Monday, December 2, 2013

Màn kịch vụng về của ông Dương Trung Quốc

Nhân sự kiện Quốc Hội bỏ phiếu thông qua Hiến Pháp sửa đổi 2013, ông Dương Trung Quốc đã diễn một màn kịch vụng về để lôi kéo sự chú ý của công luận, nhưng sự màn kịch ấy trái lại đã tố cáo thái độ hai mặt, lập lờ chính trị của ông này.

Trước hết nói về kết quả biểu quyết của Quốc Hội, thấy có một blog cũng khá nổi tiếng, đó là blog Hieu Minh trong bài "Lá phiếu trắng của nhà sử học Dương Trung Quốc" bình luận rằng: 

Bỏ qua chuyện “xào nấu” số liệu của bảng điện tử nói về số 97,59% nhất trí với Hiến pháp 1992 sửa đổi, bởi có 488 người biểu quyết, mà 486 người nhất trí, hai người không biểu quyết, mà hệ thống chuyên thu thập số liệu biểu quyết lại đưa ra con số 97,59% thì nên đuổi việc anh phụ trách IT của Quốc hội.


Hệ thống này chỉ có hai nút “Nhất trí” và “Không nhất trí”, tương đương với hai số 1 và 0. Nếu bấm nút “Nhất trí” thì hệ thống cộng thêm số 1, nếu không, thì chẳng cộng thêm gì nữa. Sau khi các đại biểu hoàn tất việc bấm nút, hệ thống cộng dồn số “Nhất trí” chia cho tổng số người bầu sẽ ra phần trăm “Nhất trí” và “Không nhất trí”, một bài toán đứa trẻ học lớp 7 cũng biết làm, tính nhẩm cũng ra khoảng 99%.

Đây là một bình luận sai lệch tệ hại, thiếu hiểu biết, bình luận mà hoàn toàn không tìm hiểu về sự việc. Thứ nhất là có 488 đại biểu Quốc Hội tham gia biểu quyết, song số lượng đại biểu Quốc Hội hiện nay là 498 người (vì Quốc Hội có 500 đại biểu song 1 người là bà Đặng Hoàng Yến đã bị bãi miễn, còn 1 người đã đột tử năm ngoái), tức là số đại biểu tham gia biểu quyết là 488/498= 97.99%. Thứ hai là người bình luận không hiểu gì về con số 97,57% đại biểu nhất trí với Hiến Pháp vì có tới 486/488 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Muốn tìm hiểu điều này thì chỉ cần giở lại Hiến Pháp 1992 xem điều 147 chương XII quy định về việc sửa đổi. Hiến Pháp sửa đổi chỉ có hiệu lực khi được tối thiểu hai phần ba tổng số đại biểu Quốc Hội tán thành, tức là con số hợp lệ phải được tính trên tổng số đại biểu Quốc Hội chứ không phải tổng số đại biểu Quốc Hội tham gia bỏ phiếu, như vậy tỷ lệ đại biểu quốc hội tán thành tính trên tổng số đại biểu Quốc Hội hiện có là 486/498=97,59%, con số này là hoàn toàn chính xác. Thứ ba là từ sự thiếu hiểu biết đó quay sang vu khống nhân viên kỹ thuật của Quốc Hội xào nấu số liệu thì thực là bậy bạ hết chỗ nói.

Blog Hiệu Minh nên hạ bài và xin lỗi người đọc vì sự thiếu hiểu biết của mình!

