Showing posts with label Campuchia. Show all posts
Showing posts with label Campuchia. Show all posts

Tuesday, October 6, 2015

Đông Nam Á "lãng quên" sự khủng bố của phương Tây

Andre Vltchek trong bài viết "Southeast Asia “forgets” about Western Terror" tường thuật về chứng lãng quên những tội ác của đế quốc phương Tây, diễn ra trước đây chưa lâu, ở Đông Nam Á, sự lãng quên có thể khiến các quốc gia Đông Nam Á phải trả giá đắt khi đế quốc đang "xoay trục" trở lại Đông Nam Á, thúc đẩy các quốc gia ở khu vực này đối đầu với các cường quốc khu vực và thế giới. Tác giả chỉ rõ sự lãng quên mang tính thực dụng của tầng lớp thượng lưu đối lập với những ám ảnh đau thương vĩnh viễn của người dân bình thường tại các quốc gia Đông Nam Á. Tầng lớp thượng lưu nhận được tiền bạc và ân sủng của đế quốc cho sự quên lãng còn người dân thường được nhắc nhở hàng ngày bằng bom mìn nổ chậm, bằng những vết thương trên người ...

Đông Nam Á "lãng quên" sự khủng bố của phương Tây



Tầng lớp thượng lưu Đông Nam Á “đã quên” mất 10 triệu người Châu Á bị đế quốc phương Tây sát hại vào cuối và sau Thế Chiến thứ II. Họ “đã quên” mất những gì diễn ra ở phương Bắc – về vụ ném bom Tokyo và Osaka, về vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki, về việc quân đội Hoa Kỳ thủ tiêu man rợ thường dân Triều Tiên. Nhưng họ cũng quên mất những nạn nhân của họ - hàng trăm ngàn người, trên thực tế là hàng triệu, người bị bom xé thành từng mảnh nhỏ, bị hóa chất thiêu cháy hoặc bị thủ tiêu trực tiếp – đàn ông, đàn bà và trẻ em ở Việt Nam, Campuchia, Lào, Indonesia, Philippines và Đông Timor.

Tất cả đã được tha thứ và bị quên lãng.

Một lần nữa Đế Quốc lại tự hào “chuyển trục” sang Châu Á; họ thậm chí còn khoác lác về điều đó.

Điều đó diễn ra mà không ai nhắc rằng Đế Quốc không biết xấu hổ và không còn phép tắc nữa. Nó rao giảng về dân chủ và tự do, trong khi không buồn rửa sạch máu của mười triệu người trên bàn tay của nó.

Ở khắp Châu Á, “công chúng có đặc quyền” đã lựa chọn không biết, không nhớ, hay thậm chí là xóa sạch những chương khủng khiếp của lịch sử. Những người bám chặt lấy ký ức bị bịt miệng, bị cười nhạo, hoặc bị biến thành phi lý.

Chứng lãng quên có lựa chọn, “sự độ lượng” đó sẽ sớm phải trả giá. Một cách ngắn gọn, nó sẽ quay trở lại giống như cái boomerang. Lịch sử tự lặp lại. Nó luôn như vậy, nhất là lịch sử của chủ nghĩa thực dân và khủng bố phương Tây. Như thường lệ, người nghèo châu Á sẽ bị buộc phải thanh toán. 

***

Sau khi tôi ra khỏi hang động lớn nhất ở vùng phụ cận Tham Pha Thok của Lào, tôi gửi tin nhắn cho người bạn Việt Nam tốt của tôi ở Hà Nội. Tôi muốn so sánh sự đau khổ của người dân Lào và Việt Nam. 

Hang động từng được sử dụng làm “nơi trú ẩn” của quân Pathet Lào. Trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ II, hang động này được sử dụng làm sở chỉ huy. Giờ đây trông nó rất ám ảnh, giống như một cái xương sọ bị thực vật nhiệt đới bao phủ. 

Không lực Hoa Kỳ đã thường xuyên ném bom dữ dội toàn bộ khu vực và vẫn còn nhiều hố bom xung quanh, bị cây cối và bụi rậm che phủ.

Hoa Kỳ đã ném bom toàn bộ Lào, vốn được tặng một biệt danh đầy cay đắng: “Quốc gia bị ném bom nhiều nhất trên trái đất”.

Thật khó có thể hình dung, dù là trong tình trạng tỉnh táo, điều mà Hoa Kỳ, Australia và đồng minh Thái Lan của họ đã làm với đất nước Lào hiền hòa, thưa dân cư và thuần nông.

John Bacher, nhà sử học và nhà lưu trữ ở Metro Toronto, đã có lần viết về “Chiến tranh bí mật”: “Từ năm 1965 đến 1973, Hoa Kỳ đã ném bom xuống Lào nhiều hơn bom ném xuống Nhật Bản và Đức trong Thế Chiến thứ II. Hơn 350.000 người đã bị giết. Cuộc chiến ở Lào chỉ là bí mật đối với người dân Mỹ và Quốc Hội. Nó tiên đoán mối liên hệ bẩn thỉu giữa buôn bán ma túy và chính quyền áp bức mà chúng ta thấy sau này trong vụ Noriega.”

