). Do vậy, các nhà hoạt động không giảm nhẹ sự đề phòng đối với các mưu đồ triển khai lập pháp theo dõi nhanh. Tuần Hành Động Phản Đối Theo Dõi Nhanh đã được tổ chức từ ngày 8 đến 14 tháng 11 ở Hoa Kỳ. Ở Australia một loạt các cuộc mít-ting phản đối TPP đã diễn ra trong tuần ở Sydney và Canberra. 

Những nỗ lực chống lại việc tái thúc đẩy một thỏa thuận hoàn chỉnh; các bên đàm phán họp tuần này, ngay lập tức theo sau là cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 25 tháng 10 ở Sydney.

Hình sự hóa quyền được biết của bạn 

Có nhiều mâu thuẫn trong TPP. Một điều khoản bí mật-thương mại trong chương quyền sở hữu trí tuệ đã bị tiết lộ được viết theo cách làm cho việc tường thuật nội dung của thỏa thuận thương mại tương lai có thể bị truy tố. Điều khoản đáng ngờ nêu rõ:

“Nhằm đảm bảo sự bảo vệ cần thiết chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh … mỗi bên phải đảm bảo rằng các chủ thể cá nhân cũng như chủ thể pháp lý có các công cụ pháp lý cần thiết ngăn chặn bí mật thương mại hợp pháp trong sự kiểm soát của họ khỏi bị tiết lộ, tước đoạt, hay sử dụng bởi người khác (bao gồm cả các doanh nghiệp thương mại nhà nước) mà không có sự đồng thuận của họ theo cách trái với thực tiễn thương mại trung thực”.

Truy tố hình sự sẽ là bắt buộc đối với: 

“tiếp cận cố ý, không được ủy quyền đối với các bí mật thương mại được lưu giữ trong hệ thống máy tính; cố ý chiếm đoạt bí mật thương mại, bao gồm bằng phương tiện như hệ thống máy tính; hay lừa dối (hay không được ủy quyền) tiết lộ các bí mật thương mại, bao gồm bằng phương tiện như hệ thống máy tính”.

Công bố của WikiLeaks về tài liệu này sẽ là tội hình sự theo điều khoản đó. Điều khoản đó bắt buộc các chính quyền tham gia ký kết phải ban hành các luật lệ nghiêm khắc bảo vệ “bí mật thương mại” không xác định. Văn bản của TPP được xếp loại bí mật! Các nhà lập pháp và công chúng không được phép xem chúng. Ở Hoa Kỳ, những người duy nhất ngoài các thành viên đoàn đàm phán được tiếp cận các tài liệu là 605 “cố vấn”, hầu hết là những người điều hành các tập đoàn đa quốc gia hoặc các nhà vận động hành lang của doanh nghiệp. 

Tạp chí The Age của Melbourne tổng kết mối đe dọa đối với báo chí như sau:

“Văn bản hiệp định bị tiết lộ cho thấy trong nỗ lực xử lý “cạnh tranh không lành mạnh”, phần lớn từ gián điệp công nghiệp Trung Quốc, Hoa Kỳ đã xông lên phía trước với đề xuất hình sự họa việc tiết lộ bí mật thương mại trên khắp bờ Thái Bình Dương. Bản dự thảo cho thấy các quốc gia TPP sẽ áp dụng truy tố hình sự đối với việc tiếp cận, chiếm đoạt hay tiết lộ các bí mật thương mại một cách bất hợp pháp, được định nghĩa là thông tin có giá trị thương mại bởi sự bí mật của nó, bởi bất cứ ai sử dụng một hệ thống máy tính …

Không ngoại lệ về lợi ích của công chúng hay tự do ngôn luận. Hình sự hóa việc tiết lộ sẽ được áp dụng đối với các nhà báo làm việc cho các tổ chức truyền thông thương mại hay bất cứ sự tiết lộ nào được coi là tổn hại đối với “lợi ích kinh tế” của nước tham gia TPP”. 

Rào cản đối với các dược phẩm phổ biến rẻ hơn

Một quy định khác trong văn bản về quyền sở hữu trí tuệ của TPP sẽ dựng lên rào cản đối dược phẩm phổ biến và bắt buộc rằng các điều khoản của bản quyền có thể được gia hạn theo yêu cầu của người giữ bản quyền. Hoa Kỳ và Nhật Bản thậm chí còn yêu cầu bằng lời rằng việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải được đặt cao hơn mọi chiếu cố pháp lý khác! Hoa Kỳ cũng đang tìm cách hình sự hóa sự xâm phạm đối với quyền sao chép, ngay cả trong những trường hợp không có ý định thu lợi nhuận, như người hâm mộ đăng tải một tác phẩm, và cũng sẽ bắt buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet phải gỡ bỏ các nội dung theo yêu cầu của doanh nghiệp để tránh các trừng phạt pháp lý. 

Chốt sắt để thực thi các quy định hà khắc đó – điều tồi tệ nhất được đưa ra bởi Hoa Kỳ và Nhật Bản thường tiếp nối sau – là “cơ chế tranh chấp nhà đầu tư-nhà nước”. Đó là quy định chính phủ phải đệ trình việc hòa giải liên quan tại tòa hòa giải bí mật khi “nhà đầu tư” muốn thay đổi luật lệ; các quan tòa trong tòa này là các luật sư doanh nghiệp. 

