Showing posts with label ISIS. Show all posts
Showing posts with label ISIS. Show all posts

Thursday, December 3, 2015

Dầu của ISIS

Dầu của ISIS đã được buôn lậu qua Thổ Nhĩ Kỳ như thế nào? Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã dính líu đến việc này ra sao? Tác giả Vijay Prashad đã xem xét các góc độ của vấn đề trong bài viết "ISIS Oil"

Dầu của ISIS

Vào ngày 2 tháng 12, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Anatoly Antonov đã đưa ra tuyên bố về việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa với ISIS. Bản cáo buộc dài và chi tiết, đề cập tới nhiều góc độ, nhưng điều nổi bật nhất là cáo buộc về “dầu của ISIS”.

ISIS kiểm soát các giếng dầu của Iraq ở gần Mosul. Chúng đã kiếm được hàng triệu dollar mỗi ngày bằng cách bán dầu thu được từ các giếng dầu đó. ISIS đã đưa dầu từ các giếng dầu gần Mosul ra thị trường bằng cách nào?

ISIS đã sử dụng mạng lưới buôn lậu dầu cũ từ chính quyền khu vực của người Kurd mà không cần quan tâm tới chủ quyền của Baghdad đối với số dầu đó. Đây là điểm bất đồng đã kéo dài nhiều thập kỷ, kể từ khi khu vực của người Kurd có quyền kiểm soát đối ở miền bắc. Dầu của người Kurd được bán cho những kẻ buôn lậu, sau đó những kẻ buôn lậu sẽ chở bằng xe chở dầu vượt qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, các xe tải chở dầu sẽ tiếp tục chạy dọc theo đất nước đến cảng Ceyhan của Địa Trung Hải. Từ Ceyhan, một cảng của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, dầu sẽ được các nhà buôn có tàu chở dầu mua lại và chở đến Malta, tại đó dầu sẽ được chuyển sang các tàu đi đến các nơi tiêu thụ như Ashdod (Israel). Điều này từ lâu đã là sự bất đồng gay gắt giữa chính quyền Iraq với chính quyền khu vực của người Kurd và chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện này đã được Tolga Tanış tường thuật cặn kẽ trong cuốn sách Potus ve Beyefendi (2015). Tanis cáo buộc Berat Albayrak, con rể của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, có can dự vào hệ thống buôn lậu này. ISIS đã thay thế chính quyền khu vực của người Kurd trong áp phe mới.

ISIS đã làm điều này ra sao? ISIS bán dầu cho những kẻ buôn lậu, những kẻ này chở dầu tới Ceyhan. Nhưng giờ câu chuyện trở nên thú vị. Ai bên phía Thổ Nhĩ Kỳ tham gia buôn bán dầu? Người Nga cáo buộc tập đoàn BMZ đóng vai trò chủ chốt trong việc vận chuyển dầu. Một trong các chủ sở hữu của BMZ là Bilal Erdoğan, con trai của tổng thống. Tập đoàn BMZ đã mua – theo tờ Financial Times – hai tàu chở dầu mới vào tháng trước. Sản lượng dầu của họ đã gia tăng. Đó có phải là dầu của ISIS? Cáo buộc của Nga cần phải được điều tra tiếp. Tại Quốc Hội Anh, lãnh đạo của đảng Lao Động Jeremy Corbyn nói, “Chúng ta cần biết những ngân hàng nào và quốc gia nào liên quan đến việc buôn lậu dầu của ISIS”. Đây là câu hỏi quan trọng nhất nhưng đã bị lảng tránh. 

Việc này được biết rõ ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều nhà báo dũng cảm đã viết về vai trò của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong những lổ hổng biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria. Đó là lý do khiến chính quyền Erdoğan đàn áp truyền thông tàn nhẫn. Việc bắt giữ biên tập viên Can Dündar và trưởng tòa soạn chi nhánh Ankara của tờ Cumhuriyet Erdem Gül chỉ là một phần của sự đàn áp. Dündar và Gül đã công bố các bức ảnh cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ những kẻ cực đoan ở Syria. Erdoğan đã săn đuổi Ceylan Yeginsu của tờ New York Time sau khi cô đưa tin về trung tâm tuyển mộ của ISIS ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ở Thổ Nhĩ Kỳ không có khoan dung cho tự do báo chí về những chủ đề đó. Nếu ai đó nhắc đến một trong nhưng cái tên – Bilal Erdoğan, Berat Albayrak, Ahmet Çalık – thì anh ta sẽ có nguy cơ bị truy tố. Çalık nắm giữ những chìa khóa của vương quốc tại nhà máy lọc dầu Ceyhan – thông qua đó, theo như cáo buộc, dầu của ISIS được vận chuyển. Liệu việc này có được điều tra kỹ lưỡng không? Có như vẻ là không, có quá nhiều thiệt hại. Erdoğan đã tuyên bố rằng ông ta sẽ từ chức nếu có bất cứ mối liên hệ nào được chứng minh. Có lẽ là sẽ không có mối liên hệ nào được chứng minh.

Việc người Nga đưa ra những cáo buộc này chỉ gia tăng sự căng thẳng giữa Ankara và Moscow. Vào ngày 3 tháng 3, tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất sự trả đũa cho chiếc máy bay bị bắn hạ. Mức độ nguy hiểm đã gia tăng. 

Cảng Ceyhan chỉ cách căn cứ không quân Incirlik vài giờ chạy xe, từ Incirlik máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu ở Syria. Như vậy, dầu của ISIS đã được vận chuyển ngay trước mũi của máy bay Hoa Kỳ. Trong 14 tháng Hoa Kỳ tấn công ISIS, họ đã tránh tấn công vào các xe chở dầu. Quan chức Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ không tấn công xe chở dầu của ISIS vì e ngại “thiệt hại liên đới”. Trên thực tế, khi Hoa Kỳ tấn công xe chơ dầu vào tháng trước, họ cũng làm điều đó sau khi cảnh báo các lái xe bằng tờ rơi. Đây là một cử chỉ rất cao thượng nhưng vô nghĩa. Nói chung Hoa Kỳ không cảnh báo các mục tiêu. Họ chỉ tấn công các xe chở dầu sau khi máy bay Nga đã bắn cháy chúng. Liệu Hoa Kỳ tấn công xe chở dầu có phải chỉ là để thể hiện với Nga? Khi tôi đưa ra câu hỏi này cho quan chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bà ta đã bối rối. Bà ta nói rằng Hoa Kỳ đã thu thập các thông tin tình báo về tuyến đường của xe chở dầu và giờ chuẩn bị để tấn công đoàn xe. Điều này diễn ra sau khi Nga đã không kích đoàn xe chở dầu chỉ là sự trùng hợp, bà ta nói.

Phương Tây ném bom Syria hiện đang trở nên dữ dội hơn. Pháp đã tham gia cùng với Hoa Kỳ. Anh cũng bắt đầu ném bom, trong khi Đức thì hỗ trợ Pháp. Lịch sử của không kích cho thấy các đội quân du kích không dễ dàng bị khuất phục bằng không quân. Hoa Kỳ đã thống trị bầu trời ở Việt Nam nhưng vẫn thua trận. Khi Anh tham chiến Thế Chiến II, việc Đức ném bom chỉ củng cố thêm ý chí kháng chiến của người Anh. Họ đều đã quên bài học này.

Châu Âu muốn giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn. Họ vẫn tin rằng không kích sẽ giúp họ đạt được mục đích. Dường như điều đó làm gia tăng dòng người di cư ở Syria. Việc chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu “khu vực đệm” là lợi ích của Châu Âu. Họ tin rằng đó là khu vực cho người tị nạn. Nhưng điều đó cũng có thể bảo vệ cho các xe chở đầu khỏi bị Nga không kích. Đó chính là điều khiến yêu cầu của Corby quan trọng – tổ chức một cuộc điều tra về đường vận chuyển dầu của ISIS. Cuộc điều tra này phải hỏi những câu hỏi như sau:

1. Ai đang vận chuyển dầu từ Mosul tới biên giới Thổ Nhĩ Kỳ? Ai sở hữu những xe chở dầu?

2. Ai đang vận chuyển dầu từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới Ceyhan? Ai sở hữu những xe chở dầu?

3. Dầu của ISIS đi qua Ceyhan, một cảng thuộc sở hữu của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ, bằng cách nào?

4. Ai sở hữu những tàu đã chở dầu của ISIS ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và đi tới các cảng nhận hàng?

5. Những ngân hàng nào xử lý các giao dịch giữa ISIS và người mua dầu ngoại quốc? Họ có dính líu vào việc buôn lậu dầu của ISIS không?

Một cuộc điều tra theo những câu hỏi này sẽ rất lâu, không đủ để chấp nhận hay bác bỏ những cáo buộc của Nga. Những điều này phải khai thác để làm rõ nguồn tài chính của ISIS. Ném bom các giếng dầu tại Omar ở Syria – như Anh đã làm hôm nay – có thể không hiệu quả. Điều này có thể là hỏa mù che dấu bằng chứng về sự liên quan lớn hơn tới dầu của ISIS.

[A shorter version of this will appear this Sunday in BirGün]

Vijay Prashad, director of International Studies at Trinity College, is the editor of “Letters to Palestine” (Verso). He lives in Northampton. 

Tuesday, November 17, 2015

Tấn công khủng bố ở Paris: Thảm kịch có thể mang đến sự thay đổi?

Diana Johnstone trong bài viết "Terrorist Attacks in Paris: Can Tragedy Bring Change?" đã nhấn mạnh các vụ khủng bố ở Pháp bắt nguồn từ hai nguyên nhân là tình trạng đói nghèo ở Pháp và chính sách đối ngoại thân Mỹ và Israel của Pháp. Chính nước Pháp đang theo chân Mỹ và Israel nuôi dưỡng chủ nghĩa cuồng tín Hồi Giáo để phá hủy các nhà nước hiện đại ở Trung Đông. Do vậy, nước Pháp sau vụ khủng bố ở Paris đột nhiên rơi vào tình trạng không biết phải chiến tranh với ai. Họ buộc phải lựa chọn, hoặc là tiếp tục theo chân Mỹ và Israel để gián tiếp trợ giúp những kẻ đã khủng bố nước Pháp hoặc quay lưng với Mỹ và đồng minh để chống lại những kẻ khủng bố. Sự thay đổi mà tác giả đề cập không chỉ đơn giản là sự lựa chọn của nước Pháp, nó báo hiệu sự thay đổi của trật tự thế giới.

Tấn công khủng bố ở Paris: Thảm kịch có thể mang đến sự thay đổi?

Paris.

Hỗn loạn đang lan từ Trung Đông sang Châu Âu. Một dòng người tị nạn và nhập cư hỗn tạp bất tận xuyên qua Balkan đổ vào miền đất hứa Đức và Thụy Điển. Các trận đánh lộn giữa các nhóm quốc gia xảy ra ở trại tị nạn. Cả người nhập cư tụ tập ở gần Calais để vượt biên vào Anh lẫn các công dân của Calais đều mất bình tĩnh và giận dữ. Các lãnh đạo quốc gia, với tầm nhìn Châu Âu thống nhất hạnh phúc trong đầu, theo đuổi cũng như bảo vệ ý tưởng về biên giới mở và chủ nghĩa đa văn hóa, đang nhận ra rằng họ thiếu khả năng đương đầu. Giờ thì Paris phải gánh chịu những tấn công tương tự với Beirut hay Nga. 

Đúng vậy, như Chris Floyd đã viết, phương tây đang phải nhận hậu quả từ sự ủng hộ của họ đối với bạo lực của chủ nghĩa cực đoan. Nhưng đây không phải là lúc nói với nạn nhân rằng họ bị lên án, nhất là khi mục tiêu tấn công ở Paris là những thanh niên đang xả hơi vào một tối thứ sáu, quá trẻ để gánh chịu trách nhiệm về những chính sách tai họa của phương tây, những chính sách đã nuôi dưỡng sự điên loạn ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ.

Vụ ám sát các thành viên của Charlie Hebdo vào tháng giêng vừa qua mang đến khẩu hiệu về sự đoàn kết, “Tất cả chúng ta là Charlie.” Khẩu hiệu đó trở thành một sự thật không mấy dễ chịu: đúng vậy, hiện giờ tất cả chúng ta là Charlie. Bất cứ ai đang tham dự một bữa ăn giá mềm ở nhà hàng Campuchia hiện đại nhất của quận 10 không xa hoa cũng có thể bị bắn hạ không nương tay, giống hệt như vậy. Hung thủ không theo đuổi một biểu tượng quyền lực, chúng theo đuổi bất cứ ai và tất cả mọi người. Mục tiêu tấn công của chúng là khu vực dân cư không thu hút khách du lịch, chỉ là các quán café bình thường được thanh niên Paris ưa thích. Mục tiêu đã được những người biết rõ địa hình lựa chọn.

Câu hỏi lớn là: Điều gì tiếp theo? Nỗi sợ hãi này sẽ khiến người dân nhận thấy hiện thực và suy nghĩ rõ ràng? 

Tổng thống François Hollande tức tốc lên truyền hình và cố gắng làm chủ tình hình. Nhưng ông ta đã không làm chủ được bản thân. Bằng cách tuyên bố rằng hiện giờ chúng ta “trong chiến tranh”, tổng tống Hollande dường như lặp lại phản ứng đối với vụ 11/9 của Hoa Kỳ. Nhưng chính xác là trong chiến tranh với ai? Pháp là người ủng hộ cứng rắn cho quan điểm “Assad phải ra đi”. Liệu Pháp có cần phải thay đổi các cuộc chiến? Phải vậy, có thể vậy, có thể thay đổi chính sách đối ngoại?

