Wednesday, April 30, 2014

Các phương án quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc của Hoa Kỳ

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Wall Street Journal outlines US military options against China" của Tom Peter. Bài viết bình luận về việc Hoa Kỳ gia tăng sức ép quân sự đối với Trung Quốc.

Một bài báo trên tờ Wall Street Journal vào chủ nhật vừa qua tiết lộ rằng Lầu Năm Góc đã lập ra các “phương án quân sự” để đối phó với Trung Quốc trong các vụ tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam và Đông Trung Hoa. Các phương án, được mô tả là “mạnh mẽ” và “hấp dẫn”, bao gồm việc “gia tăng các hoạt động giám sát gần Trung Quốc”, triển khai các máy bay ném bom có thể mang vũ khí hạt nhân như B-2 và B-52, gửi tàu sân bay tới eo biển Đài Loan để đáp trả mọi “sự khiêu khích” của Trung Quốc.

Bài báo xuất hiện trong khi Tổng thống Obama đang đi thăm bốn nước châu Á, Nhật Bản được tổng thống Obama hứa hẹn là sẽ hỗ trợ trong bất cứ cuộc chiến nào với Trung Quốc, một thỏa thuận cho phép quân đội Hoa Kỳ tiếp cận dễ dàng hơn các căn cứ tại Philippines cũng đã được ký, và hợp tác quân sự với Hàn Quốc cũng được củng cố. Mục tiêu của chuyến đi là đảm bảo với các đồng minh của Hoa Kỳ rằng Washington tiếp tục triển khai “chuyển trục sang châu Á” – sự bao vây quân sự và sự chuẩn bị cho chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Tại Philippine, Obama tuyên bố rằng “mục đích của chúng ta không phải là chống lại Trung Quốc”. Mặc dù vậy chính phủ của ông ta đã thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tích cực hơn trong các tranh chấp lãnh thổ đối với Trung Quốc. Tháng 11 vừa qua, Washington lên án tuyên bố của Bắc Kinh về khu vực phòng thủ trên không bao trùm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, sau đó các máy bay ném bom B-52 bất ngờ bay vào khu vực tranh chấp.

Các kế hoạch chiến tranh đối phó với Trung Quốc vẫn còn cần được hoàn thiện. Chiến lược của Lầu Năm Góc, được biết là Hải-Không Chiến, dự tính một cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc, sử dụng tên lửa, chiến đấu cơ và tàu chiến, có thể dễ dàng mở rộng thành chiến tranh hạt nhân. Hoa Kỳ và Nhật Bản chuẩn bị cho chiến lược đó bằng việc xây dựng hệ thống tên lửa đánh chặn, viện cớ ngăn chặn “sự đe dọa” của Bắc Triều Tiên. Kế hoạch cũng bao gồm việc phong tỏa đường vận tải hàng hải đi qua Đông Nam Á của Trung Quốc.

Một bài báo được xuất bản vào ngày thứ hai trên tờ Financial Times (FT) với tiêu đề “Hoa Kỳ gia tăng sự hiện diện của quân đội ở Châu Á” cung cấp thông tin chi tiết hơn về sự leo thang quân sự của Hoa Kỳ tại châu Á nhằm đối phó với Trung Quốc. Sau khi trích dẫn thỏa thuận mới được ký cùng ngày giữa Hoa Kỳ và Philippine, bài báo cho biết các quan chức Lầu Năm Góc đã đề xuất “triển vọng về một số sự hiện diện tạm thời ở các quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia và Malaysia”. Tờ FT cũng đưa tin các sân bay từ thế chiến thứ hai trên các quần đảo Thái Bình Dương như Tinian và Saipan được tân trang lại để chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc. Thật ớn lạnh là bài báo cũng lưu ý rằng sân bay Tinian là nơi chiếc máy bay mang trái bom nguyên tử “Thằng Béo” ném xuống Hiroshima năm 1945 đã cất cánh, giờ sân bay đó lại được sử dụng trong cuộc chiến với Trung Quốc.

Tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin “kế hoạch hành động” mới nhất của Lầu Năm Góc nhằm trấn an những “lo ngại” mà “các đồng minh thân cận nhất tại châu Á” của Washington bằng ý chí đối đầu với Bắc Kinh của chính quyền Obama. Tờ báo tường thuật những đồng minh này “đã trao đổi với đồng nhiệm Hoa Kỳ” rằng phản ứng đối với “cuộc xâm lược” Crimea của Nga “có vẻ như là phép thử cho thấy điều mà Washington sẽ làm nếu Trung Quốc định giành lấy quyền lực tương tự”. Tờ báo cũng cho biết về “mối lo ngại gia tăng” của các quan chức Hàn Quốc vào tháng 12 vừa qua sau quyết định vào phút chót của Obama về việc chấm dứt ném bom Syria – nhằm tránh đối đầu quân sự với Nga.

