Showing posts with label Trung Mỹ. Show all posts
Showing posts with label Trung Mỹ. Show all posts

Wednesday, November 5, 2014

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Nếu chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề quần đảo Sensaku/Điếu Ngư thì đồng minh của Hoa Kỳ là Australia có tham gia không? Để trả lời câu hỏi đó, xin mời bạn đọc blog tham khảo bản dịch bài viết "New warnings of war in Asia" của tác giả Peter Symonds.

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Trong khi truyền thông hướng sự chú ý vào cuộc chiến tranh mới do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Trung Đông, cũng như sự đối đầu của Washington với Nga về Ukraina, chính sách “chuyển trục sang châu Á” của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc tiếp tục khoét sâu những căng thẳng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Một bản báo cáo đáng chú ý được phát hành vào thứ hai có tiêu đề “Xung đột ở biển Đông Trung Hoa: Liệu ANZUS có được áp dụng?” chỉ rõ những nguy cơ mà đất nước có thể tạo ra trong một cuộc chiến tranh về quần đảo tranh chấp Senskuku/Điếu Ngư, gài bẫy Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. ANZUS liên hệ tới hiệp ước an ninh được ký năm 1951 giữa Australia, New Zeeland và Hoa Kỳ trong nguy cơ một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Nhật Bản.

Bản báo cáo phản ánh sự bất đồng đang diễn ra trong bộ máy chính trị và chiến lược của Australia về sự thông thái của việc ủng hộ một cách nhất quán chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ. Chi phí kinh tế đối với tư bản Australia đã được nhấn mạnh vào cuối tháng trước khi chính quyền Obama, với lý do an ninh, đã ép buộc chính quyền của thủ tướng Tony Abbott phải đảo ngược bất chấp nguyên tắc quyết định của chính phủ về việc gia nhập ngân hàng cơ sở hạ tầng mới do Trung Quốc hậu thuẫn.

Bản báo cáo hướng sự chú ý vào các nguy cơ chiến tranh thật sự và tức thời bằng các kịch bản chi tiết có thể châm ngòi xung đột ở biển Đông Trung Hoa: một vụ đụng độ giữa máy bay Trung Quốc và Nhật Bản, một vụ va chạm giữa tàu ngầm Trung Quốc và chiến hạm Hoa Kỳ, một vụ đối đầu giữa cảnh sát biển Nhật Bản và tàu du lịch Trung Quốc. Trong mỗi kịch bản, các sự kiện nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và đặt ra vấn đề chính quyền Australia phải tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Khi bản báo cáo được phát hành, một trong số các tác giả của nó, giáo sư Nick Bisley của La Trobe Asia tuyên bố: “Chúng [xung đột] là những điều mà chúng tôi thấy rằng rất hợp lý. Đây không phải là nguy cơ tưởng tượng.” Như bản báo cáo đã viết, quân đội Nhật Bản đã cho chiến đấu cơ phản lực đột ngột cất cánh hơn 230 lần trong nửa đầu năm nay để trả đũa việc các vụ việc bị coi là Trung Quốc xâm nhập không phận của họ. 

Báo cáo trích dẫn các bình luận của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng David Johnston vào tháng 6, nói rằng ông ta không tin rằng Hiệp Ước ANZUS sẽ buộc Australia sát cánh cùng Hoa Kỳ trong một cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Những Bisley và đồng tác giả là giáo sư Brendon Taylor từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Phòng của trường Đại Học Quốc Gia Australia (ANU) đã chỉ ra vào ngày hôm qua trên tờ Australian rằng chính quyền có rất ít sự chọn lựa.

“Canberra đã buộc phải đóng góp quân sự mỗi khi Hoa Kỳ yêu cầu hỗ trợ. Hãy quên sự hợp pháp của hiệp ước liên minh mập mờ [ANZUS] được ký giữa Australia và Hoa Kỳ vào năm 1951 đi. Nếu xung đột nổ ra theo cách mà Washington kỳ vọng Australia sẽ tham gia thì đứng ngoài chiến tuyến không phải là một lựa chọn,” họ viết. 

