Saturday, March 23, 2013

"Animal Farm" của G. Orwell và hệ thống truyền thông bị kiểm duyệt

Truyện "Animal Farm" của G. Orwell vốn rất được giới truyền thông ưa chuộng khi sử dụng để châm biếm các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa kiểu Liên Xô trước đây. Sách đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng và ở nhiều nước khác nhau, rất nhiều người đã đọc nó song có lẽ ít người tự hỏi tại sao sách không có lời mở đầu. Câu trả lời đơn giản là phần lời mở đầu của G. Orwell đã bị cắt bỏ, ban đầu thì bởi người Anh và sau đó là ở hầu hết các quốc gia đã xuất bản cuốn sách.

Phần lời mở đầu của G. Orwell được Ian August tìm thấy và được Bernard Crick công bố vào năm 1972, sau đó phần lời mở đầu đã được xuất hiện cùng với tác phẩm khi được xuất bản ở Italia vào năm 1976 (1). Kể từ đó tới nay, tác phẩm của G. Orwell hầu hết vẫn xuất hiện mà không có lời mở đầu, bản bằng tiếng Việt mới đây nhất cũng không có ngoại lệ.

Đoạn quan trọng nhất trong lời mở đầu như sau:

"The sinister fact about literary censorship in England is that it is largely voluntary. Unpopular ideas can be silenced, and inconvenient facts kept dark, without the need for any official ban.

Anyone who has lived long in a foreign country will know of instances of sensational items of news -- things which on their own merits would get the big headlines -- being kept right out of the British press, not because the government intervened but because of a general tacit agreement that "it wouldn't do" to mention that particular fact. So far as the daily newspapers go, this is easy to understand. The British press is extremely centralized, and most of it is owned by wealthy men who have every motive to be dishonest on certain important topics. But the same kind of veiled censorship also operates in books and periodicals, as well as in plays,films and radio. At any given moment there is an orthodoxy, a body of ideas which it is assumed that all right-thinking people will accept without question. It is not exactly forbidden to say this, that or the other, but it is "not done" to say it, just as in mid-Victorian times it was "not done" to mention trousers in the presence of a lady. Anyone who challenges the prevailing orthodoxy finds himself silenced with surprising effectiveness. A genuinely unfashionable opinion is almost never given a fair hearing, either in the popular press or in the highbrow periodicals." (2)


G. Orwell nói rằng chế độ kiểm duyệt báo chí ở Anh cũng tương tự như ở Liên Xô, nhưng sự khác biệt là mọi ý kiến khác biệt đều bị dập tắt mà không cần bất cứ sự cấm đoán công khai nào. Kiểm duyệt được thực hiện không phải bằng sự can thiệp của chính quyền mà bằng những nguyên tắc ngầm định. G. Orwell mô tả cách thức mà hệ thống truyền thông hoạt động là rất đáng chú ý. Thứ nhất, hệ thống truyền thông ở nước Anh là rất tập trung, nó thuộc sở hữu của những người giàu có, những người này có động cơ để làm cho một số chủ đề không nên được đề cập tới. Thứ hai là dựa vào những tín điều mà những con người chấp nhận không cần bàn cãi, những ai nỗ lực chống lại tín điều đó sẽ không được lắng nghe và bị cô lập. Điều thứ nhất có nghĩa là truyền thông phải phục vụ lợi ích của những người sở hữu nó và điều thứ hai có nghĩa là truyền thông không tách rời với giáo dục, thực ra nó chỉ tiếp tục cái công việc mà giáo dục đã hoàn thành một nửa, giáo dục nhồi vào đầu con người những định kiến còn truyền thông sẽ lặp đi lặp lại những định kiến đó để loại bỏ mọi sự hoài nghi. Một câu hỏi tiếp theo được đặt ra là hệ thống giáo dục sẽ do ai kiểm soát, tất nhiên là những người trả tiền cho hệ thống ấy, không phải người học mà là doanh nghiệp hoặc chính quyền, tức là những người cùng nhóm với những người sở hữu hệ thống truyền thông. Như vậy, có thể thấy hệ thống truyền thông kiểu Anh được ưa chuộng không phải bởi vì nó đảm bảo tự do ngôn luận mà ngược lại vì nó rất hiệu quả trong việc kiểm soát tự do ngôn luận.

Nếu dõi theo quan điểm của G. Orwell, có thể thấy hệ thống truyền thông được cấu trúc theo kiểu Anh ngày nay đã phổ biển khắp thế giới. Khi G. Orwell nói ra sự thật thì hệ thống đó đã sử dụng thứ vũ khí mà nó hay đả kích nhất để chống lại ông.

Tài liệu tham khảo:
(2): N. Chomsky-Footnote of Understanding Power: Footnote 14 Page 121