Thực tế, đế quốc Hoa Kỳ đã giành được quyền lực ở Ukraina, và gia tăng sức ép với Nga thông qua cuộc đảo chính bằng lực lượng phát xít để lật đổ chính phủ thân Nga của Victor Yanukovich. Washington cung cấp trang thiết bị quân sự và tài chính cho chính phủ tay sai mới ở Kiev, chính phủ này đã điều quân đội và lính phát xít Right Sector tới đàn áp người biểu tình chống chính phủ tại khu vực nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina.

Tiếp tục can thiệp vào Ukraina và Syria, gia tăng hoạt động quân sự ở châu Á Thái Bình Dương, là các phần trong chiến lược overarching của tầng lớp cai trị Hoa Kỳ nhằm đối phó với suy thoái kinh tế, bằng cách củng cố sự thống trị trên toàn bộ các quốc gia Á-Âu.

Tờ WSJ, nhắc lại lời quan chức Hoa Kỳ, viết rằng “Các đồng minh châu Á muốn được biết cách thức mà Washington sẽ phản ứng lại các hành động xâm lược trong tương lai của Trung Quốc… [cần phải nhìn vào] các hoạt động của Lầu Năm Góc trong việc thuyết phục các đồng minh Đông Âu và các quốc gia Baltic kể từ khi Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi các hiệp định bảo vệ họ”. Hoa Kỳ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng ở Ukraina để triển khai quân đội ở Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania, trong khi gửi các tàu chiến tới Biển Đen – các hành động có thể kích động một cuộc chiến với Nga.

Bài báo cho biết theo các văn kiện mới của Lầu Năm Góc, “bất cứ hành động mới nào… của Trung Quốc nhằm đòi hỏi các quyền lợi đơn phương đều sẽ gặp phải sự đối đầu bằng quân sự của Hoa Kỳ để buộc Bắc Kinh phải lùi bước”. Bài báo tuyên bố các hành động “khiêu khích” “có thể bị xử lý mà không dẫn đến nguy cơ bị phản công, các quan chức nói, trích dẫn tin tình báo ước tính về số lượng các sư đoàn quân đội Trung Quốc, để trả lời cho câu hỏi về cách thức phản ứng”. Hay nói cách khác, Hoa Kỳ khiêu khích và đe dọa chính phủ Trung Quốc bằng một cuộc tấn công quân sự, đặt cược rằng Bắc Kinh sẽ “lùi bước” và chấp nhận các yêu cầu của Hoa Kỳ.

Trong khi tờ WSJ dối trá rằng chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc “được thiết kế để tránh chiến tranh, không đẩy Hoa Kỳ vào chiến tranh”, các hoạt động như triển khai tàu sân bay tới khu vực nhạy cảm như eo biển Đài Loan có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

Năm 1996, chính quyền của Tổng thống Bill Clinton gửi hai tàu sân bay tới eo biển Đài Loan trong một cuộc đối đầu giữa Đài Loan và Trung Quốc. Kể từ đó quân đội Trung Quốc đã phát triển hệ thống tên lửa tầm xa A2/AD, nhằm tiêu diệt bất cứ chiến hạm nào trên eo biển hay tại bất cứ nơi nào trong phạm vi bờ biển Trung Quốc. Năm ngoái, Bắc Kinh trả lời cuộc tập trận quân sự của Đài Loan trên quần đảo Penghu bằng cách tập trung hàng trăm ngàn quân cũng như hàng trăm chiến đấu cơ và 1,000 tên lửa đạn đạo chiến thuật dọc theo bờ biển.

Tờ WSJ đưa tin các lãnh đạo Trung Quốc phát biểu trong một cuộc viếng thăm phái đoàn Hoa Kỳ vào tháng hai rằng “họ không coi các cảnh báo của Hoa Kỳ là nghiêm trọng”. Một “cựu quan chức”, người đã tham gia vào phái đoàn nói với tờ báo: “Tôi không nghĩ là họ bị thuyết phục bởi sự mạnh mẽ của chúng ta… Nếu chúng ta nghĩ rằng đã sẵn sàng kéo cò súng nhưng họ không nghĩ vậy, đó là khi điều xấu xảy ra”.

Những bình luận trên muốn cảnh báo về nguy cơ chiến tranh được tạo ra từ sự leo thang quân sự của Washington và việc họ sẵn sàng “kéo cò súng” để chống lại Trung Quốc hay Nga.

No comments:

Post a Comment