Bisley và Taylor cũng cảnh báo rằng chính quyền sẽ đối mặt với sức ép phải tham gia vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc từ Nhật Bản. “Trong khi cả hai phe chính trị từ lâu đã ủng hộ mối ràng buộc an ninh sâu sắc với Tokyo, điều này sẽ trở thành quyết định đối với chính quyền Abbott. Mối liên hệ Canberra-Tokyo được tầng lớp thượng lưu chính trị xác định, cả ở trong và ở quanh chính quyền Nhật Bản, gần như là đồng minh chính thức. 

Viết vào ngày hôm qua trên tờ Sydney Morning Herald, cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr, người đã đóng góp vào bản báo cáo, cảnh báo phải chống lại bất cứ liên minh nào với Nhật Bản. “Chúng ta có thiện cảm với Nhật Bản và giá trị của họ, nhưng cần dè dặt về những quan điểm chủ nghĩa quốc gia trong chính sách của họ. Chúng ta không phải là đồng minh.” Carr tuyên bố.

Carr khuyến nghị: “Với ngoại giao khéo léo, Australia nên để Hoa Kỳ hiểu rằng lao vào cuộc chiến tranh với đối tác thương mại chủ chốt không phải là lợi ích của chúng ta, nếu có bùng nổ xung đột về những quần đảo không người ở, mà trong một thế giới lý tưởng sẽ là một phần của khu bảo tồn biển quốc gia.” Trong một cú đâm lén Tokyo sắc lẻm, ông ta nói các quần đảo tranh chấp đã ngủ yên “trong sự thờ ơ dễ chịu… cho đến khi Nhật Bản đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cách quốc hữu hóa chúng vào năm 2012”.

Cả Carr cũng như bản báo cáo đều không nói thêm về “những quan điểm chủ nghĩa quốc gia” trong chính trị Nhật Bản, hay vai trò của Hoa Kỳ trong việc kích động chúng. Lập trường cứng rắng hơn của Nhật Bản về vấn đề quần đảo Sensaku xuất hiện sau vụ từ chức của thủ tướng Yukio Hatoyama vào tháng 6 năm 2010, người có khuynh hướng quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc nhưng bị đặt vào xung đột với chính sách “chuyển trục” đối đầu và gia tăng quân sự chống lại Trung Quốc của tổng thống Obama. 

Hatoyama đã bị buộc phải từ chức, với sự hỗ trợ của Washington, và được thay thế bới Naoto Kan, người đã áp dụng một chính sách cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Vòng ngoại giao đầu tiên về quần đảo có tranh chấp diễn ra vào tháng 9 năm 2010 khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc và đưa ông ta ra tòa. Căng thẳng leo thang dữ dội sau khi chính quyền Nhật Bản mua lại các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9 năm 2012. 

Chính quyền Đảng Dân Chủ Tự Do cánh hữu của thủ tướng Shinzo Abe, giành được quyền lực vào tháng 12 năm 2012, đã áp dụng một lập trường không khoan nhượng về quần đảo Sensaku, từ chối ngay cả việc thừa nhận tranh chấp với Trung Quốc về hiện trạng của chúng. Abe đã gia tăng ngân sách quân sự, gia tốc định hướng chiến lược của quốc gia theo hướng “phòng thủ đảo”, thiết lập Ủy Ban An Ninh Quốc Gia theo kiểu Hoa Kỳ và tìm cách khôi phục các truyền thống quân sự Nhật Bản – tất cả đều làm gia tăng sự thù địch giữa hai quốc gia. Trong chuyến viếng thăm Tokyo vào tháng 4, Obama đã đổ thêm dầu vào lửa bằng cách tuyên bố rằng các quần đảo có tranh chấp được Hiệp Ước An Ninh Nhật Bản-Hoa Kỳ che chở.

