Thursday, June 12, 2014

Hoa Kỳ gần như đã sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh Việt Nam

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "U.S. nearly used nukes during Vietnam war" của Marjorie Cohn, bài viết giới thiệu phát biểu của các nhà hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam nổi tiếng nhân dịp đoàn tụ của phong trào ngày 3 tháng 4 ở đại học Stanford.

Chúng ta đã tới gần một cách nguy hiểm cuộc chiến hạt nhân khi Hoa Kỳ đánh nhau ở Việt Nam, người tiết lộ Tài Liệu Lầu Năm Góc Daniel Ellsberg nói trong cuộc đoàn tụ của Phong Trào Phản Chiến Việt Nam ở Stanford vào tháng 5 năm 2014. Ông nói rằng vào năm 1965, Bộ Tham mưu thuyết phục tổng thống Lyndon B. Johnson rằng cuộc chiến có thể thắng, nhưng sẽ tốn ít nhất là từ 500,000 đến một triệu lính. Bộ Tham mưu khuyến nghị tấn công các mục tiêu tới tận biên giới Trung Quốc. Ellsberg cho rằng mục tiêu thật sự của họ là kích động Trung Quốc đáp trả. Nếu Trung Quốc tham chiến, Bộ Tham mưu sẽ được phép vượt qua biên giới Trung Quốc và sử dụng vũ khí hạt nhân để dọn sạch những người cộng sản. Cựu tổng thống Dwight D. Eisenhower cũng khuyến nghị Johnson rằng nên sử dụng vũ khí hạt nhân cả ở miền Bắc và Nam Việt Nam. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, ứng cử viên cộng hòa Barry Goldwater cũng kêu gọi tấn công hạt nhân. Johnson lo ngại rằng Bộ Tham mưu sẽ từ chức và công khai nếu Johnson không tuân theo ít nhất là một vài khuyến nghị của họ và ông ta cần một số sự ủng hộ của đảng cộng hòa cho các chương trình “Đại xã hội” cũng như “Chiến tranh chống đói nghèo”. May mắn là Johnson đã phản đối các đề xuất cực đoan nhất của họ, ngay cả khi Bộ Tham mưu cho rằng chúng cần phải thành công. Ellsberg không thể kết luận rằng phong trào phản chiến đã cắt ngắn cuộc chiến, nhưng ông nói rằng phong trào là đỉnh điểm của cuộc chiến. Nếu tổng thống thực hiện những gì Bộ Tham mưu khuyến nghị, phong trào sẽ phát triển lớn hơn, nhưng cũng như cuộc chiến sẽ lớn hơn nhiều. 

“Người nguy hiểm nhất nước Mỹ”

Ellsberg, một cựu nhân viên phân tích quân sự và hải quân ở Việt Nam, làm việc tại tập đoàn RAND và Lầu Năn Góc. Ông đối mặt với hàng thập kỷ ngồi tù để công bố 7,000 tại liệu tối mật cho tờ New York Times cũng như những tạp chí khác vào năm 1971. Tài Liệu Lầu Năm Góc cho thấy 5 đời tổng thống Hoa Kỳ đã thường xuyên nói dối nhân dân Mỹ về cuộc chiến Việt Nam, cuộc chiến đã giết hại hàng ngàn người Mỹ và hàng triệu người Đông Dương. Hành động can đảm của Ellsberg đã trực tiếp dẫn đến vụ scandal Watergate, khiến Nixon từ chức và giúp kết thúc cuộc chiến Việt Nam. Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của Nixon, đã gọi Ellsberg là “người nguy hiểm nhất nước Mỹ”, người “cần phải bị chặn đứng bằng mọi giá”. Nhưng Ellsberg đã không bị chặn đứng. Đối mặt với bản án 115 năm tù vì tội gián điệp và âm mưu, ông đã kháng án. Vụ án chống lại ông đã bị hủy bỏ do sự lạm dụng tồi tệ của chính quyền Nixon. Câu chuyện của Ellsberg đã được dựng thành phim “Người nguy hiểm nhất nước Mỹ”, bộ phim được đề cử giải Oscar. Edward Snowden nói với Ellsberg rằng bộ phim đã khích lệ anh trong việc công bố các tài liệu của Ủy Ban An Ninh Quốc Gia.