Tổng thống Obama lên truyền hình với tuyên bố đoàn kết trong khi cuộc tấn công vẫn đang tiếp diễn. Những tuyên bố đó đương nhiên được truyền thông khai thác với mong muốn sử dụng các cuộc tấn công này để củng cố sự thống trị của Hoa Kỳ đối với chính sách đối ngoại của Pháp.

Lời chia buồn của Israel nhanh chóng được các nhà bình luận thông thường sử dụng để thể hiện rằng Israel thấu hiểu chúng ta và đứng về phía chúng ta, bởi vì Israel là một nạn nhân thường xuyên của các cuộc tấn công khủng bố, những với “các vụ tấn công bằng dao găm….” trong ngày.

Không, những cuộc tấn công của người Palestine vô vọng không cùng mức độ như vụ thảm sát ở Paris. Khẳng định là tương tự: Do vụ 11 tháng 9, giờ là vụ 13 tháng 11, tất cả chúng ta đều cùng chung chiến tuyến với Israel, chống lại cùng một kẻ thù. Nhưng trên hết, kẻ thù nào? Kẻ thù của Israel là Hezbollah, đang gánh chịu một cuộc tấn công dữ dội ở Beirut từ những chính những kẻ đã thảm sát người dân Paris. Kẻ thù của Israel là Iran, đang chiến đấu chống lại Daech. Trên hết, ai là kẻ thù và ai là bạn của chúng ta?

Ngày càng có nhiều người không ngần ngại nói: Truyền thông Pháp hoàn toàn bị Zionist [chủ nghĩa phục quốc Do Thái] hóa. Ảnh hưởng của Israel đối với truyền thông ở Pháp dường như mạnh hơn bất cứ nơi nào trên trái đất – dĩ nhiên là hơn cả ở Israel, nơi đó còn có một tạp chí phê phán, tờ Haaretz, đăng những thứ mà không một tờ tạp chí Pháp nào dám đăng.

Không có nhà bình luận truyền thông nào nhận thấy rằng các vụ tấn công ở Paris rất tương đồng với các vụ tấn công khủng bố đã diễn ra ở Nga. Sự cảm thông với những nạn nhân của vụ rơi máy bay ở Sinai đang ở đâu? Còn những trẻ em bị sát hại ở Beslan vào năm 2006? Ở Moscow, những người Nga đồng cảm đã mang hoa đến đại sứ quán Pháp song truyền thông Pháp không đưa tin.

Truyền thông bám chặt lấy câu chuyện của họ về Putin xấu xa và Assad xấu xa. Họ không thể dễ dàng thay đổi câu chuyện và thừa nhận rằng tất cả đã lạc hậu. Nhưng những sự kiện có thể buộc họ phải thừa nhận hiện thực.

Câu hỏi lớn là: Pháp sẽ phản ứng ra sao?

Đặc biệt là ở Hoa Kỳ, họ nhanh chóng kết luận rằng chính quyền Pháp sẽ phản ứng hiếu chiến và cuồng loạn như chính quyền Hoa Kỳ sau vụ 11 tháng 9, khai thác các sự kiện kinh hoàng để tước đoạt tự do của công dân và tiến hành các cuộc chiến với nước ngoài. Nhưng cũng có lý do để hy vọng rằng ở Pháp những cái đầu lạnh hơn sẽ kiểm soát tình hình. Phản ứng tình cảm đối với số phận bi thảm của nạn nhân là không khác biệt. Nhưng cảm xúc không cần thiết phải ngăn cản con người tư duy rõ ràng, mặc dù nó thường làm vậy. Người ta có thể than khóc và vẫn duy lý. 

Đây sẽ là các phản ứng nội địa và phản ứng về chính sách đối ngoại, liên quan chặt chẽ với nhau.

Phản ứng đối nội 

Phản ứng chính thức đầu tiên, tuyên bố của Hollande rằng “chúng ta đang trong chiến tranh”, được kèm theo mệnh lệnh cho phép quân đội tuần tra trên đường phố Paris, không phải là thứ mang nhiều hứa hẹn. Binh lính trên đường phố rõ ràng là nhằm trấn an công chúng (mặc dù không phải tất cả mọi người đều cảm thấy an tâm với sự hiện diện của các loại vũ khí nóng), nhưng họ không thể ngăn chặn các cuộc tấn công tự sát hay có thể xử lý cốt lõi của vấn đề. Dường như bất cứ ai kém may mắn khi “trông giống” như những kẻ mà cảnh sát cho là giống khủng bố cũng sẽ bị chặn lại trên đường phố hay bến tàu và bị yêu cầu xuất trình giấy tờ. Điều này có thể không dễ chịu nhưng không phải là thảm kịch nếu chỉ dừng lại ở đó.

Tồi tệ hơn một chút là yêu cầu bãi bỏ các quy định giới hạn về việc sử dụng vũ khí nóng của cảnh sát. Ở Pháp, cảnh sát không thể thoát khỏi các hậu quả pháp lý của việc giết người khi họ hành động như ở Hoa Kỳ, hy vọng rằng mọi việc vẫn sẽ như cũ.

Trong dân chúng, một phản ứng được báo trước là sự thù địch bài Hồi Giáo hay thậm chí là bài Arab có thể nổ ra dưới hình thức các vụ tấn công vào nhà thờ Hồi Giáo hay các cá nhân. Nhưng sự e ngại về phản ứng này, cũng như các biện pháp để ngăn chặn chúng, đều đã được phổ biến. Trái ngược với ấn tượng thường được các bản tin truyền thông Hoa Kỳ mang đến, các cá nhân Arab tử tế hay giáo phái Hồi Giáo không bị cô lập trong các khu ghetto nghèo nàn vùng ngoại ô. Họ là một phần của xã hội Pháp, cộng đồng của họ cũng có nhiều nạn nhân trong vụ thảm sát ngày 13 tháng 11. Bất chấp những sai lầm vốn có, truyền thông Pháp cùng với trường học đang ngăn chặn sự gia tăng một cách nguy hiểm của chứng sợ Hồi Giáo. Rõ ràng rằng sự đối xử bất công với người Hồi Giáo sẽ là quà tặng tốt nhất cho những kẻ cực đoan. Như một vấn đề thực tiễn, các nhà điều tra Pháp sẽ cần tới sự trợ giúp của dân cư Hồi Giáo trung thành để phá vỡ các cuộc tấn công khủng bố.

Công việc sau này là tuyệt đối cần thiết. Nó đòi hỏi các nỗ lực thấu hiểu những gì nằm phía sau hiện tượng – không có nghĩa là biện minh cho chúng. Một khuynh hướng cánh tả nhất định đồng cảm với mọi sự nổi loạn tiềm tàng, bất kể là động cơ hay mục đích, để coi nó là phản ứng hợp lý đối với sự áp bức, là không có cơ sở, kết luận đạo đức là không phù hợp. 



Ngay cả khi những kẻ khủng bố Paris đã tự sát theo công bố (vẫn còn nghi vấn), có nhiều cách để phản ứng đối với tình trạng xã hội nội địa hơn là các vụ thảm sát ngẫu nhiên không phân biệt. Người Mĩ gốc Phi đã chứng kiến điều đó, sự đàn áp đối với họ còn tồi tệ hơn sự phân biệt (bất hợp pháp) đối với người Pháp Hồi Giáo. Thất nghiệp, một phần lớn là do chính sách kinh tế mà Liên Minh Châu Âu áp đặt, đã ảnh hưởng tới toàn bộ thanh niên, nhưng đặc biệt là các cá nhân ít được đào tạo và không có các mối liên hệ. Sự thiếu vắng các cơ hội nghề nghiệp tử tế làm gia tăng các tội phạm vặt, nhiều phần tử cực đoan Hồi Giáo đã được cải đạo trong tù. Đó là những tệ nạn xã hội cần phải được xử lý bằng cách thực sự quay trở lại với chính sách xã hội, vốn bị chính quyền “xã hội chủ nghĩa” hiện tại phá hủy một cách có hệ thống.

Ngay cả khi đó, so sánh với nhiều thời kỳ khó khăn khác nhau có thể cho thấy rõ rằng sự bùng phát của bạo lực Hồi Giáo cực đoan không chỉ đơn giản là do các yếu tố kinh tế. Nguồn gốc của vụ thảm sát ngày 13 tháng 11 là từ Trung Đông. Daech, hay còn gọi là Nhà Nước Hồi Giáo, tùy bạn muốn gọi là gì, hành động như là sự hấp dẫn đối với thanh niên, nhiều người trong số họ đã vượt qua ranh giới của tội phạm hình sự, cần một sự biện minh cho cuộc sống và một kênh cho cảm xúc của họ. Sự biện minh được đem lại bằng hình ảnh những người dân mà họ có thể thấy tương đồng: người Palestine ở Gaza, các gia đình bị bom Mỹ xóa sổ trong một đám cưới, những quốc gia bị người phương tây ngạo mạn hạ nhục. Tham gia Jihad chống lại “Chiến Binh Thập Tự Chinh Phương Tây” để trở thành “Caliphate” [quan tòa] mới trở thành vòng hào quang che chở cho cả điều tốt lẫn cái xấu ở những người dễ tổn thương nhất định. 

Những người được coi là tội phạm và đang thi hành án tù có thể cảm thấy khuây khỏa với ảo tưởng đổ lỗi cho những thế lực siêu nhiên. Cũng như thiên đường của Allah đang kêu gọi, xã hội phương tây đương đại – dựa trên sự đại diện thương mại hơn là thực tại, mà người dân khó có thể biết được – có thể xuất hiện như là một bể tội lỗi. Lý tưởng của những thành phần Jihad là chủ nghĩa thanh giáo cuồng tín: họ có thể sát hại thanh niên ở quán café hay nhà hát bởi vì họ áp dụng một hệ tư tưởng coi những người kia là “những kẻ tội lỗi” chống lại đấng Allah toàn năng.

Ảo tưởng này không chỉ giới hạn trong phần bên lề của xã hội Pháp. Nước Pháp, với truyền thống thế tục và khai sáng, phải được chuẩn bị tốt để chống lại sự điên cuồng này với lý lẽ và lập luận. Trái lại, khuynh hướng hiện tại là áp dụng hành vi của người Mỹ theo kiểu “không lập luận về tôn giáo”, thậm chí là trong lớp học khi các sinh viên Hồi Giáo phủ nhận sự tiến hóa vì mâu thuẫn với kinh Koran. Đúng như vậy, Pháp được ghi nhận về những nỗ lực ngăn cản các phong tục Hồi Giáo cụ thể, nhưng lại để mặc lý tưởng. Lý tưởng về chủ nghĩa đa văn hóa đã trở thành kẻ thù của lý trí. Họ đã quên mất rằng tranh luận về lý tưởng của cá nhân không phải là tấn công cá nhân. Chủ nghĩa tương đối trí tuệ, nhằm mục đích nuôi dưỡng tình anh em, đã để ngỏ cánh cửa cho chủ nghĩa cuồng tín. Một số thứ là sự thật và một số thứ khác là sai, khái niệm hậu hiện đại về việc mỗi các nhân có “sự thật của riêng mình” có nghĩa là cuối cùng không phải là lý trí mà là sức mạnh sẽ thống trị.

Nhưng một lần nữa, nguồn gốc của lý tưởng giết chóc phía sau các vụ tấn công khủng bố nằm ở Trung Đông và những bi kịch đã làm rung chuyển khu vực trong nhiều thập kỷ.

Phản ứng đối ngoại

Chuỗi phản ứng của Pháp trên phương diện chính sách đối ngoại đối với sự kiện 13 tháng 11 là chưa rõ ràng. Bất chấp sự thể hiện mang tính nhất thời về “sự thống nhất quốc gia”, sự chia rẽ sắc nét hiện rõ trong giới lãnh đạo chính trị. 

Tổng thống Hollande là ví dụ điển hình về lãnh đạo Châu Âu hiện tại, từ lâu đã từ bỏ các nỗ lực tư duy chiến lược thực tiễn, chỉ thiết tha với nỗi sầu muộn ngân sách và nỗi ám ảnh “xây dựng Châu Âu”, có nghĩa là, Liên Minh Châu Âu. Các vấn đề quốc tế đã bị phó mặc cho Người Bảo Trợ Vĩ Đại (Hãy nhớ D-Day [Ngày quân đồng minh đổ bộ ở Normandy]), Hoa Kỳ, người được kỳ vọng là sẽ bảo vệ chúng ta khỏi mọi hỗn loạn mà họ tạo ra. Giờ là lúc thức giấc.

Tình hình rất phức tạp, nhưng không phải tất cả mọi thứ đều không thể hiểu được, ngay cả khi điều đó vô nghĩa.

Hỗn loạn bắt đầu ở hai nơi: Israel xâm lược Palestine và Hoa Kỳ khai thác chủ nghĩa cuồng tín Hồi Giáo ở Afghanistan để phá hủy Liên Bang Soviet. Để chống lại chủ nghĩa quốc gia Arab, cân nhắc tới kẻ thù chủ chốt tại khu vực, Israel đã chào đón sự trỗi dậy của Hồi Giáo chính trị như là một lực lượng để phá hủy chủ nghĩa quốc gia Arab, các nhà nước hiện đại của Iraq, Lybia và Syria đang trên con đường đó. Hoa Kỳ đã thực hiện sự phá hủy các nhà nước đó, sử dụng lý do “nhân đạo”, với sự thúc giục của những người ủng hộ Israel trong bộ máy chính trị của Hoa Kỳ, những người đó đã rao bán chính quyền trên truyền thông với quan niệm rằng kẻ thù của Israel là kẻ thù của Hoa Kỳ. Vai trò của Israel trong những thảm họa này là rất rõ ràng đối với mọi người bên ngoài Hoa Kỳ. Khi được khai thác cho mục đích của Hoa Kỳ hoặc Israel, các khuynh hướng cực đoan đã được thúc đẩy bằng chiến thắng, trở nên mạnh mẽ và trở thành đại diện cho con đường thích hợp để hạ bệ phương Tây trong con mắt của nhiều người. 