Tại buổi công bố báo cáo vào thứ hai, giáo sư Taylor tuyên bố: “Đối với tôi sự quan ngại sâu sắc là ít hơn đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Australia và nhiều hơn, theo một số cách nào đó, về sự gia tăng đáng báo động quan hệ Australia-Nhật Bản trong 12 tháng qua”. Kể từ khi nhậm chức cách đây một năm, thủ tướng Abbott đã tiến tới mối quan hệ an ninh gần gũi hơn với chính quyền Abe, mô tả Nhật Bản như là “người bạn tốt nhất ở Châu Á” của Australia. Chính quyền Abbott đã ký một thỏa thuận công nghệ quốc phòng với Nhật Bản năm nay và dường như là sẵn sàng để mua các tàu ngầm Nhật Bản.

Sự thể hiện công khai của những lo ngại về chiến tranh trong thiết chế chính trị Australia cho thấy mức độ sâu sắc của xung đột địa chính trị ở Châu Á, cũng như ở phần còn lại của thế giới. Sự ủng hộ của Canberra đối với “chuyển trục” được đánh giá theo cách mà nó ăn khớp với diễn biến ở Tokyo. Chỉ ít tuần sau khi Hatoyama bị buộc phải từ chức, thủ tướng Kevin Rudd đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính nội bộ đảng bởi một nhóm nhỏ liên minh và bộ phận nặng ký có quan hệ chặt chẽ với đại sứ quán Hoa Kỳ. Giống như Hatoyama, Rudd đã đề xuất một sự thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay sau khi Obama quyết định đối đầu với Bắc Kinh.

Người thay thế Rudd, Julia Gillard, đã đánh đu sau các kế hoạch của Hoa Kỳ, biến nghị viện Australia thành một sân khấu cho Obama công bố chính thức “chuyển trục” vào tháng 11 năm 2011. Kể từ đó, các phê phán đối với chính sách hiếu chiến của Washington ở Châu Á hầu như đã bị phớt lờ. Carr, người được Rudd trao vị trí bộ trưởng bộ ngoại giao vào tháng 3 năm 2012, đã vội vàng chỉ trích quyết định mở cửa các căn cứ quân sự của Australia cho quân đội Hoa Kỳ của Gillard, tuyên bố rằng Australia là một đối tác theo hiệp định của Hoa Kỳ, chứ “không phải là một tàu sân bay”. Khi tại nhiệm, Carr đè nén nỗi lo âu, nhưng đã bộc lộ, giữa những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế và địa chính trị sâu sắc, để phục hồi những phê phán của ông ta.

Biển Đông Trung Hoa chỉ là một trong số những điểm bùng nổ ở Châu Á, như chương trình “Lateline” của tập đoàn truyền hình Australia vào thứ hai về tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa đã cho thấy rõ. Khi được hỏi về chiến tranh ở Châu Á, một phê phán khác của Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược của ANU, đã phác họa một so sánh với sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất, ông ta nói: “Có một chút gì đó giống điều đã xảy ra năm 1914 và một loạt các tính toán sai lầm khác của cả hai bên có thể tạo ra tình huống mà tại đó cả hai bên buộc phải lao vào khủng hoảng với hy vọng là phe khác sẽ lùi bước hoặc đầu hàng và họ sẽ kết thúc trong một trận chiến mà không phe nào thực sự muốn có. Đó là kiểu khả năng mà chúng ta thật sự phải đối mặt ở Châu Á hiện nay và đó là một trong những lý do tại sao tôi nghĩ rằng Châu Á lúc này nguy hiểm hơn là đa số chúng ta thấy.” 

Hoa Kỳ là quốc gia khủng bố hàng đầu và tự hào về điều đó

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài bình luận của giáo sư Noam Chomsky, một chuyên gia hàng đầu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, "Noam Chomsky: The Leading Terrorist State" . Bài bình luận nhấn mạnh vai trò của Hoa Kỳ trong việc tạo ra những kẻ khủng bố trên khắp thế giới. Tiêu đề do người dịch đặt.

Noam Chomsky: Quốc Gia Khủng Bố Hàng Đầu

“Tin chính thống: Hoa Kỳ là quốc gia khủng bố hàng đầu thế giới, và tự hào về điều đó.”