Phong trào ngày ba tháng tư 

Vào ngày 3 tháng 4 năm 1969, 700 sinh viên Stanford thống nhất chiếm đóng phòng thí nghiệm điện tử ứng dụng (AEL), nơi các nghiên cứu bí mật về vũ khí điện tử (radar-jamming) mới được bắt đầu ở Stanford. Đó là sự xuất hiện của phong trào ngày 3 tháng 4 (A3M), cuộc đoàn tụ của phong trào được tổ chức 5 đến 10 năm mỗi lần. Vụ chiếm đóng AEL do đại đa số sinh viên Stanford ủng hộ đã kéo dài 9 ngày, với hàng sa số các bản in trong tòa nhà làm bằng chứng cho việc các ủy viên hội đồng quản trị Stanford có liên hệ với các nhà thầu quân sự. Stanford đã phải chuyển việc nghiên cứu ra khỏi khu vực trường đại học, nhưng A3M vẫn tiếp tục chiếm đóng, bãi khóa, và đối đầu với cảnh sát tại khu công nghiệp Stanford. Nhiều nhà hoạt động trong thời kỳ này vẫn tiếp tục công việc tiến bộ, dựa trên kinh nghiệm của họ trong phong trào A3M. Năm nay, chúng ta thảo luận về kinh tế chính trị của sự biến đổi khí hậu, và mối quan hệ giữa phản văn hóa những năm 1960 với sự phát triển của Thung Lũng Silicon. Tiêu điểm của cuối tuần bao gồm ba ghi nhận chủ chốt – của Ellsberg; của nhà khoa học chính trị Stanford giáo sư Terry Karl; và một bài phát biểu của giáo sư H. Bruce Franklin khoa nghiên cứu Anh và Hoa Kỳ từ Rutgers.

“Trách nhiệm giải trình về các tội ác chiến tranh: từ Việt Nam đến Mỹ Latin”

Terry Karl là giáo sư Stanford được biến đến trong các công trình nghiên cứu kinh tế chính trị học về phát triển, chính sách dầu mỏ, Mỹ Latin và châu Phi, cũng như nhân quyền. Bà làm chứng với tư cách nhân chứng chuyên gia trong các phiên tòa chống lại các nhà độc tài cũng như quan chức quân sự Mỹ Latin, những kẻ đã tra tấn, làm mất tích và giết hại nhiều thường dân những năm 1970 và 1980, khi chính phủ của họ được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Lời khai của Karl đã giúp xác định tội ác và trách nhiệm giải trình trong vụ sát hại tổng giám mục El Salvador Romero, vụ cưỡng hiếp và giết hại 4 nữ tu Hoa Kỳ và các trường hợp tội các khác.

Karl trích dẫn lời tổng thống George H. W. Bush, người tuyên bố đầy tự hào sau cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, “Bóng ma Việt Nam đã bị chôn vùi vĩnh viễn trong các sa mạc của bán đảo Arab”. Mặc dù vậy, Karl cho rằng, chúng ta đã can dự vào “cuộc chiến thường trực” kể từ chiến tranh Việt Nam, một phần bởi vì không có trách nhiệm giải trình, cả quốc tế cũng như nội địa. Sự hiện diện toàn cầu của quân đội Hoa Kỳ, theo Karl, không phải là để phòng thủ mà là để duy trì Hoa Kỳ ở “vị trí dẫn đầu”. Không có bất cứ sự phòng thủ nào cần tới sự có mặt của quân đội ở 150 nước.