Trong chiến dịch bí mật lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ này, mục tiêu chính là “ngăn chặn lực lượng thân Việt Nam giành quyền kiểm soát” khu vực. Toàn bộ chiến dịch giống như trò chơi mà những cậu bé lớn xác, bị chứng bạo dâm được phép chơi: Ném bom đưa toàn bộ quốc gia về Thời Đồ Đá trong hơn một thập kỷ. Nhưng không thể gọi “trò chơi” này là gì khác ngoài vụ diệt chủng tàn bạo nhất trong lịch sử của thế kỷ 20. 

Dĩ nhiên, hầu như không có một ai ở phương Tây hay ở Đông Nam Á biết gì về điều này.

Tôi nhắn tin cho người bạn: “Điều mà tôi được thấy vài năm trước khi làm việc trên Cánh Đồng Chum dĩ nhiên là kinh khủng hơn những gì tôi đã thấy xung quanh Tham Pha Thok, nhưng ngay cả ở đây, những hành động kinh hoàng của Hoa Kỳ cũng bị lãng quên.” Tôi cũng gửi cho cô ấy đường link tới những báo cáo trước đó của tôi về Cánh Đồng Chum.

Vài phút sau, cô ấy trả lời: “Nếu anh không nói … thì tôi sẽ không bao giờ biết về cuộc chiến bí mật này. Như chúng tôi được biết thì chưa bao giờ có chiến tranh ở Lào. Thật tội nghiệp cho người Lào!”

Tôi hỏi những người bạn khác ở Việt Nam, sau đó là ở Indonesia. Không ai biết gì về việc ném bom Lào.

“Chiến tranh bí mật” vẫn thuộc loại tuyệt mật, ngay cả bây giờ, ngay cả ở đây, tại trái tim của khu vực châu Á Thái Bình Dương, hay chính xác hơn là ở ngay đây.

Khi Noam Chomsky và tôi thảo luận về tình hình thế giới cho cuốn sách của chúng tôi “Về Khủng Bố Phương Tây – Từ Hiroshima tới Chiến Tranh của Máy Bay Không Người Lái”, Noam nhắc tới chuyến thăm đất nước Lào bị chiến tranh tàn phá. Ông ấy nhớ rõ về những phi công Hoa Kỳ, cũng như hàng đoàn nhà báo phương Tây, những người sống ở Vientiane nhưng quá bận rộn để nhìn và không hỏi bất cứ câu hỏi phù hợp nào.

***

“Ở Philippine, hiện giờ đại đa số người dân bị thuyết phục rằng Hoa Kỳ đã “giải phóng” đất nước họ khỏi người Nhật”, nhà báo cánh tả và là bạn của tôi đã có lần nói như vậy.

Tiến sĩ Teresa S. Encarnación Tadem, giáo sư khoa học chính trị đại học Diliman của Philippine, giải thích với tôi vào năm ngoái, mặt đối mặt, ở Manila: “Ở đây có câu nói như thế này: “Người Philippine yêu người Mỹ hơn là người Mỹ yêu bản thân.”” 

Tôi hỏi: “Tại sao có thể thế được? Philippine bị Hoa Kỳ chiếm làm thuộc địa. Một số vụ thảm sát kinh hoàng đã diễn ra … Đất nước này chưa bao giờ thực sự được tự do. Tại sao “tình yêu” đối với Hoa Kỳ lại thịnh hành?

“Đó là bởi vì cỗ máy tuyên truyền cực kỳ rộng lớn của Bắc Mỹ,” chồng của Teresa giải thích, tiến sĩ Eduardo Climaco Tadem, giáo sư khoa nghiên cứu châu Á đại học Diliman của Philippine. “Nó đã tô vẽ thời kỳ lệ thuộc Hoa Kỳ như là một kiểu chủ nghĩa thực dân tốt lành, đối lập với thời kỳ lệ thuộc Tây Ban Nha trước đó, được mô tả là “tàn bạo hơn”. Các xung đột trong chiến tranh Hoa Kỳ-Philippine (1898-1902) không được thảo luận. Các xung đột liên quan đến việc 1 triệu người Philippine bị giết hại. Vào thời kỳ ấy là khoảng 10% dân số của chúng tôi … diệt chủng, tra tấn … Người Philippine được gọi là “Việt Nam thứ nhất” … tất cả những chuyện đó đều bị truyền thông đại chúng lãng quên, vắng mặt trong sách giáo khoa lịch sử. Dĩ nhiên, sau đó là những hình ảnh được Hollywood và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ phổ biến: quân đội Hoa Kỳ anh hùng và tốt bụng cứu vớt đất nước bị tàn phá và giúp đỡ người nghèo …”

Về căn bản, tất cả đều trái ngược với hiện thực. 