Còn về ông Dương Trung Quốc thì thái độ của ông này phải nói là vô liêm sỉ. Ông này đã không biểu quyết không tán thành Hiến Pháp 2013 mà bỏ phiếu trắng, tức là từ bỏ quyền quyết định của đại biểu Quốc Hội. Xét theo khía cạnh từ bỏ quyền bỏ phiếu thì không phải có hai người bỏ biếu trắng mà còn có 10 đại biểu nữa không tham gia bỏ phiếu, tức là cũng từ bỏ quyền bỏ phiếu, hiện chưa rõ vì lý do gì. Điều này không có gì đáng nói, nhưng chuyện đáng nói là ngay sau đó ông Dương Trung Quốc đã phát biểu trên báo Tuổi Trẻ (bài "Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấm nút?") rằng: 

Trước hết tôi muốn đại diện cho một bộ phận nhân dân mà như trong lời phát biểu khi Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi) thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói rằng: Trong một bộ phận nhân dân và ngay cả một số đại biểu Quốc hội cũng còn có ý kiến khác. Tôi muốn nói rằng tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng ấy.

Ông Dương Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng, tức là không đưa ý kiến của mình, nói một cách dân giã là ông nghỉ chơi, thì không đại diện thể đại diện cho ý kiến nào cả, bởi ý kiến nào thì cuối cùng cũng cần phải có một quyết định đại diện cho nó, nhưng ông lại vơ ngay một bộ phận nhân nhân dân vào, tất nhiên chả có nhân dân nào nói lại được với ông cả. Vẫn cái thói quen luồn cúi của mình, đem nhân dân làm bia chưa đủ ông còn núp bóng quyền lực khi viện dẫn lời chủ tịch Quốc Hội, nhưng chủ tịch Quốc Hội trước hết cũng là một đại biểu Quốc Hội, xét về mặt trách nhiệm trước cử tri cả nước cũng ngang hàng với ông, cũng một lá phiếu như ông. Là đại biểu Quốc Hội mà không dám đưa ra chính kiến của mình, lại đi núp bóng một đại biểu Quốc Hội khác chỉ vì người đó có quyền lực, đó là sự hèn nhát.

Việc ông Dương Trung Quốc không đưa ra quyết định về Hiến Pháp 2013 nhưng lại tráo trở tự nhận là đại diện cho những ý kiến khác của nhân dân chỉ thể hiện cái thói quen lập lờ hai mặt của ông mà thôi. Hèn nhát không dám đưa ra ý kiến nhưng lại tự tung hô hành động rùa rút đầu của mình là tốt đẹp, thật sự là vô liêm sỉ hết chỗ nói, cử tri tỉnh Đồng Nai nên yêu cầu ông Dương Trung Quốc giải trình về việc đó. 


18 comments:

  1. Replies
    1. Vâng, xin cảm ơn người đã đọc và hiểu được tiếng bò :D

      Delete
  2. Bài viết nói trúng về 2 mặt của Ông Nghị Quốc này. Tôi xin phép bổ sung thêm ý sau: Sớm hay muộn, ông Nghị này cũng sẽ đi theo đám “rận chủ, xí thức” để chống lại Tổ quốc Việt Nam XHXN, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam, phá hoại thành quả cách mạng của nhân dân ta đã giành được qua hơn tám mươi năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Bác Hồ. Cứ chờ mà xem.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hiện giờ thì ông ấy đã đi với đám biểu tình Bờ Hồ rồi đấy bác ạ!

      Delete
  3. Tôi không đồng ý với nhận định của bài viết này về ông Dương Trung Quốc, biểu quyết hay không biểu quyết là quyền của đại biểu. Tôi thấy bài viết này mới mang tính chất phản động

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, ông ấy có quyền không biểu quyết, nhưng cái cách ông ấy không biểu quyết mới là chuyện đáng bàn.

      Delete
    2. Bác Quốc có quyền bỏ phiếu trắng, không sai. Từ vô liêm sỉ chẳng khác nào câu chửi. Chửi một người làm đúng là chửi vào chính mặt mình vậy bác Hiệp sĩ cưỡi lừa ạ. Bác Quốc là người đánh kính trọng. Xã hội này mấy ai dám góp ý cho chính phủ cho Đảng như bác Quốc.