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, Saudi Arabia đã tham gia vào cuộc xung đột, sử dụng nguồn tiền thặng dư khổng lồ của họ để xây dựng các nhà thờ Hồi Giáo và phát tán lý tưởng Wahhabi từ Balkan cho tới Nigeria. Tiền của Saudi đã hỗ trợ nhiều nhóm cuồng tín Sunni với mục tiêu phá hủy Hồi Giáo Shi’ite và làm suy yếu đối thủ Iran. Kể từ khi Israel coi Iran là kẻ thù chính trong khu vực, Saudi Arabia và Israel đã trở thành đồng minh khu vực trên thực tế, cả hai cùng nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ.

Pháp bị ràng buộc với Israel bằng “nhận thức tồi”, vốn được truyền thông nuôi dưỡng và thúc đẩy, các cá nhân và chính khách dưới sự ảnh hưởng của những tổ chức như CRIF (Hội Đồng Đại Diện Các Tổ Chức Do Thái Pháp). Họ cũng bị ràng buộc với Saudi Arabia không chỉ bởi dầu mỏ mà còn bởi vì công nghiệp quân sự Pháp cần thị trường Arabia 

Để tóm tắt câu chuyện, hệ thống liên minh giữa các phe đối lập đã dẫn tình trạng mà “phương tây”, có nghĩa là Hoa Kỳ, Anh và Pháp, đang trong chiến tranh với cả hai phe tham chiến ở Syria. Ít nhất, họ cũng giả bộ ném bom những kẻ cuồng tín Hồi Giáo đang muốn phá hủy nhà nước Syria. Đồng thời họ cũng cố gắng phá hủy nhà nước Syria bằng tuyên bố “Assad phải ra đi”. Dường như họ cho rằng nếu Assad ra đi, Syria sẽ vẫn còn đó. Nhưng thực tế, trên hết Assad là biểu tượng và là yếu tố liên kết trong nhà nước Syria hiện nay, quân đội của họ vẫn chiến đấu chống lại các lực lượng vũ trang được nước ngoài hậu thuẫn trong suốt bốn năm bất chấp những thất bại nặng nề và vẫn sẽ tiếp tục thực hiện chức trách của mình. Assad nhận được sự tôn trọng và tuân phục của quân đội cũng như đa số công dân vẫn còn lại trên đất nước bị bao vây. Chiến tranh ở Syria chỉ là cuộc chiến mới nhất trong chuỗi những cuộc chiến đã phá hủy các kẻ thù của Israel và Saudi Arabia, nhờ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Kêu gọi Assad “ra đi” có nghĩa là kêu gọi chia cắt Syria.

Ai sẽ nhặt nhạnh những mảnh của Syria?

Dĩ nhiên là ba kẻ thù láng giềng của quốc gia này: Thổ Nhĩ Kỳ chiếm miền Bắc, Israel sẽ chiếm cao nguyên Golan (vĩnh viễn) và dĩ nhiên là nhiều hơn nữa, trong khi những tay sai cuồng tín của Saudi Arabia sẽ chiếm phần còn lại, giống như cuộc xung đột đang diễn ra ở Yemen và những nơi khác.

Chỉ có Nga là hành động rõ ràng và hợp lý. Họ đã can thiệp hợp pháp theo yêu cầu của chính quyền Syria. Nga đang cố gắng cứu vớt nhà nước hiện tại và ngăn chặn sự bành trường của những kẻ cuồng tín Hồi Giáo, những kẻ cũng đang đe dọa nước Nga.

Lãnh đạo Hoa Kỳ và Israel đang cấp tốc vỗ về Pháp với “tình đoàn kết” để ngăn không cho quốc gia bị sốc này thoát khỏi sự ràng buộc của liên minh phá hoại. Nhưng đôi khi một thảm họa có thể báo hiệu điểm chuyển đổi.

Điều gì tiếp theo? Pháp vốn đã tham chiến ở Syria, nhưng cuộc chiến nào? Sau khi kêu gọi tổng thống Hollande thể hiện “sự thống nhất quốc gia”, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy đã kêu gọi liên minh với Nga để chống lại Daech. “Không thể có hai liên minh ở Syria”, ông ta nói. Giống như Marine LePen, Sarkozy đã tới thăm Moscow và kêu gọi một liên minh tốt hơn với Vladimir Putin. Điều này có nghĩa là quan hệ với NATO và Hoa Kỳ là không rõ ràng vào lúc này.

Liên Minh Châu Âu cũng bị rung chuyển bởi sự phát tán hỗn loạn từ Trung Đông. Cuộc tấn công của kẻ khủng bố Paris rõ ràng đã phá vỡ mọi sự đồng cảm đối với đám đông người nhập cư hỗn tạp từ Trung Đông. Giống như Hungary và Áo, Pháp đã đóng cửa biên giới. Shengen (hiệp định của Liên Minh Châu Âu về biên giới) đã hỏng. Làm gì với người tị nạn là câu hỏi không có câu trả lời. 

Trong tình trạng hiện thời, cánh tả Pháp đang hấp hối trên giường bệnh. Quá nhiều sự dựa dẫm giáo điều vào EU và đồng euro, quá nhiều lừa dối đối với giai cấp công nhân, quá nhiều ảnh hưởng thân Israel, quá nhiều tuân phục Washington, quá nhiều bùa chú trống rỗng về “chủ nghĩa đa văn hóa”, quá nhiều kiểm duyệt đối với tranh luận và câm lặng về mâu thuẫn, quá nhiều tự hài lòng về đức hạnh của bản thân. 

Sự ngạo mạn và thiếu trung thực của cánh tả chắc chắn sẽ đẩy nước Pháp sang cánh hữu. Nhưng hãy chú ý: Cánh hữu Pháp vẫn quá tả so với cánh hữu Hoa Kỳ và thậm chí là quá nhiều cánh tả Hoa Kỳ trên nhiều phương diện chủ chốt. Người Mỹ quan ngại về hòa bình thế giới sẽ không phán xét một quốc gia cuối cùng cũng ở trên bờ vực của việc chống lại chính sách đối ngoại “được chế tạo ở Hoa Kỳ” của họ.

Diana Johnstone’s Queen of Chaos: the Misadventures of Hillary Clinton is available in both paperback and digital format directly from CounterPunch.

Monday, November 16, 2015

Sắc màu của thảm kịch: Paris và truyền thông

Nhà báo nữ Tamara Pearson trong bài viết "The Colors of Tragedy: Paris and the Media" mổ xẻ sự thiên lệch của truyền thông trong sự kiện thảm sát ở Paris. Màu cờ nước Pháp tràn ngập thế giới sau vụ thảm sát ở Paris, còn khi phương tây thảm sát hàng triệu người ở đâu đó trên thế giới thì không có lá cờ nào được vẫy lên. Thảm kịch được tầm thường hóa, chỉ được đưa tin nhằm mục đích câu khách, đồng thời lảng tránh sự thật. 

Sắc màu của thảm kịch: Paris và truyền thông

Khi Paris run rẩy đối mặt với vụ tấn công kinh hoàng vào thứ sau, Beirut cũng vậy sau vụ đánh bom kép vào thứ năm và Palestin cũng vậy hàng ngày. Nhưng nhà hát Opera Sydney chỉ đổi màu vì Pháp và cho nước Pháp – lặp lại sự phản ứng đối với sự kiện Hebdo – các tổng thống phương tây phát biểu trong sự bàng hoàng và truyền thông tư nhân tường thuật trực tiếp, các slide show và các trang đăng video.

Ưu tiên về thảm kịch của truyền thông phản ánh và duy trì ưu tiên về chính trị, theo đó cuộc sống của một số người được coi là quan trọng hơn. Hơn nữa, bằng cách sử dụng thảm kịch có lựa chọn, biến thảm kịch thành giật gân để câu khách và do đó tầm thường hóa thảm kịch, thâm chí bỏ qua việc đưa tin số người chết bởi vì họ không thật sự hiểu. 

Truyền thông đã cực kỳ hấp tấp. Cho dù là truyền hình về tổn thất và đau khổ của địa phương cho sự tò mò tọc mạch của khán giả phương tây mà không cần quan tâm nhiều đến câu chuyện ở phía sau – như trong trường hợp động đất ở Nepal – hay cá nhân hóa các nạn nhân ở Paris, bao quát dòng thời gian của bạo lực theo chi tiết từng phút nhưng dàn xếp để duy trì sự thờ ơ bất chấp sự kiện.

Truyền thông không chỉ tác động tới cái mà khán giả biết, mà còn là cách họ suy nghĩ và điều mà họ quan tâm. Truyền thông không đưa tin về bốn năm biến Syria thành đống hoang tàn, theo cách chi tiết. Truyền thông đã lãng quên Nepal, những dòng tít tuyệt vời nhất đã biến mất và các phân tích về khôi phục và xây dựng dường như quá khó để theo dõi. Người tị nạn chỉ hiện ra trên truyền thông khi họ đặt chân lên đất của thế giới thứ nhất. Truyền thông có có vai trò trong nhận thức phê phán về các cấu trúc kinh tế cũng như xã hội phía sau thảm kịch, nhưng trong thực tế, do chủ sở hữu của truyền thông và động cơ lợi nhuận, nó sẽ không làm vậy. Không chỉ là về bán hàng, truyền thông là sức mạnh phục vụ cho một phe.

Gói tin tức mà truyền thông giới thiệu – những thảm kịch mà chúng trình bày cũng như những thảm kịch mà chúng bỏ qua củng cố một sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng. Bất cứ đứa trẻ nào cũng biết, điều quan trọng là ai và cái gì phải được chú ý. Thảm kịch của nghèo đói và sự cô lập xã hội quy mô lớn bị truyền thông hạ thấp trong khi máy bay rơi và các vụ nổ súng chiếm vị trí trung tâm. Không phải là chúng phải như vậy mà thực ra là kém may mắn, những thảm kịch lớn nhất diễn là hàng ngày, chúng là dài hạn, tuần hoàn, chúng có nguyên nhân, nhưng đó là những con người sai lầm và thiếu những tiêu đề hấp dẫn, do vậy chúng bị kiểm duyệt bằng sự chung chung, cam chịu, im lặng. Điều đó có nghĩa là chúng được bình thường hóa và chấp nhận.

Các thảm kịch bị hạ thấp 

Những vụ thảm sát hàng triệu người mỗi năm cho tới các dịch bệnh có thể ngăn chặn được không được thừa nhận.

Sự xô đẩy tán loạn trong im lặng của những công nhân quá mệt mỏi bị trả lương thấp không được nhận thấy. Biến trí tuệ sâu sắc thành tư duy tầm thường, sự thể hiện chết cứng, bởi vì giáo dục cao đắt đỏ hơn truyền hình và điện thoại. Sự sáng tạo, nếu nó còn sống sót, được bán cho người đặt giá cao hơn.

Giới hạn với tình dục, giới tính và tồn tại. Có nghĩa là truy tố sự đa dạng và sản xuất có hệ thống ra sự cô độc.

Đầu độc hành tinh, cuộc sống trở thành bốc dầu hỏa và hận thù chờ bùng cháy.

Sự miễn tố của cảnh sát đối với tội sát nhân và sự miễn tố các quốc gia đối với bom đạn.

Ở trường học, lịch sử được dạy theo một chuỗi sự kiện, từ sự kiện này đến sự kiện khác, như là những anh hùng ngẫu nhiên và cá nhân, hơn là một quá trình. Đối với truyền thông ngày nay cũng vậy, Paris là một chuỗi sự kiện, không phải là một chủ đề phức tạp. Nếu có hành động nào xảy ra, điều đó sẽ đơn giản – trừng phạt kẻ thù, cho phép kẻ thù trở thành người dân, bỏ qua bối cảnh, câu hỏi và hậu quả. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã tràn ngập các mạng xã hội sau khi Paris được mổ xẻ bằng phân tích nguyên nhân-kết quả - hiện nay đa số bản tin của truyền thông thiếu sự toàn diện . Đâu là các lực lượng và quyền lực tham gia? Đâu là bạo lực xâm lược, cô lập toàn bộ người dân, chuyện đó có liên quan đến chuyện này không? Tạo sao một số vụ bạo lực đối với một số dạng người được chấp nhận, còn đối với những người khác thì không? Đó có phải là một thảm kịch tự sát không?

Tamara Pearson is a long time journalist based in Latin America, and author ofThe Butterfly Prison. Her writings can be found at her blog.

Saturday, October 24, 2015

Putin buộc Obama phải đầu hàng ở Syria

Nhà báo Mỹ Mike Whitney trong bài viết "Putin Forces Obama to Capitulate on Syria" đã chỉ ra rằng Hoa Kỳ tìm cách câu giờ để cứu lính đánh thuê đang bị không quân Nga và quân đồng minh Assad nghiền nát ở Syria. Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ và đồng minh vẫn không thay đổi, đó là lật đổ tổng thống Assad và phá vỡ Syria thống nhất thành những mảnh lãnh thổ nhỏ. Hoa Kỳ đã từng từ chối những đề xuất đàm phán hòa bình của Nga ở Geneva thì giờ đây khi mất quyền kiểm soát trên chiến trường lại đang tìm cách trì hoãn thời gian bằng đàm phán Geneva. Người Nga sẽ không mắc bẫy. Hơn ba mươi năm trước đây, đất nước Việt Nam nhỏ bé đã cho cả thế giới thấy cần phải trả lời Hoa Kỳ ra sao về việc đàm phán hòa bình: Nghiền nát quân Mỹ và tay sai trên chiến trường rồi hãy nói chuyện hòa bình!