“Hệ thống giáo dục rất quan trọng”, Teresa Tadem nói thêm. “Hệ thống giáo dục tạo ra sự đồng thuận và điều đó tạo ra sự ủng hộ đối với Hoa Kỳ … ngay cả ở trường đại học của chúng tôi – Đại học của Philippine – được người Mỹ thiết lập. Anh có thể thấy điều đó được phản ánh trong chương trình đào tạo – ví dụ như các khóa học về khoa học chính trị … tất cả chúng đều bám rễ vào Chiến Tranh Lạnh và tình thần của nó.”

Hầu hết trẻ em thuộc “tầng lớp thượng lưu” châu Á được “giáo dục” ở phương Tây, hoặc ít nhất là trong “các trường quốc tế” ở quê hương của chúng, tại đó các chương trình giáo dục đế quốc được áp dụng. Hay tại các trường học tư nhân hoặc tôn giáo / Thiên Chúa Giáo … “Giáo dục” kiểu đó luôn sử dụng các khái niệm nhồi sọ thân phương Tây và ủng hộ kinh doanh.

Một điều nữa, trẻ em thuộc giới “thượng lưu” sau khi được nhồi sọ sẽ đi tẩy não phần dân chúng còn lại. Kết quả có thể dự đoán được: chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc phương Tây và thậm chí là chủ nghĩa thực dân đều không thể đụng tới, đáng tôn trọng và được ngưỡng mộ. Các quốc gia và các cá nhân đã giết hại hàng triệu người lại được coi là những người thực thi tiến bộ, dân chủ và tự do. Thật là “cao quý” khi được hòa trộn với những người đó, cũng như là khát vọng được “làm theo hình mẫu của họ”. Lịch sử đã chết. Nó bị thay thế bởi những câu chuyện cổ tích nguyên thủy theo kiểu Hollywood và Disney.

***

Ở Hà Nội, một bức tranh hình tượng thể hiện một phụ nữ đang kéo chiếc cánh của máy bay Hoa Kỳ bị bắn rơi làm nổi bật lên một chứng tích mạnh mẽ. Đó là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, có sức hút. 

Người bạn của tôi, George Burchett, một nghệ sĩ Autralia nổi tiếng sinh ra ở Hà Nội và hiện giờ lại sống ở thành phố này, hộ tống tôi.

Bố của George, Wilfred Burchett, được coi là nhà báo nói tiếng Anh vĩ đại nhất thế kỷ 20. Châu Á là nhà của Wilfred. Châu Á là nơi ông ấy tạo ra những công trình bất hủ, mô tả những hành động vô nhân đạo nhất của phương Tây tàn bạo: lời chứng của ông từ mô tả nguồn về vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima tới thảm sát hàng loạt thường dân trong “Chiến tranh Triều Tiên”. Wilfred Burchett cũng đưa tin về Việt Nam, Lào, Campuchia, đó chỉ là một số nơi bất hạnh bị Hoa Kỳ và đồng minh của họ phá hủy hoàn toàn. 

Hiện giờ sách của ông được các nhà xuất bản hàng đầu trên khắp thế giới xuất bản và tái bản, nhưng nghịch lý là chúng không tồn tại trong ý thức lệ thuộc của thanh niên châu Á.

Người dân Việt Nam, đặc biệt là thanh niên, biết rất ít về các hành động tàn bạo của phương Tây đối với các nước láng giềng của họ. Nhiều nhất thì họ biết về tội ác của Pháp và Hoa Kỳ tại đất nước họ - ở Việt Nam, họ không hoặc hầu như không biết gì về nạn nhân của những con quái vật được phương Tây tài trợ như Marcos và Suharto. Họ không biết gì về Campuchia – không biết gì về những kẻ thực sự phải chịu trách nhiệm về 2 triệu mạng người. 

“Những cuộc chiến bí mật” vẫn bí mật

Cùng với George Burchett, tôi thán phục nghệ thuật cách mạng và xã hội chủ nghĩa tuyệt vời ở Bảo Tàng Nghệ Thuật Quốc Gia. Hàng sa số các hành động tàn bạo của phương Tây được mô tả cực kỳ chi tiết ở đây, cũng như sự nỗ lực phản kháng quyết định chống lại thực dân Hoa Kỳ của nhân dân Việt Nam vĩ đại và anh hùng. 

Nhưng có một cảm giác kỳ quái trong viện bảo tàng – nó hầu như trống không! Bên cạnh chúng tôi chỉ có vài người khách, tất cả đều là khách du lịch nước ngoài: những gian đại sảnh chứa của cơ sở nghệ thuật kinh ngạc này hầu như trống không.