      Delete

  4. Việc nghi ngại "sào nấu" của IT không hẳn chỉ ở sự hiểu sai cách tính %.
    Tại sao đã từng hiện con số 3 trên bảng điện tử ở cột/hàng "không tán thành", nhưng rồi lại về 0? Có thể các vị sẽ lý luận rằng, bàn phím được thiết kế (hoặc phần mềm đ/k được viết) có nút delet hoặc Esc như trên bàn phím máy tính; nếu vậy, cần phải có thời gian cho sự thay đổi quyết định của người "chơi". Với tầm hệ trọng của công việc, không thể cho các con số bất nhất như thế được. Hiệu Minh đòi đuổi các nv IT là không sai.
    Hơn thế nữa, cái thời gian chạy ngược trên bảng đtử để làm gì? Thi độ nhanh nhạy của các đại biểu ư? Nếu cần thiết kế đồng hồ để biết thời gian chiếm trong lộ trình làm việc của QH, thì phải là thời gian xuôi bình thường chứ! Hay các IT quan niệm rằng QH đang diễn trò?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Không nên lái vấn đề sang hướng khác, ở đây chỉ ra là tác giả Hiệu Minh đã không hiểu cách tính các chỉ số và từ đó nói nhân viên kỹ thuật xào nấu số liệu. Còn chuyện nhảy số ra sao là chuyện khác.

      Delete
    2. Hướng khác là nào hở bác? Không phải đang nói về kiểu làm Hiến pháp của cuốc hội và những bung sung ở đó à .

      Delete
    3. cần phải có thời gian cho sự thay đổi quyết định của người "chơi"

      là sao vậy bạn?

      Đây không phải cuộc chơi game show 5 phút trên truyền hình.

      Delete
  5. Nhất trí với tác giả. Nghị Cuốc đại diện cho "một bộ phận nhân dân" là đám Rận, Cờ Vàng, tráo trở, lá mặt lá trái.

    ReplyDelete
  6. có vẻ bác Hiệp sĩ đang có ý đồ khác, nhưng blog này có vẻ quá bé so với báo đài. Việc ông Quốc đứng ra làm chuột bạch, duới một góc độ khác đơuợc coi là sự dũng cảm. Nhìn duới góc cực đoan, đó là sự phá cách để tạo Xờ Căng Đan, để có cơ hội PR bản thân (có thể từ việc tán đồng hoặc ném dép của dư luận). Nhưng duới một góc khác, nếu cứ tán thành bình thuờng như số đông cho yên phận, đỡ ruớc mệt mỏi vào nguời, đỡ lùm xùm báo chí, đỡ bị ông Hiệp sĩ đẩu đâu đăng bài phê phán, thì liệu có cái để mà bàn ở đây ko?
    Về cách ông ấy giải thích, đó có thể là sự né tránh. Nhưng, nếu hiệp sĩ ở vị trí là đại biểu quốc hội ( giả sử đêm nằm mơ mình đang họp quốc hội) thì với tình hình chính trị Việt Nam hiện tại, phơi mọi vấn đề ra thì có thọ thêm đuợc 1 năm nữa không?
    Nếu đứng từ ngoài nhìn vào, mọi việc tuởng chừng đơn giản, nhưng ở vào nhiều truờng hợp, góc nhìn cảm quan sẽ làm lệch bản chất vấn đề. Nói thì dễ, làm mới khó.
    Với phân tích uyên thâm, có sự logic chặt chẽ, thông tin đầy đủ của Hiệp sĩ, nếu bớt đi những từ cảm tính như ( vô liêm sỉ, nhục nhã...), những từ chỉ để viết trong văn miêu tả, thì bài đánh giá sẽ vô cùng sâu sắc.
    Xin chân thành cảm ơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Blog này hình như là blog mượn danh để viết bài phản động

      Delete
  7. Thang nay chac la dang vien dcs day

    ReplyDelete
  8. Thang nay chac la dang vien dcs day

    ReplyDelete
  9. Thang nay chac la dang vien dcs day

    ReplyDelete