Khởi đầu với Việt Nam, chúng ta ngừng đóng thuế cho những cuộc chiến mà chúng ta tham gia, Karl nói. Cuộc chiến Triều Tiên được tài trợ bằng thuế, nhưng cuộc chiến Việt Nam được trả bằng lạm phát. Điều này đã tạo ra khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự thắng cử của Ronald Reagan năm 1980. Các cuộc chiến ở Trung Mỹ, Iraq và Afghanistan được trả bằng nợ nần. Theo quan điểm này, cuộc chiến thường trực không chỉ đe dọa nền dân chủ của chúng ta, Karl chỉ ra, mà còn đe dọa tương lai kinh tế của chúng ta. Trong một ví dụ, Karl cho biết Hoa Kỳ tham gia các cuộc chiến để đảm bảo dầu mỏ và khí đốt, mặc dù kẻ tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới là Bộ Quốc Phòng, do những cuộc chiến đó.

Karl cũng cho rằng chúng ta đã không thắng những cuộc chiến không công – nếu kết quả trái với mục tiêu ban đầu. Hoa Kỳ đã tham chiến ở Việt Nam để ngăn chặn những người cộng sản thống nhất đất nước; mặc dù vậy đó chính là điều đã diễn ra. Chính quyền Reagan quyết định “vạch ranh giới” ở El Salvador để ngăn những người nổi loạn FLMN nắm lấy quyền lực; mặc dù vậy hiện giờ FMLN là chính quyền. Và chính quyền Reagan hỗ trợ lực lượng contras ở Nicaragua để ngăn chặn Sandinistas điều hành đất nước này; giờ thì Sandinistas đang kiểm soát. Bà tiên đoán rằng chúng ta sẽ thấy “các chiến thắng” tương tự ở Iraq và Afghanistan.

“Ký ức văn hóa về chiến tranh Việt Nam trong kỷ nguyên Chiến tranh vĩnh viễn”

H. Bruce Franklin là giáo sư chính thức đầu tiên bị đại học Stanford đuổi việc, và là người đầu tiên bị một trường đại học chủ chốt đuổi việc kể từ những năm 1950. Franklin, một người Marxist và thành viên tích cực của A3M, bị phá hủy bởi vì những điều ông nói tại cuộc mít-ting phản chiến, theo ACLU, chung quy là bảo vệ ngôn luận theo Tu chính Án thứ nhất. Franklin, một chuyên gia nổi tiếng về Herman Melville, lịch sử và văn hóa, đã giảng dạy ở đại học Rutgers từ năm 1975. Ông đã viết và biên tập 19 cuốn sách và hàng trăm bài báo, bao gồm cả những cuốn sách về chiến tranh Việt Nam. Trước khi trở thành nhà hoạt động, Franklin đã làm việc 3 năm trong không lực Hoa Kỳ, ông nói, “bay trong các chiến dịch do thám và khiêu khích Liên bang Soviet cũng như tham gia triển khai chiến tranh nhiệt hạch quy mô toàn diện”. Franklin nói tại cuộc họp mặt về những huyền thoại mà chính quyền Hòa Kỳ tạo ra kể từ cuộc chiến Việt Nam. “Một trong những điều hoang đường được phổ biến rộng rãi về chiến tranh Việt Nam là cáo buộc phong trào phản chiến là nguyên nhân thua trận, quân đội buộc phải ‘chiến đấu với một cánh tay bị giữ sau lưng’”, Franklin nói. “Điều đó trái với sự thật”, ông khẳng định. Franklin trích dẫn những người Mỹ phản đối chiến tranh. “Giống như phần còn lại của phong trào ở quê nhà”, ông cho biết, “A3M được truyền cảm hứng và sức mạnh bởi sự giận dữ trước cả chiến tranh và những lời nói dối về chiến tranh của chính quyền và truyền thông, cũng như sự tham gia của những thể chế là một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, như đại học Stanford”. Cuộc chiến cuối cùng cũng kết thúc, Franklin nghĩ, bởi vì phong trào phản chiến, đặc biệt là phản đối trong nội bộ quân đội.