***

Người Indonesia cũng không biết, bởi vì họ đã bị làm cho ngớ ngẩn!” Người bạn già Djokopekik của tôi quát lên, ở phòng tranh của ông tại Yogyokarte. Ông ấy được coi là nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa vĩ đại nhất của Đông Nam Á. Trong những bức tranh sơn dầu của ông, các binh lính tàn bạo đá vào lưng người dân khốn khổ, trong khi một con cá sấu khổng lồ (biểu tượng của sự tha hóa) tấn công, ngoạm và ăn thịt tất cả những người trước mặt. Djokopekik cởi mở và cực kỳ trung thực: “Đó là kế hoạch của họ; mục tiêu lớn nhất của chính quyền là tẩy não dân chúng. Người Indonesia không biết gì về lịch sử nước họ hay phần còn lại của Đông Nam Á!”

Trước khi chết, Pramoedya Ananta Toer, nhà văn có ảnh hưởng nhất Đông Nam Á đã nói với tôi: “Họ không thể suy nghĩ, không thể nữa … và họ không thể viết. Tôi không thể đọc hơn 5 trang của bất cứ nhà văn Indonesia đương đại nào … chất lượng thật đáng xấu hổ …” Trong cuốn sách mà chúng tôi (Pramoedya Ananta Toer, Rossie Indira và tôi) viết cùng nhau – “Exile” - , ông than khóc rằng người dân Indonesia không biết gì về lịch sử hay thế giới.

Nếu như họ biết, họ sẽ chắc chắn sẽ nổi dậy và lật đổ chính quyền ô nhục đang cai trị quần đảo của họ hiện nay.

Hai đến ba triệu người Indonesia đã chết sau cuộc đảo chính quân sự năm 1965, do phương Tây và các giáo sĩ, chủ yếu là dòng Kháng Cách bắt nguồn từ châu Âu, châm ngòi và hỗ trợ. Đại đa số người dân ở quần đảo vô vọng này giờ đây bị nhồi đầy sọ tuyên truyền của phương Tây, thậm chí không có khả năng nhận ra sự khốn khổ của bản thân. Họ vẫn tiếp tục lên án các nạn nhân (chủ yếu là người cộng sản, trí thức và “vô thần”) vì những sự kiện đã diễn ra cách đây đúng 50 năm, những sự kiện đã bẻ gẫy xương sống của quốc gia kiêu hãnh và tiến bộ này.

Người Indonesia hầu như hoàn toàn tin vào những câu chuyện cổ tích cánh hữu, phát xít do phương Tây chế tạo và phổ biến thông qua các kênh truyền thông đại chúng địa phương nằm trong tay tầng lớp “thượng lưu” đánh đĩ … Không có gì đáng ngạc nhiên: trong suốt 50 năm dơ dáy, họ đã được thứ tinh thần hạ cấp nhất của Hollywood, nhạc pop phương Tây và Disney nhồi nhét về “trí tuệ” và “văn hóa”.

Họ không biết gì về đất nước mình

Họ không biết gì về tội ác của bản thân. Họ không biết gì về những vụ diệt chúng mà họ đã tạo ra. Hơn một nửa số chính khách của họ là tội phạm chiến tranh, chịu trách nhiệm về hơn 30% số đàn ông, đàn bà, trẻ em bị giết hại trong cuộc đảo chính do Hoa Kỳ/Anh/Australia hậu thuẫn ở Đông Timor (hiện giờ là quốc gia độc lập), về vụ tắm máu năm 1965 và diệt chủng mới đây mà Indonesia gây ra ở Papua.

Thông tin về tất cả những sự kiện kinh hoàng này đều có sẵn trên mạng. Có hàng ngàn trang mạng đăng tải bằng chứng chi tiết và nặng ký. Mặc dù vậy, hèn nhát và cơ hội, công chúng “có giáo dục” của Indonesia đã lựa chọn “không biết”.

Dĩ nhiên, phương Tây và băng đảng của họ có lợi lớn từ việc cướp bóc Papua.

Do vậy, tội ác diệt chủng của họ đều bị che phủ bởi bí mật.

Nếu như hỏi ở Việt Nam, Myanmar và thậm chí là ở Malaysia, người dân biết gì về Đông Timor và Papua? 

Câu trả lời là chả có gì cả, hoặc hầu như không có gì cả.

Myanmar, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippine – các quốc gia này nằm trên cùng một phần của thế giới, nhưng dường như chúng nằm trên các hành tinh khác nhau. Đó là kế hoạch: công thức chia để trị cổ xưa của Anh Quốc.

Ở Manila, thủ đô của Philippine, một gia đình khẳng định rằng Indonesia nằm ở châu Âu khi nói với tôi. Gia đình này cũng không biết về tội ác do chính quyền thân phương Tây của Marcos gây ra.

***

Truyền thông đại chúng phương Tây khuếch trương Thái Lan như là “đất nước của nụ cười”, mặc dù vậy đó là một nơi cực kỳ cay đắng và tàn bạo, có tỷ lệ sát nhân (tính trên đầu người) thậm chí còn cao hơn cả ở Hoa Kỳ.