Putin buộc Obama phải đầu hàng ở Syria

Liên minh quân sự do Nga lãnh đạo đã đánh nhừ tử đám tay sai của Washington ở Syria, đó là lý do khiến John Kerry đang kêu gào “Hết Giờ”

Vào thứ hai, ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry kêu gọi một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp trong tuần để các lãnh đạo Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia và Jordan có thể thảo luận về phương thức tránh khỏi một sự “phá hủy toàn diện” Syria. Theo Kerry, “Mọi người, trong đó có người Nga và Iran, đã nói rằng không có giải pháp quân sự, thế nên chúng ta cần phải nỗ lực tìm ra một giải pháp chính trị. Đây là thảm họa nhân đạo đang đe dọa sự toàn vẹn của một nhóm quốc gia trong khu vực,” Kerry nói thêm.

Dĩ nhiên, việc những kẻ khủng bố phá hủy các thành phố và làng mạc khắp đất nước, khiến một nửa dân số phải di cư và biến một quốc gia thống nhất và an ninh thành một xứ sở hỗn loạn vô chính phủ không bao giờ là một “thảm họa”. Mọi thứ chỉ trở thành một thảm họa khi Vladimir Putin phát động chiến dịch ném bom của Nga cùng với quân đội đồng minh trên mặt đất, khi họ bắt đầu xóa sổ hàng trăm chiến binh được Hoa Kỳ hậu thuẫn và chiếm lại những thành phố dọc theo hành lang phía tây. Giờ đây không quân Nga đang nghiền nát những kho đạn dược của jihadi, kho vũ khí và căn cứ của quân nổi loạn, quân đội Arab Syria (SAA) đang thắt chặt vòng vây quanh Aleppo, Hezbollah đang gây ra những thiệt hại nặng nề cho chiến binh Jabhat al Nusra cũng như đám ký sinh khác có liên kết với Al Quaida; Kerry cho rằng điều đó là thảm họa. Giờ đây, khi cục diện chiến tranh đã chuyển sang thuận lợi cho tổng thống Syria Bashar al Assad, Kerry muốn có “Hết Giờ”

Hãy nhớ rằng Putin đã làm việc không biết mệt mỏi suốt những tháng mùa hè để vận động các bên tham chiến (trong đó có cả phe đối lập chính trị chống lại Assad) cùng tham gia xem xét phương án ổn định Syria cũng như chống lại ISIS. Nhưng Washington không muốn tham gia bất cứ liên minh nào do Nga lãnh đạo. Sau khi mọi khả năng giải quyết xung đột thông qua sự đồng thuận đã bị từ chối, Putin quyết định trực tiếp can thiệp bằng cách đưa không quân Nga vào tham chiến chống lại các phần tử cực đoan Sunni cũng như những lực lượng chống chính quyền khác, những kẻ đang xé nát đất nước và dọn đường cho quân đội liên kết với Al Quaida chiếm thủ đô. Sự can thiệp của Putin đã ngăn chặn sự hiện diện của Caliphate [chính quyền Hồi Giáo do giáo chủ đứng đầu] khủng bố ở Damascus. Ông ấy đã chấm dứt chuỗi chiến tranh kéo dài bốn năm, cũng như giáng cho chiến lược thâm hiểm của Washington một đòn thôi sơn. Giờ đây ông ấy sẽ hoàn tất công việc. 

Putin không quá khờ khạo để mắc bẫy chiến thuật câu giờ của Kerry. Ông ấy sẽ hạ sát hoặc bắt giữ càng nhiều khủng bố càng tốt và ông ấy sẽ không để Chú Sam [Hoa Kỳ] can thiệp.

Những kẻ khủng bố này – có hơn 2.000 tên trong số chúng đến từ Chechnya – tạo thành mối đe dọa tiềm tàng đối với Nga, cũng giống như kế hoạch sử dụng đám Hồi Giáo cực đoan để thúc đẩy mục tiêu quốc tế của Hoa Kỳ. Putin đã tỏ ra nghiêm tức với mối nguy hiểm ấy. Ông ấy biết rằng nếu như chiến lược của Washington thành công, nó sẽ được sử dụng ở Iran và sau đó là chống lại Nga. Đó là lý do khiến ông ấy dồn tiền bạc và tài nguyên vào công việc này. Đó là lý do khiến tướng lĩnh của ông ấy đã xem xét toàn bộ chi tiết và xây dựng chiến lược vững chắc để chấm dứt sự huyên náo của đám tội phạm trẻ ranh cũng như khôi phục biên giới chủ quyền của Syria. Đó là lý do khiến ông ấy không bị đánh lừa bởi những kẻ ăn nói đường mật như Kerry. Putin sẽ xem xét tình hình trong một kết cục xấu. Ông ấy sẽ không ngừng lại vì bất cứ ai hay vì bất cứ điều gì. Thắng lợi ở Syria là vấn đề an ninh quốc gia, an ninh quốc gia của Nga.

Đây lại là Kerry: “Nếu Nga giúp Assad tìm ra con đường dẫn tới giải pháp chính trị cũng như chống lại Daesh (ISIS) và chủ nghĩa cực đoan thì đây có khả năng là một con đường thực sự khác biệt.”

Putin đã đề xuất các giải pháp ngay từ ban đầu nhưng Washington đã từ chối các giải pháp đó. Putin ủng hộ cái được gọi là đàm phán Geneva từ năm 2012. Trên thực tế, người sau này là ngoại trưởng Hillary Clinton đã phá hỏng toàn bộ tiến trình bằng cách đòi hỏi Assad không được tham gia vào chính quyền lâm thời. (Lưu ý: Hiện giờ Obama đã rút lại yêu cầu này) Nga coi đòi hỏi của bà ta là tương đương với thay đổi chế độ, khi mà Assad được quốc tế công nhận là người đứng đầu nhà nước và hoàn toàn có quyền tham gia vào chính quyền lâm thời. Sự phủ nhận của Hoa Kỳ đã phá hỏng các nỗ lực về “cuộc bầu cử tự do và công bằng đa đảng” dưới sự giám sát quốc tế và chấm dứt mọi cơ hội nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Washington đã không đánh đổi con đường của họ (“Assad phải ra đi”) để cứu sống hàng chục ngàn mạng thường dân, những người đã chết kể từ khi Clinton quay lưng lại với Geneva.

Sao giờ Kerry lại chìa ra cành ô liu? Sao giờ Washington lại quan tâm tới “sự phá hủy toàn diện” của Syria?

Tôi không ngạc nhiên về điều đó. Điều khiến Kerry lo lắng là những anh bạn côn đồ chuyên “chặt đầu” của ông ta sẽ bị vó ngựa Nga nghiền thành bột. Đấy là điều mà ông ta lo lắng. Hãy xem đoạn này trên RT:
“Tổng thống Syria Bashar Assad “không phải ra đi ngày mai hay ngày kia,” bộ ngoại giao Hoa Kỳ (người phát ngôn Mark Toner) đã tuyên bố. Washington cho phép Assad có thể tham gia quá trình chuyển tiếp, nhưng không được tham gia chính quyền kế tiếp của Syria…
“… đây không phải là sự áp đặt của Hoa Kỳ. Đây là cảm giác của nhiều chính quyền khắp thế giới và nói một cách trung thực là đa số người dân Syria,” Toner nói.
Khi được yêu cầu làm rõ “thời hạn” của quá trình chuyển tiếp mà bộ ngoại giao dự tính, Toner đã không đưa ra thời gian chính xác. 
“Tôi không để đặt ra một khung thời gian cho điều đó. Tôi không thể nói rằng hai tuần, hai tháng, sáu tháng,” ông ta nói, thêm vào rằng Hoa Kỳ đang tìm kiếm “một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột.”…
Sau đó, Toner thừa nhận rằng Hoa Kỳ vẫn đang trong “quá trình khởi động quá trình,” khẳng định rằng đây là “một vấn đề cấp bách” đã “kéo dài quá lâu.” (‘Assad doesn’t have to leave tomorrow, can be part of transitional process’ – Bộ ngoại giao Hoa Kỳ”, RT)

“Một quá trình để khởi động quá trình”?? Có ai đấy không?

Toner đọc vẹt quá nhanh, ông ta thậm chí không chắc là đang nói gì. Rõ ràng là chính quyền đang rất bối rối về những tình hình tại Syria, tha thiết muốn ngăn chặn việc những chiến binh jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn bị tiêu diệt, do vậy họ cử Toner ra nói với truyền thông trước khi ông ta kịp hiểu những gì mình nói. Thật là khôi hài. Chính quyền đã không chỉ từ chối gặp đại biểu cấp cao của Nga ngay trong tuần trước (để bàn về phối hợp không kích ở Syria), mà lập trường nực cười “Assad phải ra đi” của họ hôm nay đã hoàn toàn bị đánh bại. Đó là sự đảo lộn, anh có nghĩ vậy không? Tôi ngạc nhiên khi họ không treo cờ trắng trên tòa nhà số 1600 đại lộ Pennsylvania [Nhà Trắng], trong khi ban nhạc hải quân chơi nhạc hiệu. 

Nhưng tôi không cho rằng sự nhục mạ mới nhất này sẽ làm hỏng kế hoạch của Washington nhằm phá hủy nhà nước Syria có chủ quyền và biến nó thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng không thể de dọa đến hành lang tuyến đường ống dẫn dầu lớn, hay các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, hoặc Valhalla phục quốc Do Thái của Israel. Bởi vì nó sẽ không như vậy. Kế hoạch đó vẫn đang đi đúng đường bất chấp những nỗ lực của Putin nhằm đẩy lùi các chiến binh và bảo vệ đường biên giới. Chiến lược phân chia Syria đã được chủ tịch Hội Đồng Quan Hệ Quốc Tế Richard Haass lặp lại mới đây thôi: 
“…. Hoa Kỳ và các quốc gia khác phải theo đuổi một chính sách nước đôi. Một mặt là sẽ tiếp tục cải thiện cân bằng quyền lực tại Syria. Điều này có nghĩa là giúp đỡ người Kurds và các bộ lạc Sunni nhiều hơn, cũng như tiếp tục không kích IS.
Nỗ lực này tạo ra các khu vực đối an toàn. Các khu vực nhỏ của Syria có thể là kết quả tốt nhất cho hiện tại cũng như tương lai gần. Hoa Kỳ cũng như bất cứ ai khác đều không có lợi ích quốc gia sống còn trong việc khôi phục chính quyền Syria, chính quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ quốc gia; điều quan trọng là thanh toán IS và các nhóm tương tự.
Mặt thứ hai là quá trình chính trị, trong đó Hoa Kỳ và các chính quyền khác vẫn mở cửa cho sự tham gia của Nga (và thậm chí là Iran). Mục tiêu là tước bỏ quyền lực của Assad và thiết lập một chính quyền kế nhiệm, mà tối thiểu là nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng Alawite của ông ta và lý tưởng là một số người Sunni.” (Testing Putin in Syria, Richard Haass, Project Syndicate)
Lật đổ Assad và phân chia đất nước. Phá hủy Syria một lần và mãi mãi. Đó là chiến lược mà Washington đang thực hiện. Kế hoạch này ban đầu được nhà phân tích Michael O’Hanlon của Brooking đề xuất, ông này mới đây đã nói: 
“…một Syria tương lai có thể là một nước liên bang với một số khu vực: một khu vực lớn của người Alawite (nhóm của Assad), trải dọc theo bờ biển Địa Trung Hải; một phần của người Kurd, nằm dọc theo hành lang phía bắc và đông bắc gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ; phần thứ ba chủ yếu là người Druse, ở tây nam; phần thứ tư chủ yếu là người Hồi Giáo Sunni; và khu vực trung tâm của các nhóm hỗn hợp trong dân số của quốc gia trải dài từ Damascus tới Aleppo…
Theo thoản thuận này, Assad sẽ hoàn toàn phải từ bỏ quyền lực ở Damascus… Một chính phủ trung ương yếu sẽ thay thế ông ta. Nhưng phần lớn quyền lực cũng như quân đội sẽ bị sáp nhập vào các khu vực tự trị riêng lẻ - và cùng với đó là nhiều chính quyền khu vực…
Hoa Kỳ và các nhà huấn luyện ngoại quốc cần triển khai bên trong Syria, tại nơi mà những người được tuyển mộ thực sự sinh sống – và phải ở lại, nếu họ muốn bảo vệ gia đình. (Syria’s one hope may be as dim as Bosnia’s once was, Michael O’ Hanlon, Reuters)
Một lần nữa, lập trường tương tự được lặp lại: Lật đổ Assad và phân chia đất nước. Dĩ nhiên là Hoa Kỳ phải huấn luyện “những người sẽ được tuyển mộ” để giám sát người bản địa và ngăn chặn việc thiết lập bất cứ liên minh hay quân đội nào có thể đe dọa những khát vọng đế quốc của Hoa Kỳ ở khu vực. Nhưng điều này đã lặng lẽ diễn ra. (Theo cách này, Hillary Clinton đã ủng hộ kế hoạch của O’Hanlon, nhấn mạnh tầm quan trọng của “các khu vực an toàn”, có thể được sử dụng để chứa chấp chiến binh Sunni và những kẻ thù khác của nhà nước.)