Đó nên là tiêu đề cho câu chuyện nổi bật trên tờ New York Time vào ngày 15 tháng 10, vốn được đặt tiêu đề rất lịch sự “Nghiên cứu về viện trợ bí mật của CIA dấy lên thái độ hoài nghi về sự trợ giúp những kẻ nổi loạn Syria.”

Bài báo đưa tin về một đánh giá của CIA đối với các chiến dịch bí mật của Hoa Kỳ nhằm xác định hiệu quả của chúng. Nhà Trắng kết luận rằng không may mắn là thành công rất hiếm hoi nên sự cân nhắc về chính sách đã được đặt ra.

Bài báo trích dẫn lời của tổng thống Barack Obam khi nói rằng ông ta đã yêu cầu CIA thực hiện đánh giá để tìm ra các trường hợp “tài trợ và cung cấp vũ khí cho sự nổi loạn ở một quốc gia hiện nay có kết quả tốt. Và họ đã không thể tìm ra”. Do đó Obama cảm thấy miễn cưỡng về việc tiếp tục những nỗ lực kiểu này.

Đoạn đầu của bài báo trên tờ Times trích dẫn ba ví dụ chính của “viện trợ bí mật”: Angola, Nicaragua và Cuba. Trên thực tế, mỗi trường hợp là một chiến dịch khủng bố trọng yếu của Hoa Kỳ.

Angola bị Nam Phi xâm lược, mà theo Washington là bảo vệ bản thân khỏi một trong những “nhóm khủng bố tàn bạo hơn” của thế giới – Đại Hội Dân Tộc Phi của Nelson Mandela. Đó là vào năm 1988.

Sau đó chính quyền Reagan dường như đã đơn độc ủng hộ chính quyền arpartheid, ngay cả khi vi phạm các biện pháp trừng phạt của Quốc Hội để gia tăng thương mại với đồng minh Nam Phi.

Khi đó Washington ủng hộ Nam Phi bằng cách cung cấp các viện trợ thiết yếu cho quân đội Unita của tên khủng bố Jonas Savimbi ở Angola. Washington tiếp tục làm việc đó ngay cả sau khi Savimbi đã bị đánh bại hoàn toàn trong một cuộc bầu cử tự do được theo dõi kỹ càng, và Nam Phi cũng đã hủy bó sự ủng hộ của họ. Savimbi là một “quái vật khát khao với quyền lực đã mang đến nghèo khổ cùng cực cho người dân của hắn”, theo lời của Marrack Goulding, đại sứ Anh ở Angola.

Hậu quả thật kinh hoàng. Một cuộc khảo sát năm 1989 của Liên Hiệp Quốc ước lượng rằng sự cướp bóc của Nam Phi đã dẫn đến cái chết của 1,5 triệu người ở quốc gia láng giềng, đó là chỉ tính riêng phần của Nam Phi. Quân đội Angola cuối cùng đã đẩy lui được những kẻ xâm lược Nam Phi và kêu gọi họ từ bỏ chiếm đóng bất hợp pháp Namibia. Hoa Kỳ đã một mình tiếp tục ủng hộ quái vật Savimbi.

Ở Cuba, sau thất bại trong cuộc xâm lược Vịnh Con Lợn năm 1961, tổng thống John F. Kenedy đã tiến hành một chiến dịch giết chóc và phá hủy để mang “sự kinh hoàng của trái đất” đến Cuba – theo lời một cộng sự thân tín của Kenedy, sử gia Arthur Shlesinger, trong tiểu sử bán chính thức của Robert Kennedy, người được gán trách nhiệm về cuộc chiến tranh khủng bố.