Thái Lan hoàn toàn bị phương Tây kiểm soát từ cuối Thế Chiến thứ II. Hệ quả là giới lãnh đạo của nó (ngai vàng, giới thượng lưu và quân đội) đã cho phép những tội ác tàn bạo nhất chống lại nhân loại diễn ra trên lãnh thổ nước này. Chỉ đề cập một số nhỏ: vụ thảm sát những người Thái Lan nổi dậy cánh tả và ôn hòa (một số người bị thiêu sống trong các thùng dầu), vụ sát hại hàng ngàn người tị nạn Campuchia, giết hại và cưỡng hiếp sinh viên biểu tình ở Bangkok và những nơi khác … Và điều khủng khiếp nhất của họ: Ít biết về sự can dự Thái Lan trong việc xâm lược Việt Nam dưới thời “Chiến tranh chống Mỹ” … việc sử dụng rộng rãi phi công Thái Lan trong các hoạt động ném bom ở Lào, Việt Nam và Campuchia, cũng như việc chuyển giao một số sân bay quân sự (trong đó có Pattaya) cho không lực phương Tây. Đấy là chưa nói đến việc cung cấp các bé trai và bé gái Thái Lan (phần nhiều là dân tộc thiểu số) cho binh lính phương Tây.

***

Khủng bố mà phương Tây vung vãi khắp Đông Nam Á dường như đã bị lãng quên, hay ít nhất là trong hiện tại.

“Hãy tiến lên!” Tôi được nghe ở Hà Nội và Luang Prabang.

Nhưng trong khi người dân Việt Nam, Lào và Campuchia đang bận rộn “tha thứ” cho những đao phủ của họ, Đế Quốc giết hại người dân của Iraq, Syria, Lybia, Pakistan, Afghanistan, Yemen, Ukraina và mọi ngóc ngách của Châu Phi.

Nhiều nơi đã khẳng định và một số đã chứng minh, nhất là ở Nam Mỹ, nơi mà tất cả quái vật đã thành công, rằng không có một tương lai tử tế cho hành tinh này nếu không thừa nhận và thấu hiểu quá khứ. 

Sau khi “tha thứ cho phương Tây”, một số quốc gia Đông Nam Á đã ngay lập tức bị buộc phải đối đầu với Trung Quốc và Nga. 

Khi “được tha thứ”, phương Tây không thèm nhún nhường đón nhận sự độ lượng vĩ đại của nạn nhân. Hành vi đó không thuộc về văn hóa của họ. Trái lại, họ coi sự tốt bụng là yếu đuối và ngay lập tức lợi dụng điều đó. 

Bằng cách tha thứ cho phương Tây, bằng cách “lãng quên” tội ác của phương Tây, Đông Nam Á thực sự không làm điều gì tích cực. Họ chỉ lừa dối các nạn nhân có cùng cảnh ngộ với họ, trên khắp thế giới.

Họ cũng thực dụng và ích kỷ khi mong đợi một số phần thưởng. Nhưng phần thưởng không bao giờ đến! Lịch sử đã chứng minh điều đó nhiều lần. Phương Tây muốn mọi thứ. Họ tin rằng họ xứng đáng nhận mọi thứ. Nếu không bị chống lại, họ sẽ cướp bóc đến cùng, đến khi không còn gì nữa – như họ đã làm ở nước Cộng Hòa Dân Chủ Congo, ở Iraq hay Indonesia.

***

Nhà sử học nổi tiếng người Australia và là giáo sư danh dự tại đại học Nagasaki của Nhật Bản, Geoffrey Gunn, đã viết cho tiểu luận này: 

“Hoa Kỳ nắm giữ quyền lực cứng và mềm ngang nhau hay có vẻ như vậy. Qua lại Đông Nam Á trong bốn thập kỷ qua, tôi thừa nhận là đã bị bối rối trước những hồi ức có lựa chọn về dấu ấn của Hoa Kỳ. Như Lào và Campuchia, tại mỗi nước Hoa Kỳ đã ném số lượng bom lớn hơn ném xuống các thành phố của Nhật Bản trong Thế Chiến thứ II, tại đó bom mìn chưa nổ vẫn gây ra thiệt hại nhân mạng mỗi ngày. Trước đây không lâu, tôi hỏi một quan chức cấp cao của chính quyền ở Phnom Penh xem chính quyền Obama có xin lỗi về các tội ác đó không. “Không đời nào,” ông ấy nói, nhưng sau đó ông ấy cũng không siết chặt nắm đấm, dân chúng dường như chỉ là số liệu cơ bản trong lịch sử phía sau những cảm giác chung chung về sự kinh hoàng của quá khứ. Ở Lào vào tháng 12 năm 1975, tôi đã tình cờ ở đó khi những người cách mạng giành lấy đất nước trước cơn thịnh nộ của Hoa Kỳ; việc trưng bày tội ác của Hoa Kỳ – mặc dù chủ yếu là tuyên truyền – đã bị bỏ xó trong các góc của bảo tàng. Cũng như ở Việt Nam, chậm rãi trở thành đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ không ăn năn hối lỗi với các nạn nhân của bom đạn, vũ khí hóa học và các tội ác khác. Ở Đông Timor, bị tổng thống Ford và ngoại trưởng Henry Kissinger hiến tế cho các tướng quân Indonesia để đổi lấy các lợi ích của phủ nhận chiến lược, khoảng 30% dân số đã bị xóa sổ, Hoa Kỳ được tha thứ hay ít nhất là xóa bỏ khỏi các tường thuật chính thống. Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ cấp nhà nước đầu tiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã quảng cáo rùm beng về các hợp tác kinh doanh lớn với Hoa Kỳ, một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “bình thường mới” và giờ là đối tác của Hoa Kỳ trong “cuộc chiến chống khủng bố”, như ở Afghanistan. Tốt thôi, vừa mới dạy lịch sử ở trường đại học của Trung Quốc, tôi có thể nói thêm rằng lịch sử không quan trọng ở Trung Quốc nhưng Nhật Bản là dẫn chứng quá đủ rõ ràng.” 