John “Wacko” McCain là người ủng hộ nhiệt thành nhất của kế hoạch phá vỡ Syria. Đây là phần mà ông ta nói về chủ đề này: 
“Chúng ta phải hành động ngay để bảo vệ thường dân và phe đối lập mà chúng ta ủng hộ ở Syria….chúng ta phải thiết lập các khu vực an toàn cho thường dân và phe đối lập ôn hòa chống lại tổng thống Bashar al-Assad và ISIS ở Syria. Các khu vực can toàn này phải được sự bảo vệ của không lực Hoa Kỳ và đồng minh cũng như bộ binh ngoại quốc. Chúng ta không nên loại trừ khả năng quân đội Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò hạn chế trong lực lượng bộ binh đó…
“Chúng ta phải thực thi chính sách theo cách tác động tới tham vọng của Putin và chi phối hành vi của ông ta. Nếu như Nga tấn côn phe đối lập do chúng ta ủng hộ, chúng ta phải khiến cho Nga trả một cái giá đắt – ví dụ tấn công các cơ sở đầu não của Syria hay các mục tiêu quân sự. Nhưng chúng ta cũng không nên giới hạn các phản ứng với Syria. Chúng ta phải gia tăng sức ép với Nga ở mọi nơi. Chúng ta phải cung cấp vũ khí tự vệ và các viện trợ cần thiết cho quân đội Ukraina để họ có thể gây ra thiệt hại lớn cho quân đội Nga.” (The Reckless Guns of October, Daniel Lazare, Consortium News)
Chắc chắn rồi, hãy phát động Thế Chiến III nào. Tại sao không chứ?

Người đàn ông này nên vào nhà thương điên chứ không nên lảm nhảm ở phòng họp của quốc hội.

Toàn bộ thiết chế chính trị Hoa Kỳ ủng hộ việc lật đổ Assad và phân rã Syria. Việc Kerry đột nhiên kêu gọi đàm phán không thể hiện sự thay đổi căn bản trong chiến lược. Đây hầu như là một nỗ lực câu giờ cho lính đánh thuê của Hoa Kỳ, những kẻ đang suy sụp trong chiến dịch ném bom của Nga. Putin sẽ đủ khôn ngoan để phớt lờ lời kêu gọi của Kerry và tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống khủng bố cho đến khi công việc được hoàn tất.

(Lưu ý: Khi bài báo này đang được in, tờ Turkish Daily Zaman đưa tin: “….Hoa Kỳ và một số quốc gia Châu Âu cũng như Vùng Vịnh….đã đồng ý về kế hoạch mà theo đó tổng thống đương nhiệm Bashar al-Assad của Syria sẽ tiếp tục nắm quyền trong sáu tháng tiếp theo của thời kỳ chuyển tiếp….Thổ Nhĩ Kỳ đã từ bỏ đòi hỏi [Assad phải từ chức] và đồng ý với thời kỳ chuyển tiếp có sự tham gia của Assad,” cựu bộ trưởng ngoại giao Yaşar Yakış trả lời tờ Today’s Zaman vào thứ ba….Nếu người dân Syria quyết định tiếp tục với Assad thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể phản đối.” (Report: Turkey agrees to Syria political transition involving Assad, Today’s Zaman)

Câu chuyện này vẫn chưa xuất hiện trên truyền thông đại chúng phương tây. Chính sách về Syria của Obama đã hoàn toàn sụp đổ.

MIKE WHITNEY lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

Friday, October 16, 2015

Sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Mike Whitney trong bài "Did Russia’s Intervention Derail Turkey’s Plan to Invade Syria?" bình luận về triển vọng Nga và liên quân Syria có thể đánh bại phiến quân và khôi phục trật tự ở Syria trong khi Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang mắc kẹt với kế hoạch đưa quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vào Iran, khi mà Nga thực tế đã lập vùng cấm bay và vô hiệu hóa khả năng yểm hộ bằng không quân của Hoa Kỳ. Nếu như Nga có thể giúp chính quyền Assad quét sạch phiến quân và lập lại hòa bình ở Syria, không cần có bất cứ đàm phán nào với Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, thì đây sẽ là một dấu mốc mới của lịch sử thế giới hiện đại. Nó sẽ chính thức đánh dấu sự chấm hết của trật tự thế giới đơn cực sau khi Liên Xô cũ sụp đổ.

Liệu sự can thiệp của Nga có phá hỏng kế hoạch xâm lược Syria của Thổ Nhĩ Kỳ?

Hàng ngàn binh lính Iran sẽ tới Syria để tham gia trận tấn công chủ chốt vào lính Sunni ở khu vực tây bắc của đất nước. Lực lượng bộ binh Iran sẽ là một phần của chiến dịch kết hợp giữa Quân Đội Arab của Syria (SAA), Nga và các chiến binh từ quân Lebanon, Hezbollah. Trận tấn công nối tiếp sau hai tuần không quân Nga ném bom các vị trí của kẻ địch, đánh phá quân jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn ở dọc theo hành lang phía tây. Sự vận động của lính Iran cho thấy cuộc xung đột kéo dài bốn năm đang đi vào giai đoạn kết thúc, liên minh do Nga cầm đầu sẽ đánh bại quân Sunni thống trị và khôi phục an ninh trên toàn quốc. 

Mới đây, trận chiến ác liệt nhất đã nổ ra ở ba khu vực trọng điểm đối với sự tồn vong của tổng thống Syria Bashar al Assad’s: vùng đất kẹt giữa lãnh thổ đối phương Rastan, mỏm đất Bắc Hama, đồng bằng Ghab. Trong khi quân của Assad được coi là vượt trội quân jihadi tại cả ba nơi, quân jihadi đã thọc sâu và phá hủy nhiều xe bọc thép cũng như xe tăng. Chính quyền phải chiếm lại các khu vực này để kiểm soát con đường cao tốc M5 chạy từ bắc sang nam và kết nối các thành phố này thành một quốc gia thống nhất. Khi những cứ điểm của kẻ thù đã bị phá vỡ thành một số điểm đề kháng nhỏ, lực lượng liên minh sẽ phải tiến tiếp về phía bắc tới gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để tái chiếm thành phố chiến lược Allepo. (Xem: Sic Semper Tyrannis để thấy chi tiết của cuộc tấn công trên bộ với bản đồ.)

Theo nhà phân tích quân sự Patrick Bahzad: “Nhìn chung thì kết quả của những chiến dịch hiện tại ở ba khu vực đã đề cập phía trên là rõ ràng. Khó có thể biết được rằng các nhóm nổi loạn có tung mọi thứ họ có vào các trận chiến hay không, do vậy không thể đánh giá được mức độ tổn thất năng lực chiến đấu của họ trong thất bại sắp tới.

Cũng cần phải đề cập rằng khi các đơn vị SAA được sử dụng để đột phá phòng ngự của quân nối loạn…. điều này có thể khiến các đơn vị nổi loạn tháo chạy vô tổ chức và bị bao vây. Thời điểm của trận chiến có thể rất quan trọng, nó có thể bắt đầu với nã pháo yểm hộ quy mô lớn (MRLs) và không kích của không quân Nga, tạo ra các thương vong đáng kể trong hàng ngũ của quân nổi loạn.” (Sic Semper Tyrannis)

Hay nói cách khác, đây là một cơ hội tốt để quân jihadi nhận thấy rằng họ không có cơ hội thắng và sẽ tháo chạy, nhưng vẫn còn quá sớm để nói rằng khi nào mọi chuyện sẽ diễn ra.

Theo một bản tin của Reuters, “…một sự vận động lớn của quân đội Syria … các chiến binh Hezbollah tinh nhuệ và hàng ngàn lính Iran” đang đi theo theo hướng bắc để tái chiếm Alleppo. Tuy vậy, quân ISIS cũng tiến thẳng về thành phố từ hướng đông, điều này có nghĩa là một trận đánh lớn có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Đáp lại, không quân Nga đã gia tăng ném bom lên hơn 100 lượt mỗi ngày. Con số này được dự báo là sẽ gia tăng gấp đôi trong những ngày sắp tới khi chiến trận khốc liệt hơn.

Theo các bản tin sớm của Syria Direct, quân đội Syria đã bao vây Alleppo trong nỗ lực đầu tiên nhằm cắt đứt đường tiếp vận chủ chốt cho miền bắc từ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong lần bao vây thành phố đầu tiên, các đơn vị nổi loạn do Hoa Kỳ hậu thuẫn đã rút chạy về phía tây, là lối thoát duy nhất vào lúc này. Sự rút chạy hỗn loạn làm nảy sinh sự bất mãn với các lãnh đạo của phe nổi loạn, họ bị lên án vì những tổn thất và để cho “chính quyền bao vây hoàn toàn Aleppo.” Một chỉ huy quân jihadi tóm lược sự thất vọng khi nói:
“Các lữ đoàn mười nghìn quân dưới sự chỉ huy của al-Jabha a-Shamiya ở đông bắc Aleppo là những người bị thương và mệt mỏi đã trải qua nhiều mặt trận… Họ bị lọt vào giữa quân đội chính quyền ở phía bắc và IS ở phía Nam…. (Do) hoàn toàn thiếu sự phối hợp giữa các lữ đoàn, gần như không có đủ súng và tiền từ người Mỹ để chống lại IS được vũ trang tốt hơn, họ không có lựa chọn nào khác ngoài rút lui.” (“Jabha Shamiya commander blames ‘complete lack of coordination’ for Aleppo losses“, Syria Direct)
Aleppo là mắt xích chủ chốt trong chiến lược đánh bại khủng bố và khôi phục trật tự ở Syria của Moscow. Trận chiến có thể rất ác liệt, có thể là cận chiến, chiến tranh đô thị từ nhà này sang nhà khác. Đây là lý do khiến quân đội liên minh phải phong tỏa biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như ngăn chặn luồn vũ khí và quân nhu càng nhanh càng tốt. Có tin đồn là Putin sẽ sử dụng lính dù tinh nhuệ của Nga ở phía Bắc Aleppo cho các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng hiện giờ điều đó vẫn chỉ là tin đồn. Putin đã thường xuyên nói rằng ông ấy sẽ không cho phép bộ binh tham chiến ở Syria.

Không thể đánh giá quá cao vai trò phá hoại và gây rối của chính quyền Obama ở Syria, cùng với các đồng minh vùng Vịnh, Hoa Kỳ đã tài trợ, vũ trang và huấn luyện hàng mớ những tên lưu manh jihadi, những kẻ đã xé nát quốc gia và giết hại gần một phần tư triệu người. Giờ đây Putin đã quyết định chấm dứt chiến tranh ngoại vi man rợ của Washington, chính quyền Hoa Kỳ đang tính cách đổ thêm dầu vào lửa bằng cách thả vũ khí và đạn dược xuống cho các quân jihadi ở miền trung và miền đông Syria. Biên tập viên của tờ New York Time đã chế nhạo chương trình này là “ảo tưởng”. Đây là một trích đoạn từ bài báo: 
“…vào thứ sáu, Nhà Trắng đã tiết lộ một kế hoạch còn chắp vá và đầy rủi ro hơn nữa.
Lầu Năm Góc sẽ ngừng cung cấp các chiến binh nổi dậy thông qua huấn luyện ở các nước láng giềng, một chương trình được tạo ra để đảm báo các chiến binh này sẽ hoàn toàn thuần thục trước khi họ có thể chạm tay vào vũ khí và đạn dược Hoa Kỳ. Kế hoạch mới sẽ chỉ đơn giản là cung cấp vũ khi thông qua các thủ lĩnh nổi dậy, những người đang tham gia chiến trận và có vẻ như là tạo ra một số tiến triển….
Kinh nghiệm của Washington ở Syria và các cuộc chiến khác gần đây cho thấy các chiến binh ngoại vi thường không kiên định và vũ khí được đưa vào một cuộc chiến tranh mà không có sự giám sát thực sự thường xuyên dẫn đến các tác động thảm họa….Kế hoạch ban đầu đã mơ hồ. Kế hoạch sau lại là ảo tưởng. (“An Incoherent Syria War Strategy“, Ban biên tập New York Times)
Chính quyền cũng đã cung cấp “27 container vũ khí cho Đảng Liên Minh Dân Chủ người Kurd (Syria) và cánh quân của họ, Các Đơn Vị Bảo Vệ Nhân Dân (YPG). Vũ khí được dự tính là sử dụng để chống lại ISIS, nhưng hoạt động này đã chọc giận thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, ông ta coi nhóm này là khủng bố. Trong khi có vẻ như là chính quyền Obama đang tìm cách để thể hiện sự tích cực của họ trong cuộc chiến chống khủng bố, họ có thể tạo ra cái cớ hoàn hảo cho việc Thổ Nhĩ Kỳ xâm lược Syria, vốn rất phức tạp trong tình hình mặt đất hiện nay. Đây là một đoạn phim từ Turkish Daily Hurriyet:
“Điều tra sau những vụ nổ sát thương ở Ankara vào ngày 10 tháng 10 nhằm vào các nhà hoạt động ủng hộ người Kurd và cánh tả cho thấy Đảng Công Nhân Người Kurd (PKK), cũng như ISIL, đều có thể can dự, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoğlu tuyên bố vào thứ tư.
“Khi chúng tôi điều tra sâu hơn, dựa trên [thông tin thu thập được về] các tài khoản Twitter và địa chỉ IP, có nhiều khả năng là Daesh [tên Arab của ISIL] và PKK đóng vai trò tích cực trong việc đánh bom,” ông ta phát biểu trong hội nghị báo chí với thủ tướng Bulgaria Boyko Borisov ở Istanbul.” “Turkish PM says both ISIL and PKK may have role in Ankara bombing“, Hurriyet)
Trên thực tế hoàn toàn không có bằng chứng về sự can dự của PKK (quân đội Kurd), các mẫu DNA từ hai kẻ đánh bom tự sát cho thấy cả hai đều là thành viên của ISIS. Lý do duy nhất mà Erdogan muốn lôi PKK vào chỉ có thể là hạ uy tín của đối thủ chính trị [người Kurd] hoặc để tạo ra một cái cớ để xâm lược Syria. (Ghi chú: Tòa án Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu giữ bí mật về việc điều tra vụ đánh bom, cho thấy sự che giấu của chính quyền. Theo Altan Tan, phó chủ tịch của Đảng Dân Chủ Nhân Dân (HDP) ủng hộ người Kurd, “Bom nổ khắp Thổ Nhĩ Kỳ. Hai kết luận có thể đưa ra là – hoặc chính quyền đứng phía sau những vụ tấn công này hoặc họ đã không ngăn chặn những vụ tấn công này.” Theo cách nào thì chính quyền cũng phải chịu trách nhiệm.” 