Sự tàn ác đối với Cuba là rất kinh khủng. Các kế hoạch khủng bố lên đến cực điểm trong cuộc nổi dậy vào tháng 10 năm 1962, dẫn đến cuộc xâm lược của Hoa Kỳ. Hiện nay, giới học giả thừa nhận rằng đó là lý do khiến thủ tướng Nga Nikita Khrushchev đặt tên lửa ở Cuba, khởi đầu cho cuộc khủng hoảng đến gần chiến tranh hạt nhân. Bộ trưởng Quốc Phòng Robert McNamara sau đó đã thừa nhận rằng nếu ông ta là lãnh đạo Cuba thì ông ta “sẽ tiên lượng một cuộc xâm lược của Hoa Kỳ” 

Cuộc tấn công khủng bố của Hoa Kỳ vào Cuba tiếp diễn hơn 30 năm. Chi phí mà Cuba phải gánh chịu dĩ nhiên là khắc nghiệt. Số lượng nạn nhân, hiếm khi được nghe thấy ở Hoa Kỳ, được báo cáo chi tiết lần đầu tiên trong một nghiên cứu của học giả Canada Keith Bolender vào năm 2010, “Tiếng nói từ phía khác: Một lịch sử truyền miệng về chủ nghĩa khủng bố chống Cuba”.

Thiệt hại trong cuộc chiến tranh khủng bố kéo dài được khuếch đại bởi lệnh cấm vận chí mạng, thứ vẫn tiếp tục thách thức cả thế giới cho đến ngày nay. Vào ngày 28 tháng 10, Liên Hiệp Quốc lần thứ 23 xác nhận “sự cần thiết phải chấm dứt các cấm vận kinh tế, thương mại, tài chính do Hoa Kỳ áp đặt đối với Cuba”. Kết quả bỏ phiếu là 188 thuận và 2 chống (Hoa Kỳ, Israel), với ba đảo quốc độc lập ở Thái Bình Dương thuộc Hoa Kỳ bỏ phiếu trắng.

Hiện nay, một số phản đối lệnh cấm vận đã lên cao ở Hoa Kỳ, ABC News đưa tin, bởi vì “đã từ lâu không còn cần thiết” (trích dẫn cuốn sách mới của Hillary Clinton “Những sự lựa chọn khó khăn”). Học giả người Pháp Salim Lamrani đánh giá chi phí cay đắng của người Cuba trong cuốn sách của ông ta vào năm 2013 “Cuộc chiến kinh tế chống Cuba”.

Nicaragua khó có thể không đề cập. Cuộc chiến tranh khủng bố của tổng thống Ronald Reagan đã bị Tòa Án Quốc Tế lên án, họ yêu cầu Hoa Kỳ ngừng “sử dụng vũ lực bất hợp pháp” và bồi thường. 

Washington phản hồi bằng cách gia tăng chiến tranh và phủ quyết một nghị quyết năm 1986 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi mọi quốc gia – có nghĩa là cả Hoa Kỳ - tôn trọng luật pháp quốc tế.

Một ví dụ khác về chủ nghĩa khủng bố được kỷ niệm vào ngày 16 tháng 10, lễ tưởng niệm lần thứ 25 ngày 6 mục sư dòng Jesuit ở San Salvador bị một đơn vị khủng bố của quân đội Salvador sát hại. Quân đội Salvador được Hoa Kỳ vũ trang và huấn luyện. Theo lệnh của tư lệnh cấp cao quân đội, các binh lính xông vào trường đại học dòng Jesuit để giết hại các mục sư và mọi nhân chứng – bao gồm cả gia nhân và con gái của họ.

Sự kiện này đẩy những cuộc chiến tranh khủng bố của Hoa Kỳ ở Trung Mỹ lên đến cực điểm vào những năm 1980, nhưng hậu quả thì đến nay vẫn còn xuất hiện trên trang nhất báo chí trong các bản tin về “tị nạn bất hợp pháp”, chạy trốn khi không có bất cứ cách nào thoát khỏi hậu quả của của vụ tàn sát đó, và bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ để sống sót nếu họ có thể, trong đống hoang tàn đổ nát của quê nhà. 

Washington cũng vô địch thế giới trong kiến tạo khủng bố. Cựu chuyên gia phân tích CIA Paul Pillar cảnh báo về “tác động hình thành sự oán giận của các cuộc tấn công của Hoa Kỳ” ở Syria, có thể xui khiến các tổ chức jihad Jabhat al-Nusra và Nhà Nước Hồi Giáo “hàn gắn sự chia rẽ vào năm ngoài và cùng tiến hành các chiến dịch chống lại sự can thiệp của Hoa Kỳ bằng coi chúng là cuộc chiến chống lại Hồi giáo”. 