Hai huyền thoại khác mà Franklin đã phơi bày, thứ nhất, những người hùng thật sự là tù binh Mỹ trong chiến tranh (POW) vẫn bị cầm tù ở Việt Nam; và thứ hai, nhiều cựu binh chiến tranh Việt Nam bị những người phản chiến phỉ nhổ khi trở về nhà. Lá cờ đen trắng POW/MIA (mất tích trong chiến tranh) đã bay trên Nhà Trắng, bưu điện Hoa Kỳ và các tòa nhà công sở, Sở Giao Dịch chứng khoán New York, và xuất hiện trên ống tay phải áo choàng sĩ quan của Ku Klux Klan, theo Franklin. “Lá cờ ấy giờ đã trở thành biểu tượng văn hóa của quan điểm chính thống Hoa Kỳ về các chiến binh anh hùng bị “Việt Nam” trù dập nhưng đã trỗi dậy như Rambo được cởi trói”, ông nói. Sau khi nói chuyện với một số học giả Nhật Bản mà ông đã gặp trong chuyến đi tới Nhật Bản, Franklin nhận ra rằng ông đã quên mất “ý nghĩa cốt yếu nhất và bí mật nhất” của huyền thoại POW/MIA. Các học giả nói với ông, “Khi quân đội thống trị ở Nhật Bản, người cuối cùng được sử dụng làm biểu tượng của chủ nghĩa quân sự là POW. Tại sao việc anh ta làm là anh hùng? Anh ta đã không chiến đấu tới chết. Anh ta đã đầu hàng.” Franklin nói tại cuộc đoàn tụ: “Cả POW lẫn các cựu binh bị sỉ nhục đều trở thành các biểu tượng ở Hoa Kỳ, đặc biệt là đối với người Mỹ, như là nạn nhân của “Việt Nam”, không phải là nhân dân hay dân tộc mà là một thứ gì đó khủng khiếp đã xảy ra đối với chúng ta. Ông cũng nói rằng hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy các cựu binh chiến tranh Việt Nam bị những người phản chiến sỉ nhục. “Đó là hai huyền thoại biến “Việt Nam” thành cơ sở văn hóa của chiến tranh thường trực”, Franklin nói. Ông trích dẫn lời tuyên bố của George H. W. Bush năm 1991, “Nhờ ơn Chúa, chúng ta đã thanh toán hội chứng Việt Nam một lần và vĩnh viễn.”

Di sản của cuộc chiến Việt Nam

Nhưng như Karl và Franklin đã thấy, hiện giờ chúng ta đã can dự vào một “cuộc chiến thường trực” hay “cuộc chiến vĩnh viễn”. Chính quyền Hoa Kỳ khởi sự hai cuộc chiến chủ chốt và nhiều cuộc can thiệp quân sự trong những năm qua kể từ cuộc chiến Việt Nam. Trong tuyên bố mới đây về chính sách đối ngoại, tổng thống Obama nói: “Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân lực, đơn phương nếu cần thiết, khi lợi ích cốt lõi của chúng ta yêu cầu – khi người dân của chúng ta bị đe dọa, khi lối sống của chúng ta bị hiểm nguy, khi an ninh của đồng minh bị nguy hiểm”. Obama không bao giờ đề cập tới Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, vốn cấm sự can thiệp “đơn phương” – sử dụng hay đe dọa sử dụng quân lực trừ trường hợp phòng vệ hay được sự đồng thuận của Hội Đồng Bảo An

Quân đội Hoa Kỳ, Karl cho biết, được dạy rằng cuộc chiến Việt Nam đã thành công. Và trong 11 năm tới, nhân dịp kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam, chính quyền Hoa Kỳ sẽ tiếp tục rêu rao những bài tường thuật dối trá về cuộc chiến. [Xem http://www.vietnamwar50th.com/]. May mắn thay, Các cựu chiến binh vì Hòa bình đã phát động một phong trào phản kỷ niệm, giải thích di sản thật sự của cuộc chiến Việt Nam [Xem http://www.vietnamfulldisclosure.org/]. Chỉ có hiểu rõ về lịch sử của chúng ta thì chúng ta mới có thể chống lại việc chính quyền sử dụng quân lực trước hết, thay vì sau cùng, để phòng thủ.

No comments:

Post a Comment