Trong khi vai trò tương lai của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột ở Syria vẫn chưa rõ ràng, việc Hoa Kỳ ủng hộ người Kurd sẽ gia tăng cơ hội cho cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ và rộng hơn nữa là một cuộc chiến tranh khu vực. Đây liệu có phải là mục tiêu thật sự của chính quyền này, lôi kéo quân đội Thổ Nhĩ Kỳ vượt biên giới vào Syria để Nga sa lầy trong một cuộc chiến kéo dài và tốn kém?

Nghe có vẻ âm mưu quá, nhưng đây là những điểm rất đáng để cân nhắc. Ví dụ, trên chương trình tin tức 60 Phút của CBS, Obama nói rằng: 
“Tôi hoài nghi về khả năng chúng ta sẽ thực sự tạo ra một đội quân ngoại vi ở Syria. Mục tiêu của tôi là cố gắng kiểm tra đề xuất, liệu chúng ta có thể huấn luyện và trang bị cho phe đối lập ôn hòa sẵn sàng chống lại ISIL không? Điều mà chúng ta học được là chừng nào mà Assad còn nắm quyền thì khó có thể khiến những người đó tập trung vào ISIL.” (60 Phút) 
Đương nhiên, Obama muốn mọi người tin rằng “tất cả đều là lỗi của Assad”, trên hết ông ta không tự lên án bản thân. Nhưng ông ta trung thực về một điều: Ông ta thực sự không bao giờ cho rằng vũ trang cho những kẻ cực đoan Sunni là ý tưởng hay. Hay nói cách khác, ông tả ủng hộ mục tiêu (thay đổi chế độ) không bằng phương pháp đó. (vũ trang cho quân jihadi) Dường như ông ta cảm thấy được an ủi khi mà – sau 4 năm tham chiến – cuộc xung đột đã rơi vào thế bế tắc. 

Nếu ông ta thừa nhận rằng vũ trang cho quân jihadi không có tác dụng, vậy kế hoạch dự phòng của ông ta, kế hoạch B là gì?

Chúng ta đã dự đoán ở những bài báo trước rằng Obama có thể đưa ra một thỏa thuận với Erdogan để phát động cuộc xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria chừng nào mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ không quân cho bộ binh Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta cho rằng đó là một phần của điều kiện trao đổi mà Obama đã đồng ý để được sử dụng căn cứ không quân chiến lược Incirlik. Hãy nhớ rằng Erdogan từ chối cho Hoa Kỳ tiếp cận căn cứ Incirlik trong hơn một năm cho đến khi Hoa Kỳ đáp ứng yêu cầu giúp ông ta lật đổ Assad. Đương nhiên, đây không phải là điều mà Obama có thể công khai thừa nhận, nhưng nó có thể coi là phần trọng yếu trong mọi thỏa thuận. Một cuộc phỏng vấn trên Giờ Tin Tức của PBS vào tuần trước với David Kramer, cựu trợ lý ngoại trưởng dưới thời George W. Bush, đã ủng hộ lập luận này. Đây mà một trích đoạn từ nội dung được rã băng: 
Judy Woodruff: Vâng, David Kramer, điều đó thì sao? Có mối lo ngại thực sự về việc Hoa Kỳ can dự, bị lôi kéo vào và không thể thoát ra.
David Kramer: Người Thổ từ lâu đã cho thấy rằng họ sẵn sàng đưa quân đội vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ. Chúng ta phải tạo ra các khu vực an toàn. Chúng ta phải tạo ra các vùng cấm bay. Chúng ta phải cưỡng chế mọi máy bay có thể đe dọa người dân tại những khu vực đó, bất kể là máy bay Syria hay Nga. Chúng ta phải cho người Nga thấy rằng mọi sự xâm phạm hoặc tấn công những khu vực này sẽ được chúng ta đáp trả.
Không ai muốn điều này. Đó là quyết định tồi, nhưng đó là điều mà chúng ta phải làm. Tôi cho rằng nếu chúng ta không làm điều đó, chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bị giết hại. Chúng ta sẽ tiếp tục thấy người dân bỏ chạy khỏi Syria, không có giải pháp tốt nào cả. Chúng ta đưa ra những lựa chọn ít tồi tệ nhất.
Judy Wooddruff: Nhưng câu hỏi của tôi, đó liệu có phải là một mức độ nguy hiểm hoàn toàn mới nhưng không được chú ý, như máy bay Hoa Kỳ bị bắn hạ, binh lính Hoa Kỳ có thể bị bắt giữ, chưa nói đến xung đột, xung đột tiềm tàng với Nga? 
David Kramer: Chúng ta có người Thổ cho thấy sự sẵn sàng dấn thân. Chúng ta cũng có thể có các quốc gia khác, trong đó có các quốc gia vùng Vịnh, mặc dù họ không phải là những người đóng góp lớn trong những chiến dịch kiểu này. Hoa Kỳ có thể hỗ trợ bằng không quân, để tạo ra sự yểm hộ theo cách đó. Tôi cho rằng đây là cách thực hiện mà không cần đưa bộ binh Hoa Kỳ vào, nhưng không có lựa chọn nào tốt cả. (“Pulling the plug on rebel training, what’s next for U.S. in Syria?“, PBS News Hour)
Kramer không chỉ thể hiện rất hài lòng về việc “Người Thổ… sẵn sàng đưa quân vào nếu được Hoa Kỳ yểm hộ và hỗ trợ.” Ông ta có vẻ cũng ngầm ám chỉ rằng đại đa số thượng lưu ở Washington cũng nhận thấy thỏa thuận nhưng làm bộ không thấy.

May mắn thay, can thiệp quân sự của Putin đã phá hỏng mọi triển vọng triển khai kế hoạch B, chúng ta sẽ không bao giờ biết được Thổ Nhĩ Kỳ có xâm lược hay không.

Vấn đề hiện giờ là liên minh do Nga cầm đầu có triển khai đủ nhanh để củng cố thành quả của họ, cắt các đường tiếp vận của kẻ địch, chặn đường thoát, phong tỏa biên giới và khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ không dám có các hành động mở rộng chiến tranh. Erdogan chắc chắn sẽ bị khuất phục trước lý lẽ của sức mạnh.

Lính đánh thuê jihadi hoặc là đầu hàng hoặc sẽ bị xóa sổ nhanh chóng để 11 triệu người Syria có thể an toàn trở về nhà và bắt đầu công việc tái thiết nhọc nhằn. 

Mike Whitney lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

Friday, October 2, 2015

Đòn chớp nhoáng của Putin khiến Washington khổ sở và bối rối

Mike Whitney trong bài báo "Putin’s Blitz leaves Washington rankled and confused" nhận định rằng Putin đưa quân tham chiến ở Syria ngay sau khi Hoa Kỳ ký thỏa thuận về sân bay Incirlik với Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Hoa Kỳ bàng hoàng. Sân bay Incirlik là chìa khóa để giúp Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ chính quyền Assad. Do vậy, Nga phải hành động trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn. Đây là thông tin ít được báo chí và truyền thông Việt Nam nhắc đến. Tiếp theo Nga có  thể nhanh chóng phá hủy phần lớn sức mạnh của lực lượng khủng bố trước khi Hoa Kỳ hồi tỉnh không? Thời gian sẽ trả lời.

Đòn chớp nhoáng của Putin khiến Washington khổ sở và bối rối



Vào thứ hai, tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê phán nghiêm khắc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

Vào thứ ba, Barack Obama dí dao vào lưng Putin. Đây là tin tức từ hãng Reuters: 

“Trong những ngày tới đây, Pháp sẽ thảo luận với các đối tác về đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ và các thành viên phe đối lập của Syria liên quan đến khu vực cấm bay ở miền bắc Syria, tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố vào thứ hai … 

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius “trong những ngày sắp tới sẽ xem xét ranh giới, cách thức đảm bảo khu vực và ý kiến của các đối tác,” Holande nói với các phóng viên bên lề cuộc họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc … 

Hollande nói rằng một đề xuất có thể được phê chuẩn bằng nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc sẽ “mang lại tính hợp pháp quốc tế cho những hoạt động diễn ra tại khu vực này.” … (Pháp, các đối tác thảo luận về “khu vực an toàn” ở miền bắc Syria: Hollande, Reuters)

Hollande là kẻ dối trá và là một con rối. Ông ta biết rằng Hội Đồng Bảo An sẽ không bao giờ phê chuẩn khu vực cấm bay. Nga và Trung Quốc đã nói không. Họ cũng giải thích tại sao lại phản đối điều đó. Đó là bởi vì họ không muốn có một đất nước sụp đổ khác trong tay họ, giống như Libya khi Hoa Kỳ và NATO áp đặt vùng cấm bay lần gần đây nhất. 

Nhưng bên cạnh đó, lý do thực sự khiến chủ đề vùng cấm bay nổi lên là nhượng bộ của Obama với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để đổi lấy việc sử dụng sân bay Incirlik. Washington đã giữ bí mật các điều khoản của thỏa thuận đó, nhưng Hollande đã tiết lộ. 

Vậy ai đã giật dây cho con rối bóng Hollande lảm nhảm về khu vực cấm bay?

Dĩ nhiên, đó là chính quyền Obama. Liệu có ai tin tưởng một cách nghiêm túc rằng Hollande thực hiện chính sách độc lập của ông ta ở Syria? Dĩ nhiên là không. Hollande chỉ làm điều mà ông ta được sai bảo, giống như ông ta đã làm khi được bảo phải hủy bỏ hợp đồng về Mistral, khiến Pháp tổn thất 1,2 tỷ dollar. Washington và NATO không thích ý tưởng Pháp bán các tàu chở máy bay trực thăng hiện đại cho đối thủ tinh quái Putin, thế nên họ yêu cầu Hollande hủy hợp đồng. Đó là việc mà ông ta đã làm, bởi vì đó là việc mà kẻ tay sai phải làm; chúng tuân lệnh chủ nhân. Giờ đây ông ta lại che chắn cho Obama để giữ cho các chi tiết thực tế của thỏa thuận Incirlik nằm ngoài sự theo dõi của công chúng. Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng Obama dí dao vào lưng Putin, bởi vì khu vực cấm bay sẽ phá hủy hoàn toàn các lợi ích của Nga ở Syria. 

Không thể không đánh giá cao sự đáng chú ý của bài báo trên Reuter. Bài báo ám chỉ có một sự trao đổi trong việc sử dụng Incirlik và yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ đã được chấp nhận. Tại sao điều đó quan trọng?

Bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ có ba yêu cầu: 

1. Các khu vực an toàn ở miền bắc Syria (có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sáp nhập về căn bản một phần lớn lãnh thổ của Syria.)

2. Một khu vực cấm bay (cho phép quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, đặc nhiệm Hoa Kỳ hoặc du kích jihadi do Hoa Kỳ hậu thuẫn triển khai các chiến dịch quân sự với sự hỗ trợ của không quân Hoa Kỳ.)

3. Hoa Kỳ cam kết sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ Assad.

Obama có đồng ý với cả ba yêu cầu này để đổi lại Erdogan đồng ý cho USAF sử dụng Incirlik?

Có, ít nhất thì tôi cũng nghĩ là ông ta đồng ý. Incirlik thay đổi tất cả. Máy bay ném bom, máy bay không người lái và chiến đấu cơ Hoa Kỳ có thể tiến vào không phận Syria chỉ trong 15 phút, thay vì 3 đến 4 giờ từ Bahrain. Điều đó có nghĩa là nhiều lần xuất kích hơn, nhiều máy bay không người lái do thám hơn, nhiều hỗ trợ của không quân hơn cho quân du kích được Hoa Kỳ hậu thuẫn cũng như đặc nhiệm Hoa Kỳ trên mặt đất. Điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ có thể áp đặt trên thực tế khu vực cấm bay trên phần lớn lãnh thổ Syria, phơi bày và làm suy yếu quân đội Syria để chỉ dẫn một cách đặc biệt thuận lợi cho quân đội jihadi của Obama. Incirlik là thứ thay đổi thế cờ, hòn đá tảng trong chính sách của Hoa Kỳ ở Syria. Khi được sử dụng Incirlik, chiến thắng nằm trong tầm tay của Washington. Đó là tầm quan trọng của Incirlik.