Cho đến hiện giờ những hậu quả tương tự của các chiến dịch của Hoa Kỳ đã phát tán chủ nghĩa jihad từ một góc của Afghanistan sang một phần lớn thế giới.

Biểu hiện rụt rè nhất của chủ nghĩa jihad là Nhà Nước Hồi Giáo, hay ISIS, thiết lập đế chế giết chóc của họ ở những khu vực rộng lớn của Iraq và Syria. 

“Tôi nghĩ Hoa Kỳ là một trong những người kiến tạo chủ chốt của tổ chức này”, cựu chuyên viên phân tích CIA Grahm Fuller, một nhà bình luận xuất sắc về khu vực đó, cho biết. Ông ta bổ sung thêm: “Hoa Kỳ không lập kế hoạch tạo ra ISIS, nhưng sự can thiệp phá hủy của họ ở Trung Đông và cuộc chiến Iraq là nguyên nhân căn bản sinh ra ISIS”. 

Chúng ta có thể bổ sung chiến dịch khủng bố lớn nhất thế giới vào đó: Dự án ám sát toàn cầu đối với “những kẻ khủng bố” của Obama. “Tác động hình thành sự oán giận” của những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và lực lượng đặc nhiệm đã quá rõ để có thể bình luận thêm.

Đây là một kỷ lục cần phải lo ngại.

© 2014 Noam Chomsky
Distributed by The New York Times Syndicate

Friday, October 31, 2014

Trung Mỹ đói khát

Nạn đói do hạn hán đang hoành hành ở Trung Mỹ, bạn đọc hẳn đã biết, nhưng con người tạo ra nó như thế nào? Xin mời hãy tham khảo bản dịch bài viết "Starving Central America" của tác giả người Mỹ Nick Alexandrov.

Trung Mỹ đói khát

“Hạn hán đã giết chúng tôi”, một người Honduras trẻ, Olman Funez nói về mùa hè năm ngoái. Anh ta đề cập tới cái mà Ngân Hàng thế giới gọi là “một trong những đợt hạn hán dài nhất suốt nửa thế kỷ qua”. Một nông dân Guatemala 60 tuổi khẳng định rằng ông chưa từng thấy “thảm họa nào như vậy”. Carlos Rosman, một nông dân Guatemala nói với phóng viên rằng “Chả có gì ở đây hết. Chúng tôi ăn những gì có thể tìm thấy.”

Đó là những người trong só 2,8 triệu Trung Mỹ “đang đấu tranh để nuôi sống bản thân” trong khu vực “hàng lang khô hạn” – “một khu vực khô hạn nằm giữa Guatemala, El Salvador, Honduras và Nicaragua”, theo thông tin từ tổ chức Chương Trình Lương Thực Thế Giới của Liên Hiệp Quốc. Chính quyền Nicaragua mô tả đợt hạn hán là tồi tệ nhất trong 32 năm qua. Vào tuần trước tổ chức Chữ Thập Đỏ Quốc Tế và Trăng Lưỡi Liềm Quốc Tế “nói khoảng 571,710 người bị ảnh hưởng bởi hạn hán ở Honduras”, và “các hộ gia đình buộc phải bán tài sản và gia súc để mua thực phẩm cần thiết cho sống sót, trong khi những người khác đi tị nạn để tránh tác động của hạn hán”. Nhưng khủng hoảng lương thực ở Honduras và Nicaragua không phải là hiện tượng mới. Ở cả hai quốc gia này, chính sách của Hoa Kỳ đã gây ra nạn đói Trung Mỹ.