***

“Trung Quốc thường coi việc chống lại chủ nghĩa đế quốc, thực dân và tân thực dân phương Tây là lời hiệu triệu chủ chốt trong chính sách đối ngoại, Geoff thở dài, khi chúng tôi ngắm nhìn cái vịnh của thành phố quê hương ông – Nagasaki. “Giờ chỉ có tội ác của Nhật Bản là được nhớ tới ở Bắc Kinh.”

Nhưng quay trở lại Đông Nam Á …

Tất cả đều bị lãng quên và được tha thứ, lý do “tại sao” là rất rõ ràng, đơn giản. Họ được trả tiền để lãng quên! “Sự tha thứ” được tài trợ; nó đảm bảo “các học bổng”, một trong những cách các nước phương Tây phổ biến sự tha hóa của họ tại các nước chư hầu và tại các nước họ muốn lôi kéo vào quỹ đạo của họ. 

Tầng lớp thượng lưu với những căn nhà xa hoa, du lịch nước ngoài, trẻ em tại trường học ngoại quốc, tất cả gắn liền với sự tha thứ.

Nhưng khi anh đến vùng nông thôn, nơi mà đa số người dân Đông Nam Á vẫn sống. Mọi chuyện rất khác. Mọi chuyện ở đó khiến anh rùng mình.

Trước khi rời khỏi Lào, tôi ngồi bên chiếc bàn ngoài trời ở làng Nam Bak, cách Luang Prabang khoảng 100 km. Bà Nang Oen kể cho tôi nghe câu chuyện về vụ ném bom trải thảm của Hoa Kỳ và ông Un Kham chỉ cho tôi những vết thương trên người: 

“Ngay cả ở đây, ở Nam Bak, chúng tôi có nhiều hố bom ở khắp nơi, nhưng giờ chúng đã bị các cánh đồng lúa và nhà cửa che phủ. Vào năm 1968, nhà của bố mẹ tôi bị trúng bom… Tôi nghĩ rằng họ đã ném bom 500 bảng vào đó. Cuộc sống thật là khổng thể chịu nổi trong chiến tranh. Chúng tôi phải ngủ trên cánh đồng hoặc trong hang. Chúng tôi luôn phải di chuyển. Nhiều người đã bị đói khi chúng tôi không thể thu hoạch mùa màng.”

Tôi hỏi bà Nang Oen về người Mỹ. Bà có quên, tha thứ không?

“Tôi cảm thấy thế nào về họ? Thực sự tôi không biết nói gì. Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn không thể nói lên lời. Họ giết sạch mọi thứ, kể cả gà. Tôi biết rằng họ vẫn đang làm chuyện tương tự khắp thế giới…”

Bà tạm ngừng, nhìn về phía chân trời. 

“Đôi khi tôi nhớ những gì đã xảy ra với chúng tôi… Đôi khi tôi quên”. Bà nhún vai. “Nhưng khi tôi quên thì đó chỉ là trong chốc lát. Chúng tôi không nhận được bất cứ sự bồi thường nào, thậm chí lời xin lỗi cũng không. Tôi không thể làm được gì. Đôi khi tôi thức giấc vào nửa đêm và khóc.”

Tôi lắng nghe bà và hiểu, sau nhiều thập kỷ làm việc ở phần này của thế giới: đối với nhân dân Lào, Việt Nam, Campuchia và Đông Timor, không có gì bị lãng quên và không có gì được tha thứ. Sẽ không bao giờ!

Andre Vltchek is a philosopher, novelist, filmmaker and investigative journalist. He covered wars and conflicts in dozens of countries. His latest books are: “Exposing Lies Of The Empire” and “Fighting Against Western Imperialism”.Discussion with Noam Chomsky: On Western Terrorism. Point of No Return is his critically acclaimed political novel. Oceania – a book on Western imperialism in the South Pacific. His provocative book about Indonesia: “Indonesia – The Archipelago of Fear”. Andre is making films for teleSUR and Press TV. After living for many years in Latin America and Oceania, Vltchek presently resides and works in East Asia and the Middle East. He can be reached through his website or his Twitter.