Đó là lý do khiến Putin đầy thận trọng đã quyết định triển khai máy bay, quân đội và vũ khí ngay sau khi thỏa thuận Incirlik được ký kết. Ông ấy có thể nhìn thấy những dòng chữ viết tay trên tường. Ông ấy biết rằng hoặc là hành động nhanh chóng và thay đổi cục diện hoặc sẽ phải chấp nhận sự thật rằng Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ lật đổ Assad vào lúc nào đó sau cuộc bầu cử bất thường của Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 1 tháng 11. Đó là thời hạn để ông ấy hành động. Ông ấy đã làm đúng và tham gia cuộc chiến.

Nhưng giờ Putin làm gì?

Vào thứ tư, chỉ hai ngày sau khi Putin tuyên bố với Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc: “Chúng ta không thể tiếp tục dung túng tình trạng quan hệ hiện nay của thế giới,” Putin ra lệnh ném bom các mục tiêu ở Homs, một cứ điểm của ISIS ở Tây Syria. Các vụ tấn công, được quốc hội Nga nhất chí phê chuẩn trước đó, hoàn toàn là hợp pháp theo luật lệ quốc tế (Tổng thống đương nhiệm Assad của Syria yêu cầu Putin thực hiện không kích), đã khiến chính sách của Hoa Kỳ có nguy cơ đổ vỡ. Trong khi quân đội Nga thiết lập kênh thông tin công khai với Lầu Năm Góc và báo cáo về thời gian cũng như địa điểm không kích, người phát ngôn bộ ngoại giao Hoa Kỳ John Kirby nói rằng Hoa Kỳ dự tính “tiếp tục các nhiệm vụ không quân tại Irag và Syria”, sự gia tăng nguy cơ của các đụng độ ngoài dự tính có thể dẫn tới sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Nga. 

Liệu đó có phải là điều mà Washington muốn, một sự cố bạo lực đẩy những kẻ đối đầu có vũ khí hạt nhân lao vào nhau?

Hãy xem xét kịch bản có khả năng này: Một máy bay F-16 bị bắn hạ trên bầu trời Syria trong khi hỗ trợ quân du kích của Obama trên mặt đất. Hiện giờ Nga đang không kích ở Syria, thật là một cơ hội tốt để buộc tội Putin về sự cố giống như trong vụ máy bay của Malaysia bị bắn hạ ở Đông Ukraina.

Điều gì diễn ra tiếp theo?

Cũng như những sự cố tương tự trong quá khứ, truyền thông sẽ phát động một chiến dịch tuyên truyền toàn diện để ủng hộ chính quyền tấn công trả đũa quân đội Nga, đồng thời kêu gọi triển khai quân đội Hoa Kỳ-NATO lớn hơn. Điều đó sẽ buộc Putin phải đánh lại và bị cuốn vào mạo hiểm hoặc lùi bước và mất mặt. Theo cách nào thì Putin cũng sẽ thua và Hoa Kỳ tiến thêm một bước đến gần mục tiêu lật đổ Bashar al Assad.

Putin hiểu tất cả những điều này. Ông ấy hiểu rủi ro của can thiệp quân sự, đó là lý do tại sao ông ấy chỉ miễn cưỡng cam kết chiến dịch hiện tại. Điều đó cho thấy: Chúng ta có thể hy vọng ông ấy hành động tương tự như khi quân đội Georgia xâm lược Nam Ossetia vào năm 2007. Putin đã ngay lập tức đưa xe tăng vào đẩy lùi quân đội xâm lược trở lại biên giới Georgia và nhanh chóng chấm dứt giao tranh. Ông ấy đã phải vật lộn với sự chỉ trích của cánh hữu về việc không xâm lược Georgia và lật đổ tổng thống Mikheil Saakashvili ở thủ đô của Georgia. Nhưng như đã xảy ra, sự kiềm chế của Putin đã giúp cho Nga tránh được những khó khăn của việc chiếm đóng, thứ tiêu tốn tài nguyên và đánh mất sự ủng hộ của công chúng. Putin đã đúng và phe chỉ trích ông ấy đã sai. 

Liệu hành động của ông ấy có giống như ở Nam Ossetia?

Khó có thể nói trước, nhưng rõ ràng là tay chân của Obama đã sững sờ bởi tốc độ can thiệp. Hãy xem tờ Guardian của Anh: “Theo Nhà Trắng, người phát ngôn Josh Earnest cho rằng Vladimir Putin không cảnh báo trước Barack Obama về ý định không kích ở Syria.

“Chúng ta đã từng nói rằng chúng ta sẽ hoan nghênh sự hợp tác có tính xây dựng của Nga,” Earnest nói, trước khi xác nhận rằng các cuộc trao đổi giữa quân đội Hoa Kỳ và Nga là thuần túy chiến thuật: “ để đảm bảo rằng các hoạt động quân sự của chúng ta và hoạt động quân sự của các đối tác sẽ được triển khai an toàn.” (The Guardian)

Tuyên bố của Earnest có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là toàn bộ chính giới Hoa Kỳ đã bị bất ngờ trước đòn chớp nhoáng của Putin và vẫn chưa thống nhất được về một phản ứng thích hợp. Họ biết rằng Putin đã phá hỏng nhiều năm công sức dựng lên các đơn vị tay sai để phục vụ cho mục tiêu của Hoa Kỳ, nhưng tầng lớp thống trị vẫn chưa thống nhất được về việc cần phải làm. Đưa ra quyết định về vấn đề này cần thời gian, điều đó có nghĩa là Putin có thể phá hủy hoàn toàn một số lượng đáng kể các nơi ẩn náu của khủng bố và khôi phục sự kiểm soát một phần lớn của đất nước cho Assad trước khi Hoa Kỳ thống nhất được một chiến lược. Trên thực tế, nếu như hành động nhanh, ông ấy thậm chí có thể buộc Hoa Kỳ và các đồng minh vùng vịnh phải ngồi vào bàn đám phán để đạt được một giải pháp chính trị. 

Đó bức tranh toàn cảnh, tuy vậy sự lựa chọn này tốt hơn là chờ đợi Hoa Kỳ thiết lập vùng cấm bay để lật đổ chính quyền trung ương và biến Syria thành nước vô chính phủ kiểu như Lybia, sẽ không có hy vọng gì ở kịch bản đó.

MIKE WHITNEY lives in Washington state. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion (AK Press). Hopeless is also available in a Kindle edition. He can be reached at fergiewhitney@msn.com.

Thursday, June 11, 2015

Chuyện cổ tích về thanh niên phương Tây bị Hồi Giáo tẩy não

Chúng ta thường nghe thấy trên truyền thông quốc tế chuyện về những thanh niên phương Tây từ bỏ thế giới văn minh và hòa bình để tham gia vào phe của những kẻ chặt đầu người công khai ISIS, nhưng William Blum lại hé mở cho chúng ta thấy một khía cạnh khác trong "Their precious young minds and our precious young minds", hóa ra không phải họ nổi loạn, họ chỉ theo đuổi những gì thuộc về bản chất, nhưng đôi khi họ đi theo con đường phi chính thống.

Tâm hồn thanh niên quý giá của họ và tâm hồn thanh niên quý giá của chúng ta

Cô ấy là kẻ nổi loạn cứng đầu cứng cổ, ca sĩ của gia đình, nói tục, một cô nàng xăm mình chìm đắm trong giấc mơ hip-hop là sẽ trở thành ca sĩ Eminem của Hà Lan. Rồi Besty tìm thấy Allah. Sau cuộc đối thoại bất ngờ với người Hồi giáo vào mùa hè năm ngoái, Besty mặc áo choàng của người Hồi giáo. Vào tháng giêng, một phụ nữ Hà Lan từng theo thuyết bất khả tri, lớn lên trong một căn nhà mà dấu hiệu duy nhất về tôn giáo là quyển kinh thánh đầy bụi trên giá sách, đã bảo vệ những kẻ khủng bố trưởng thành ở tổ quốc … Denis Cuspert, một nghệ sĩ hip-hop với biệt danh Deso Dogg, đã cải đạo vào năm 2010 và sau đó tham gia vào Nhà Nước Hồi Giáo [ISIS], phát hành một bản thánh ca theo kiểu nhạc rap mô tả con đường đi tới thánh chiến như là cơ hội để tạo động lực, củng cố tinh thần, trả thù và phiêu lưu … “Cánh cửa dẫn đến thánh chiến đang chờ đợi bạn,” một người Thụy Điển cải sang đạo Hồi nói trong một đoạn phim. “Đó là con đường nhanh nhất để tới thiên đường.”(1)

Những câu chuyện cổ tích được kể đi kể lại suốt những năm gần đây ở khắp Châu Âu và ở Hoa Kỳ. Cha mẹ và nhà cầm quyền đều đau khổ và bối rối. Tại sao những thanh niên trưởng thành ở phương Tây – xứ sở tự do, dân chủ, yêu chuộng hòa bình, nhân đạo, đầy vui tươi – lại tham gia vào Nhà Nước Hồi Giáo và ủng hộ việc công khai chặt đầu người sống? Mỗi người trong chúng ta theo một cách nào đó đều đánh mất linh hồn khi tìm kiếm câu trả lời cho sự bí ẩn nghiệt ngã của cuộc sống. Nhưng chuyện này thì sao? Đâu là câu hỏi cuộc đời mà Nhà Nước Hồi Giáo sẽ đáp ứng nhưng phương Tây đáng yêu của chúng ta không thể đáp ứng? ISIS là thứ độc nhất trên thế giới khiến cho chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trông có vẻ tốt đẹp. Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao đã đặc biệt nỗ lực nghiên cứu kẻ thù mới; Bộ Ngoại Giao thường xuyên đăng tải các đoạn phim phản đối các đoạn phim của Nhà Nước Hồi Giáo.

Tôi hy vọng rằng việc nghiên cứu câu hỏi sẽ đi sâu hơn nữa cũng như là đối với ISIS. Tại sao những thanh niên lớn lên ở phương Tây – cũng chính là phương Tây mà chúng ta biết và yêu mến – lạnh lùng xả súng máy bắn chết hàng tá người Iraq, đàn ông, phụ nữ, trẻ em, phóng viên, hoàn toàn là máu lạnh, trong các đoạn phim mà Chelsea Manning đã tung ra; nhưng dĩ nhiên chẳng chuyện gì có thể so sánh đươc với Fallujah, ở đó có những đứa trẻ sơ sinh hai đầu, thậm chí là ba đầu, một mắt ở giữa trán. Nhà Nước Hồi Giáo chẳng thể nào so sánh được với những chuyện Hoa Kỳ đã gây ra cho người dân của Fallujah. Có ai biết câu chuyện nào khủng khiếp hơn trong lịch sử không? Có đấy, nhưng không nhiều; và hầu hết người dân Fallujah bị trực tiếp xử tử bởi những thanh niên Hoa Kỳ sáng sủa, tự do, dân chủ, yêu chuộng hòa bình, nhân đạo.

Đây là thiếu tướng Ricardo Sanchez của Hoa Kỳ, trong hồi ký của ông ta, ngày 6 tháng 4 năm 2004, thời gian ở Fallujah, trong đoạn đàm thoại video với tổng thống Bush, ngoại trưởng Colin Powell và bộ trưởng bộ ngoại giao Donald Rumsfeld. “Chúng ta cần nhanh chóng phải đá đít một vài kẻ,” Powell nói. “Chiến thắng toàn diện phải ở đâu đó. Chúng ta cần phải có sự thể hiện quyền lực hung bạo.” Sau đó Bush nói: “Vào lúc kết thúc chiến dịch này thì al-Sadr phải tiêu. Ít nhất thì ông ta cũng phải bị bắt. Việc xóa sổ ông ta thực sự cần thiết. Đá đít hắn! Nếu ai đó cố gắng ngăn chặn hành trình đến dân chủ, chúng ta sẽ tìm ra hắn và giết hắn! Chúng ta phải khủng khiếp hơn cả địa ngục! Chuyện này không giống ở Việt Nam. Đó là tư duy. Chúng ta không thể gửi thông điệp ấy. Đó là một sự biện minh để chuẩn bị cho việc rút lui. … Có một chuỗi các cơ hội và đây là một trong số đó. Ý chí của chúng ta đã bị thách thức, nhưng chúng ta phải giải quyết. Chúng ta có cách tốt hơn. Hãy mạnh mẽ! Hãy thẳng tiến! Giết chúng đi! Hãy tin tưởng! Chiến thắng! Chúng ta sẽ xóa sổ tất cả bọn chúng! Chúng ta không nháy mắt!” (2)

“Nhiều năm tới, người Mỹ tìm kiếm một Trung Đông dân chủ, phát triển trong hòa bình và thịnh vượng, người Mỹ sẽ nói về những trận đánh như ở Fallujah đầy sợ hãi và kính nể cũng giống như những trận đánh khác của chúng ta ở Guadalcanal và Iwo Jima” trong Thế Chiến thứ II. – George W. Bush, 2006 (3)

Tốt thôi, George, chuyện đó cũng như Fallujah chẳng phải là lý do chính cho sự trỗi dậy của ISIS.

Quan điểm của tôi ở đây không phải là chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ cũng dã man và suy đồi như Nhà Nước Hồi Giáo. Không phải vậy. Bất cứ khi nào. Tôi chỉ đơn giản hy vọng làm cho việc thấu hiểu kẻ thù đơn giản hơn bằng cách nhìn bản thân chúng ta mà không có ánh hào quang trong mắt. Tôi cũng chưa nói đến cái chuyện mà Hoa Kỳ đứng đầu thế giới trong hơn một thế kỷ - tra tấn. 