Những người Honduras khẳng định rằng khu vực Choluteca là một phần của “hành lang khô hạn”. Lãnh sự Hoa Kỳ ở Tegucigalpa đã viết vào năm 1904 về “sự đa dạng thực vật” của Choluteca, “từ các loại thông và sồi của thượng du cho đến cọ và dừa dọc theo bờ biển”. Vùng rừng giàu có đã bị tàn phá trong 70 năm sau đó, giảm từ 29% xuống 11% trong khu vực được thống kê vào những năm 1960 và 1970. Bãi chăn thả tăng diện tích bao phủ từ 47% lên 64% trong cùng kỳ. “Gia súc đang ăn hết rừng”, Billie R. DeWalt tường thuật trên Bản Tin Các Nhà Khoa Học Nguyên Tử ba thập kỷ trước đây. Nhà nhân loại học Jefferson Boyer đồng tình, cho biết là các trại chăn nuôi Choluteca “đơn giản chỉ thuê lao động để đốn và đốt cây cũng như bụi rậm, phát quang đất cho cỏ mọc”. 

Honduras “bị biến thành bãi chăn thả gia súc khổng lồ nhằm mục đích xuất khẩu”, DeWalt nói thêm – một sự phát triển phục vụ các mục đích của Washington. Robert G. Williams cho biết một ví dụ, “Liên Minh Tiến Bộ thúc đẩy xuất khẩu thịt bò Trung Mỹ” của Kennedy, và “Ngân Hàng Thế Giới, AID, và IADB” đều coi thịt bò “là con đường thực dụng và nhanh chóng dẫn đến tăng trưởng nhờ xuất khẩu”. DeWalt tiếp tục, thịt bò “không quan tâm tới khoảng 58% trẻ em Honduras dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng bởi suy dinh dưỡng dễ thấy”, nhưng không khi nào không quan tâm hơn đến Hoa Kỳ - nguồn “nhu cầu nhập khẩu vô tận các sản phẩm từ gia súc” và “nhà nhập khẩu lớn nhất” “của xuất khẩu thịt bò Trung Mỹ”. Khi các công dân Mỹ nhồi nhét steaks và hamburger, “nguồn cung cấp thực phẩm ở các nước nghèo trở nên thiếu hụt, thất nghiệp gia tăng, và đất đai cũng như các tài nguyên khác bị suy giảm mạnh”. Người Honduras nghèo khổ do đó buộc “phải cạnh tranh với động vật để giành các tài nguyên có sẵn ở địa phương”.

Nhưng nhiều nông dân, vì lý do nào đó, không thể chấp nhận rằng họ bị đối xử như con vật nuôi để giết thịt. Họ đã phản ứng lại sự phá hủy có hệ thống đối với sinh kế của họ bằng cách thành lập các tổ chức tự bảo vệ. Các chủ đất đáp trả theo cách có thể tiên lượng. “Bị chủ bãi chăn thả giết hại là chuyện phổ biến trong những năm 1960 và đầu những năm 1970, và một số vụ thảm sát đã được công khai”, David Nibert kể. “Ví dụ, vào năm 1975, tại một bãi chăn thả lớn có tên là Los Horcones” - ở khu vực Olancho, một địa điểm mở rộng bãi chăn thả khác – “5 người đã bị thiêu chết trong một lò bánh mỳ, hai tu sĩ bị thiến và băm vằm, và hai phụ nữ bị ném xuống giếng rồi cái giếng bị cho nổ sập. Tất cả các nạn nhân đều có liên hệ với phong trào do nông dân tổ chức.

Lịch sử nông nghiệp Nicaragua cũng tương tự, theo nghĩa rộng. Khu vực León, giờ là một phần của “hành lang khô hạn” rất ấn tượng với thương nhân Anh Orlando W. Roberts, ông mô tả vào năm 1827 là “miền đất rừng đẹp như trong tranh”. Phó lãnh sự Hoa Kỳ Peter F. Stout viết vào băm 1859 rằng “khu vực màu mỡ của Leon” được “bao phủ bởi rừng rậm”, các chợ tràn ngập “dưa, cam, chanh cam, chanh, đu đủ”, nhiều “loại ăn được” đều sẵn có. Nhưng sau thế chiến thứ II “khu vực bao quanh León bị biến thành đám bụi khủng khiếp khi những chủ nông trại đốn hạ rừng và trục xuất các gia đình tá điền cũng như các cộng đồng thổ dân ra khỏi đất đai của họ”, Matilde Zimmerman kể lại, đánh dấu bước phát triển của cây bông. “Trong kỳ khô hạn mùa xuân, gió nóng thổi bụi đi khắp các ngóc ngách thành phố, và không khí ở León bốc mùi thuốc trừ sâu”.