Saturday, April 18, 2015

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Tròn bốn mươi năm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam kết thúc thắng lợi, những người Mỹ tiến bộ thấy điều gì? Nước Mỹ vẫn bị chia rẽ bởi thất bại cay đắng nhất trong lịch sử của họ ở một xứ sở Châu Á nhỏ bé xa xôi ra sao? Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Looking Back at the Vietnam War" của tác giả Andy Piascik.

Nhìn lại cuộc chiến tranh Việt Nam

Mùa xuân năm nay đánh dấu 40 năm ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ít nhất thì đó cũng là cái được gọi ở Hoa Kỳ, chiến tranh Việt Nam. Ở Việt Nam, họ gọi là chiến tranh chống Mỹ để phân biệt giai đoạn Hoa Kỳ tham chiến với những giai đoạn mà những kẻ xâm lược và thực dân khác tham chiến – đáng kể nhất là Trung Quốc, Pháp, và Nhật Bản.

Sự kiện này được đánh dấu bởi hàng loạt các bình luận, hồi tưởng và những gì được coi là lịch sử của truyền thông doanh nghiệp. Lầu Năm Góc đã gióng chuông với một câu chuyện kỳ khôi đăng trên website của họ gợi lại sự tuyên truyền mà họ thêu dệt trong thời kỳ chiến tranh: chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ là tốt, Việt Nam là xấu. Trong ghi nhận tích cực hơn, các nhóm hòa bình và cựu chiến binh khắp đất nước đã tổ chức các sự kiện, những người khác cố gắng thúc đẩy các phân tích về sự khủng khiếp của cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, bóng ma đã ám ảnh Việt Nam cho tới tận ngày nay.

Một quan điểm hỗn hợp hợp là cuộc chiến tranh vẫn lơ lửng phía trên đất nước của chúng ta như một đám mây. Nhiều thập kỷ trước đây, các bình luận viên của truyền thông chính thống thường xuyên đề cập tới hội chứng Việt Nam, điều mà cho đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 vẫn còn khiến chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ e ngại mở rộng. Các tinh hoa truyền thông đã đề cập tới sự miễn cưỡng của tầng lớp chính trị trong việc tham chiến với nỗi sợ hãi sẽ sa lầy tại “một Việt Nam khác”. Song hội chứng Việt Nam thật sự là vùng vịnh trong ý kiến của giới thượng lưu và công chúng về cuộc xâm lược của Hoa Kỳ, đó mới là điều mà họ không sẵn sàng công khai.

Nói một cách ngắn gọn, Hoa Kỳ đã cực kỳ khó khăn để giành được sự ủng hộ đáng kể của công chúng cho các cuộc chiến tranh của họ kể từ chiến tranh Việt Nam. Ví dụ, suốt thập kỷ 1980 Hoa Kỳ đã vô vọng tìm kiếm cách áp đặt ý chí của họ đối với Nicaragua, El Salvador và Guatemala, chỉ cần kể ba cái tên, tạo điều kiện thuận lợi cho các quân đội tay sai để giúp tầng lớp quý tộc địa chủ chống lại người dân của những quốc gia đó. Nếu không có sự phản đối của công chúng thì quân đội Hoa Kỳ đã tham chiến ở Trung Mỹ vào năm 1980. Do Hoa Kỳ không có khả năng đưa quân đội đến nên kiểu tắm máu mà Hoa Kỳ gây ra ở Lào, Việt Nam và Campuchia đã không xảy ra ở Trung Mỹ. Một trong những kết quả là phong trào nhân dân và các lực lượng cách mạng đã có khả năng tổ chức đấu tranh, tới mức mà người du kích cách mạng thời đó là tổng thống hiện nay ở El Salvado và lãnh đạo lâu dài của Sandinista, Daniel Ortega, lại một lần nữa là tổng thống của Nicaragua.

Đấy là chưa kể tới những con số kinh hoàng về chết chóc và sự tàn phá khôn lường đối với những quốc gia đó; Hoa Kỳ đã quyết định phá hủy các kinh nghiệm cách mạng ở Nicaragua, một nỗ lực hầu như đã thành công. Điềm xấu hơn nữa, sau khi địa ngục của khủng bố quân sự những năm 1980 qua đi, Guatemala vẫn tiếp tục nằm trong tay của tầng lớp thượng lưu giàu có gắn bó chặt chẽ với Hoa Kỳ và là một trong những xã hội phân tầng, áp bức nhất ở Bán cầu.