Chủ đề hấp dẫn và mới được tiết lộ về hệ tư tưởng

Jeb Bush đã tự gây rắc rối cho bản thân bởi vì, giống như mọi chính khách tranh cử khác, ông ta không thể đưa ra các câu trả lời trung thực đơn giản cho các câu hỏi thẳng thừng, sợ phải trái ý một số bộ phận này hay một số bộ phận khác của dân chúng. Thật dễ chịu khi có một chính khách chỉ nói những gì ông/bà ta thực sự tin tưởng, ngay cả khi điều đó là ngớ ngẩn.

Em trai của tổng thống trước đây đã thường xuyên bị hỏi: “Nếu ông biết điều mà chúng tôi biết hiện nay thì ông có ra lệnh xâm lược Iraq không?” Đầu tiên câu trả lời của ông ta là “có”, sau đó nhiều lúc là “Tôi không biết” hay thậm chí là “không”, hoặc ông ta từ chối trả lời. Rõ ràng là ông ta tìm kiếm cách trả lời có thể giành được điểm với đại đa số người dân, hoặc chỉ làm ông ta mất điểm một cách tối thiểu.

Điều này tạo ra một sự phản ứng nho nhỏ, ngay cả ở những người bảo thủ. Nhà đài cánh hữu Laura Ingraham đã có một bình luận hợp lý hiếm hoi: “Hiện giờ, một người có đầu óc lành mạnh không thể tiếp tục cho rằng việc đưa quân vào Iraq là đúng đắn. Nếu anh làm ngược lại thì anh sai lầm.”

Những tranh luận này luôn bỏ qua điểm mấu chốt. Tại sao hàng triệu người Mỹ và thậm chí là hàng triệu người nước ngoài, tuần hành phản đối cuộc chiến tranh vào mùa thu năm 2002 và đầu năm 2003, trước khi nó bắt đầu? Tại sao họ biết rằng anh em nhà Bush và hàng sa số các chính khách khác sẽ không biết? Đối với người biểu tình thì rõ ràng George W. Bush và Dick Cheney là những kẻ nói dối quen miệng, những kẻ không bao giờ quan tâm đến người dân Iraq, những người dân vô tội của một nền văn minh cổ xưa đã bị ném bom đưa về thời đồ đá; đại đa số người biểu tình đã biết những chuyện về ném bom ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Panama, Nam Tư, hay Afghanistan; họ biết về bom na-pam, bom chùm, bom chứa uranium nghèo, vân vân. Những người tuần hành biết rằng chiến tranh là điều mà một người có đạo đức không thể ủng hộ; cuộc chiến tranh đó hoàn toàn là bất hợp pháp, một trường hợp điển hình của “chiến tranh xâm lược” trong sách giáo khoa; người ta không cần phải là chuyên gia về luật pháp quốc tế để biết điều đó.

Anh em nhà Bush, Hillary Clinton (người bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh ở thượng viện), và băng đảng có biết về những điều nay? Dĩ nhiên là họ biết. Họ chỉ không thèm quan tâm; ủng hộ sự thống trị và mở rộng của đế chế là tiền đề, và cần phải tiếp tục; không có chính khách Hoa Kỳ nào đi xa đến mức – chắc chắn không phải là Nhà Trắng – đặt câu hỏi về quyền của chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ trong việc đặt bản thân lên trên nhân loại (dĩ nhiên là để phục vụ lợi ích của nhân loại).

Theo dõi các du jour đáng yêu của cánh tả Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sander, thì thấy họ chỉ miễn cưỡng phê phán chính sách đối ngoại Hoa Kỳ hay ngân sách quân sự. Bộ phận chống chiến tranh/chống đế quốc của cánh tả Hoa Kỳ cần phải gây sức ép lên hai thượng nghị sĩ này. 

Ngài Sanders cần phải được hỏi tại sao ông ta thường xuyên nhận bản thân là “người xã hội chủ nghĩa dân chủ”. Tại sao không là “xã hội chủ nghĩa”? Điều này có vẻ như là di sản của Chiến Tranh Lạnh. Tôi cho rằng ông ta và các chính khách khác sử dụng khái niệm này, vô tình hay hữu ý, để phân biệt họ với chủ nghĩa cộng sản, Liên Bang Soviet, chủ nghĩa Marx, vân vân, tất cả những điều không tốt đối với bạn. (Từ “xã hội chủ nghĩa” từng để chỉ những người đàn ông bí mật nói giọng Châu Âu, râu ria hung ác và mang bom.)

Sẽ rất thú vị khi nghe thấy ông Sanders công khai tuyên bố rằng ông ấy đơn giản là một “người xã hội chủ nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội có thể dân dủ; thực sự là dân chủ hơn chủ nghĩa tư bản rất nhiều, nhất là khi liên quan đến phân phối của cải và mọi sự phân chia trong đó. Đây là vài tư tưởng thích hợp về chủ đề này, của tôi và những người khác:

Chỉ duy nhất những người xã hội chủ nghĩa theo đuổi nguyên lý nền tảng: Nhân Dân cao hơn Lợi Nhuận, điều đó có thể coi là định nghĩa chính xác về chủ nghĩa xã hội, sự nguyền rủa lý tưởng đối với Cánh hữu và đám tự do, những kẻ luôn tin tưởng bất chấp mọi bằng chứng ở sự hợp lý của thị trường tự do. Tôi ủng hộ ý tưởng về nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. (Chúa ơi, gã cộng sản đáng nguyền rủa!) Xã hội hiện đại quá phức tạp và kỹ thuật để đặt sự vận hành nó vào tay của những gã tự do, công xã, hay vô chính phủ để quay trở lại cấp độ “cộng đồng” hay “làng”.

“Washington luôn coi chủ nghĩa xã hội dân chủ là mối đe dọa lớn hơn chủ nghĩa cộng sản toàn trị, vốn dễ bị nói xấu và là kẻ thù dễ chơi. Vào những năm 1960 và 1970, chiến thuật ưa thích để xử lý các vấn đề khó chịu của kinh tế và chính trị quốc gia là đánh đồng chúng với chủ nghĩa Stalin, cố ý xóa nhòa sự khác biệt giữa các thế giới quan.” – Naomi Klein

“Nếu đúng như thường nói, hầu hết các chính quyền xã hội chủ nghĩa biến thành chế độc chuyên chế, thì chủ yếu là bởi vì chế độ chuyên chế khó lật đổ hay phá hoại hơn dân chủ.” – Jean Bricmont, nhà văn người Bỉ của cuốn “Humanitarian Imperialism” (2006).

Không có tiền đề về viễn cảnh chủ nghĩa xã hội, sự thay đổi cực đoan trở thành quá nhiều thứ đối với quá nhiều cá nhân và nhóm.

“Cho dù gọi điều đó là dân chủ, hay gọi điều đó là chủ nghĩa xã hội dân chủ, thì cũng cần phải có sự phân phối của cải tốt hơn trong phạm vi đất nước này cho tất cả những đứa con của chúa.” – Martin Luther King

Hoa Kỳ sợ từ “chủ nghĩa xã hội” đến nỗi họ biến “khoa học xã hội” thành “khoa học hành vi”. 

Nếu không có lý do nào khác ngoài lý do bảo vệ môi trường, thế giới cần loại bỏ hệ thống tư bản chủ nghĩa. Mỗi ngày, mỗi nơi trên trái đất, theo hàng sa số cách khách nhau, các doanh nghiệp đối mặt với sự lựa chọn: tối đa hóa lợi nhuận hay làm điều tốt nhất cho hành tinh.

Đại đa số người dân trong các xã hội làm việc để lĩnh lương. Họ không cần phải thúc đẩy bằng động cơ lợi nhuận. Điều đó không nằm trong gien của bất cứ ai. Bất cứ ai nếu được lựa chọn cũng sẽ muốn làm những công việc xuất phát từ động cơ giúp đỡ người khác, cải thiện chất lượng cuộc sống của xã hội, cung cấp cho bản thân một công việc có ý nghĩa và đáng hài lòng. Thật là phi tự nhiên khi được thúc đẩy bằng cách giành lấy hay đánh cắp “khách hàng” của người khác, không khoan nhượng, những kẻ sống sót là những kẻ thích hợp nhất hoặc ít trung thực nhất. 

Cái được gọi là “dân chủ” hay “sự cai trị của đa số” là gì? Hàng triệu người tuần hành chống xâm lược Iraq trước khi cuộc chiến nổ ra. Tôi không biết từng người trong số đó, nhưng tôi chắc chắn có ai đó ở đâu đó. Thật tuyệt nếu họ nghe được điều này.

Cuối cùng, câu hỏi cho Jeb Bush và những người khác không phải là câu hỏi tốt nhất. Họ được hỏi: “Nếu biết điều mà chúng tôi biết hiện giờ thì ông có cho phép xâm lược Iraq không?” Câu hỏi quan trọng hơn là: “Nếu biết điều mà chúng tôi biết sau đó thì ông có cho phép xâm lược Iraq không?” Câu trả lời phải là “không”, bởi vì chúng ta biết rằng Saddam Hussein đã phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt. Điều này được ghi nhận, từ nhiều nguồn khác nhau, cả quốc tế và Iraq, trong đó có Saddam và các sĩ quan chỉ huy của ông ta. (4)


Truyền thông chính thống Hoa Kỳ - Huyền thoại cổ điển về tuyên truyền

“Khi chiến đấu cơ Hoa Kỳ vô tình ném bom đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade vào năm 1999 trong chiến dịch Kosovo …”

Những từ này xuất hiện trên tờ Washington Post vào ngày 24 tháng 4 năm 2015, một phần của câu chuyện về vũ khí không người lái của Hoa Kỳ và cách máy bay không người lái Hoa Kỳ tấn công ở Afghanistan vào tháng giêng đã vô tình giết hại hai nhân viên cứu trợ phương Tây. Tờ Post cảm thấy cần phải nhắc lại sự kiện Belgrade, hoặc giải thích tiếp chuyện đó. Hầu như bất cứ người nào theo dõi tin tức quốc tế chỉ nghiêm túc một nửa thôi cũng biết về “sự cố” nổi tiếng ngày 7 tháng 5 năm 1999. Vấn đề duy nhất: Câu chuyện đó thuần túy là tuyên truyền.

Ba người ở trong đại sứ quán Trung Quốc đã bị giết hại và Washington xin lỗi Bắc Kinh rối rít, đổ lỗi cho các bản đồ lạc hậu. Mặc dù vậy, hai báo cáo điều tra rất thuyết phục khác trên tờ The Observer của London vào tháng 10 và tháng 11 cùng năm, dựa trên nguồn tin tình báo và quân sự của NATO cũng như Hoa Kỳ, đã cho biết tòa đại sứ Trung Quốc nằm trong mục tiêu tấn công sau khi NATO khám phá ra rằng nó được dùng để phát sóng truyền thông của quân đội Nam Tư. Người Trung Quốc làm điều này sau khi máy bay NATO đã bịt miệng được đài phát thanh của chính quyền Nam Tư (5). Cách truyền thông chính thống Hoa Kỳ che đậy câu chuyện thực tế đằng sau vụ ném bom tòa đại sứ là rất đáng ngạc nhiên (6).

Cao hơn các nhu cầu quân sự là các mục đích chính trị. Trung Quốc, sau đó và hiện giờ, rõ ràng là một rào cản chiến lược đối với sự thống trị của Hoa Kỳ ở Châu Á, nếu không nói là ở mọi nơi. Ném bom tòa đại sứ là cách nói quyến rũ của Washington với Bắc Kinh: Đây mới chỉ là ví dụ nhỏ cho thấy điều gì sẽ xảy ra nếu anh có ý tưởng chống lại hay cạnh tranh với đám âm binh Hoa Kỳ. Kể từ khi chiến dịch ném bom Belgrade của Hoa Kỳ được triển khai, Washington đã có thể có lý do tốt hơn “sự phủ nhận hợp lý” cho vụ ném bom đại sứ quán. Cơ hội có thể là không thể cưỡng lại đối với các lãnh đạo Hoa Kỳ. Một cơ hội không bao giờ đến lần thứ hai.

Tất cả vụ ném bom “nhầm lẫn” khác của Hoa Kỳ/NATO ở Nam Tư đều có chung một đặc trưng, theo sau nó là người phát ngôn nói với thế giới: “Chúng tôi rất lấy làm tiếc về thiệt hại sinh mạng.” Những lời tương tự cũng được IRA ở Bắc Ai Len sử dụng trong nhiều sự kiện trong nhiều năm sau khi các vụ đánh bom của họ có vẻ như là nhầm mục tiêu. Nhưng hành vi của họ bị gọi thẳng là “khủng bố”.

Không có gì hoài nghi, truyền thông Hoa Kỳ sẽ còn viết về “sự cố” Hoa Kỳ ném bom đại sứ quán Trung Quốc đến chừng nào đế chế còn tồn tại và Trung Quốc chưa trở thành thành viên của NATO.

Notes

1. Washington Post, May 7, 2015

2. Ricardo Sanchez, Wiser in Battle: A Soldier’s Story (2008), pages 349-350

3. Associated Press, November 11, 2006

4. William Blum, America’s Deadliest Export: Democracy, pp. 61-2

5. The Observer (London), October 17, 1999 (“Nato bombed Chinese deliberately”), and November 28, 1999 (“Truth behind America’s raid on Belgrade”)

6. Extra! Update (magazine of Fairness and Accuracy in Reporting [FAIR], New York), December 1999; appeared first as solitary article October 22, 1999 (“U.S. Media Overlook Expose on Chinese Embassy Bombing”)