Cơ chế tranh chấp không được trực tiếp đề cập trong chương quyền sở hữu trí tuệ, nhưng một điều khoản có mục đích giữ gìn chủ quyền quốc gia lại mâu thuẫn với các điều khoản khác, trong đó đảm bảo cho các công ty đa quốc gia có quyền tương tự như doanh nghiệp quốc gia. Các điều khoản đó, tiêu chuẩn trong hiệp định “thương mại tự do”, là mũi nhọn được các tòa hòa giải bí mật sử dụng để vô hiệu hóa các luật bảo vệ môi trường, các tiêu chuẩn về an toàn, sức khỏe hay lao động. Những quy định đó sẽ lần lượt trở thành các tiền lệ được sử dụng để truyền lại cho hậu thế các quyết định khắc nghiệt. 

TPP, mặc dù vậy, không chỉ nguy hiểm đối với người lao động. Hiện có các hiệp định khác như Hiệp Định Đối Tác và Đầu Tư Xuyên Đại Tây Dương giữ Hòa Kỳ và EU; Hiệp Ước Dịch Vụ Thương Mại sẽ phá hủy khả năng điều tiết của các chính quyền đối với ngành dịch vụ tài chính (50 quốc gia đã tham gia); và Hiệp Định Toàn Diện về Kinh Tế và Thương Mại giữa Canada và EU. Tất cả các hiệp định đều được thiết kể để nâng doanh nghiệp lên ngang tầm một quốc gia, mặc dù trong thực tiễn, do các án lệ, chúng sẽ đưa các doanh nghiệp lên cao hơn chính quyền quốc gia. 

Các hiệp định “tự do thương mại” liên quan rất ít đến thương mại, và liên quan nhiều đến việc áp đặt sự thống trị của tư bản trong phạm vi cuộc sống đến chừng nào có thể. Chúng là thất bại hàng loạt đối với người lao động ở tất cả các nước. Chúng mang lại và có thể mang lại, không gì ngoài cuộc đua xuống đáy. Cố gắng cải tạo cuộc đua xuống đáy là một việc vặt vãnh ngớ ngẩn. TPP và những anh em họ ghê tởm của nó phải bị đánh bại, và phải được thay thế bằng một định nghĩa mới về thương mại cũng như những người hưởng lợi từ thương mại. Điều đó đòi hỏi phải đấu tranh trực diện với hệ thống kinh tế thịnh hành, không thì chúng ta sẽ chỉ như dã tràng xe cát.

5 comments:

  1. Bên ta chính phủ ủy quyền thủ tướng ký kết 1 số văn bản quốc tế. Nó cũng là theo đuổi nhanh qua mặt quốc hội.

    Còn báo chí thì xóc lọ GDP tăng hàng ngàn tỷ, nào dệt may da giày triệu đô. Không có bất cứ báo chí nào nói như thế này. Khốn nạn đến nơi rồi. Lực lượng nào chặn cái TPP này lại được?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trong thực tế vốn nhiều thứ đã diễn ra rồi, như việc Monsanto đang lobby khủng khiếp để bao thầu hạt giống ngô biến đổi gen ở Việt Nam, hay chuyện bản quyền của Microsoft chẳng hạn. TPP chẳng qua là công nhận thứ đã tồn tại.

      Về bản chất các loại hiệp định thương mại giờ không còn là thương mại nữa, mà là hiệp định công nhận đặc quyền của các tập đoàn đa quốc gia. Các quốc gia dân tộc từng là pháo đài bảo vệ cho các tập đoàn đa quốc gia thì giờ đang bị chính chúng phá nát. Thành trì cuối cùng đó, giống như một "Bức Tường Berlin", sụp đổ thì một lực lượng mới sẽ xuất hiện. Đó sẽ là lực lượng xây dựng lên một trật tự mới.

      Tư bản không có tổ quốc thì người vô sản cũng không có tổ quốc!

      Delete
  2. Khi đọc bài này, mình thấy hơi lo lắng như thế này:

    - Việt Nam tham gia TPP có lợi hay có hại? Và nếu TPP là thuốc độc, thì vì sao VN còn muốn tham gia?
    - thực phẩm biến đổi gien theo như mình đọc trên các bài của Egalité et Réconciliation (do Alain Soral đứng đầu) thì có vẻ tiềm tàng nhiều nguy hiểm, ví dụ có thể bị biến đổi gien với chủ đích gây vô sinh. Vậy VN có ý thức được chuyện này không nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Câu trả lời:

      1. Ai muốn tham gia? Giới chủ doanh nghiệp hay người dân lao động Việt Nam?

      2. Chính là câu hỏi thứ nhất. Đối với chủ doanh nghiệp thì lợi nhuận là trên hết, còn người lao động chỉ có bản thân mình nên đối với họ con người là trên hết.

      Delete
    2. Cám ơn bạn nhiều. Trước kia mình đọc Trần Đức Thảo và thấy nói: tư tưởng của nhân dân lao động luôn là tiến bộ. Giờ bạn nói vậy, thấy càng đúng :D

      Delete