Thuốc trừ sâu đã phá hủy nông nghiệp truyền thống ở Nicaragua, giỏ bánh mỳ của khu vực. “Sản lượng lương thực cho nhu cầu nội địa giảm xuống liên tục ở Nicaragua từ năm 1948 tới năm 1978 khi ngày càng nhiều đất hơn được chuyển sang canh tác để xuất khẩu các loại sản phẩm như bong, gia súc hay thịt bò”, Clifford L. Staten viết về thời kỳ Somoza. “Vào cuối những năm 1970, chỉ có 13% dân số làm nông nghiệp có mảnh đất đủ đáp ứng các nhu cầu căn bản hay tối thiểu về lương thực.” ông ta tiếp tục. Joseph Collins chỉ ra rằng các nhà sản xuất bong Nicaragua, biến đổi đất để phục vụ cho lợi ích của họ, “đã thành công trong việc biến đất nước của họ thành thủ đô thuốc trừ sâu của thế giới. Sữa mẹ ở Nicaragua chứa lượng DDT cao hơn 45 lần so với mức cho phép của bộ y tế”.

Douglas L. Murray cho biết rằng phần lớn viện trợ nông nghiệp của Washington được dùng để mua thuốc trừ sâu. “Ví dụ vào giữa những năm 1960, Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) cho Nicaragua vay 9 tỷ dollar thông qua Chương Trình Lương Thực Cơ Bản để mua thuốc trừ sâu cho các nhà sản xuất ngũ cốc cơ bản”, kể từ khi tiền phục vụ cho “sản xuất bông Nicaragua thuần túy, cũng như tạo ra doanh thu bổ sung cho các công ty hóa chất Hoa Kỳ”. Vận may doanh nghiệp đó là một phần của sự bùng nổ về bông. Những thứ khác là “sự khó khăn và đau khổ của hàng trăm ngàn người” cũng như “sự suy giảm mức độ tiêu thụ caloric của trẻ em”, khi sự bành trướng của bông “thay thế không chỉ sản xuất các ngũ cốc cơ bản và sản phẩm nông nghiệp cần thiết mà còn trục xuất nhiều người đã có đời sống lịch sử trên vùng đất này”, Murray kết luận.

Sự chuyển đổi nông nghiệp mà Honduras và Nicaragua đã trải qua – và đặc biệt là sự tàn phá rừng mà họ kế thừa – có thể liên quan đến sự thiếu nước hiện nay tại khu vực. Nick Nuttall, môt quan chức tham gia Hiệp Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu, cho biết “mối liên hệ giữa nạn phá rừng và hạn hán là rất rõ ràng”, trong khi các nhà nghiên cứu khác tin rằng “hạn hán, được khuyếch đại bởi nạn phá rừng, là yếu tố chủ yếu trong sự sụp đổ nhanh chóng của đế chế Maya vào khoảng năm 950 trước Công Nguyên”.

“Con người và hệ thống sinh thái” khắp thế giới hiện nay có thể chung số phận với người Maya, Tổ Chức Liên Chính Phủ của Liên Hiệp Quốc (IPCC) về biến đổi khí hậu đã lo sợ. Trong một bản dự thảo báo cáo bị lộ sẽ được công bố vào chủ nhật này, ngày 2 tháng 11, IPCC lập luận rằng “ngay cả khi thích nghi, sự ấm lên vào cuối thế kỷ 21 sẽ dẫn đến nguy cơ cao đến rất cao các tác động khốc liệt, rộng rãi, và không thể đảo ngược toàn cầu”. Do đó chúng ta phải quyết định: Hoặc là mùa hè khốc liệt ở Trung Mỹ cho chúng ta thấy trước tương lai hành tinh của chúng ta, hoặc là nó cho thấy một ác mộng mà chúng ta sẽ thoát khỏi trong tích tắc.