Nhưng thiệt hại gây ra ở Trung Mỹ không thể so sánh với những gì đã diễn ra ở Đông Dương và đó là do một phần không nhỏ những nỗ lực của hàng triệu người Mỹ hàng ngày. Không giống với Đông Dương, tình đoàn kết với người dân Trung Mỹ đã bắt đầu sớm và tha thiết. Ở Nicaragua, họ đã sớm bắt đầu sau khi Hoa Kỳ chống lại cuộc nổi dậy nhân dân để lật đổ chế độ độc tài khắc nghiệt Somoza vào năm 1979. Ở El Salvado, tình đoàn kết xuất hiện sau vụ ám sát tổng giám mục Oscar Romero của phe khủng bố bán quân sự vào năm 1980 và phát triển lớn hơn trong 10 năm tiếp theo. Sự đoàn kết bao gồm biểu tình, tọa kháng, hội thảo, viện trợ y tế, các dự án thành phố chị em, được các bác sĩ, thợ điện, và các lao động có tay nghề khác hưởng ứng, cũng như tạo ra các nơi ẩn náu, thường là ở nhà thờ, cho người dân tránh khỏi bạo lực của Hoa Kỳ.

Sự phản đối một cách rời rạc cuộc xâm lược ở Đông Dương tại Hoa Kỳ, trái lại, bùng lên vào năm 1963 và 1964 nhưng vẫn rất nhỏ bé và tách biệt. Những gì chúng ta biết là phong trào phản chiến không sâu sắc cho đến năm 1965, hơn một thập kỷ sau khi Hoa Kỳ dựng lên chế độ tay sai khát máu Ngô Đình Diệm ở miền nam của Việt Nam, và tròn bốn năm sau khi tổng thống Kenedy khởi đầu sự leo thang chính yếu.

Gần đây hơn, Hoa Kỳ đã xâm lược Irag và Afghanistan, như đã viết, đang dự tính gửi quân đội đến đâu đó ở Trung Đông. Cũng như ở Đông Dương, nỗ lực ở Iraq và Afghanistan đã thất bại thảm hại. Do sử dụng quy mô lớn lực lượng quân sự áp đảo nên Hoa Kỳ đã trở thành một kẻ hạ đẳng quốc tế - được sợ hãi nhưng cực kỳ bị cô lập. Một lần nữa, tổ chức trong nước đã đóng góp đáng kể vào sự cô lập đó. Không cần phải can đảm nhiều và quan trọng là thừa nhận cả hai bởi vì sử dụng sức mạnh lớn hơn gây ra đau khổ, cũng như những gì mà một cuộc chiến tranh đế quốc tác động tới công chúng. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm, đối với cả bản thân chúng ta cũng như đối với những người phải chịu đựng đau khổ của những trận ném bom dưới danh nghĩa chúng ta, chúng ta cần phải hiểu điều đó.

Đấu tranh với lịch sử chính thống và bị xuyên tạc về Việt Nam có thể giúp chúng ta trong những nỗ lực ấy và việc này đòi hỏi phải tóm lược những điều căn bản theo tinh thần đẫ nêu. Một trong những quan điểm xuyên tạc lịch sử được thêu dệt trong các bình luận mới đây là chiến tranh được bắt đầu vào tháng 2 năm 1965 khi Bắc Việt và quân đội Hoa Kỳ đụng độ lần đầu tiên, kết quả, họ khẳng định (dĩ nhiên) là cuộc tấn công vô cớ của Bắc Việt. Người ta không biết phải cười hay khóc về sự ngớ ngẩn của khẳng định ấy, hàng chục ngàn – có lẽ là hàng trăm ngàn – người Việt Nam đã chết trong tay Hoa Kỳ vào lúc đó thế mà cuộc chiến tranh vẫn chưa bắt đầu, nhưng đó là sự thiếu trung thực và theo đuôi quyền lực thường thấy trong văn hóa chính trị Hoa Kỳ. 

Thời điểm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ ở Việt Nam bắt đầu phụ thuộc vào việc ai đó quyết định cuộc chiến tranh bắt đầu nhưng năm 1945 là thời điểm phù hợp để nắm bắt được những gì diễn ra trong 30 năm sau đó. Đó là mùa hè của cái năm mà lực lượng cách mạng Việt Nam tập hợp quanh Việt Minh đánh bại Nhật Bản, đội quân đế quốc đã xâm lược đất nước của họ bốn năm trước đó. Cũng như nhiều nước khác trên thế giới phải chịu đựng những tổn hại khủng khiếp dưới sự áp bức của chủ nghĩa phát xít và quân phiệt trong Thế Chiến thứ II, người Việt Nam nhận ra rằng chiến thắng của họ là bình mình của ngày mới, Trên tinh thần đó, Hồ Chí Minh, lãnh đạo Việt Minh, đã đọc bản tuyên ngôn được lấy cảm hứng rõ ràng từ Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ (nhiều phần được trích dẫn nguyên văn) tại một cuộc mít-ting lớn ở Việt Nam, điều đó cũng trực tiếp truyền tải tới Washington và người dân khắp thế giới. 

Đó là lúc Hoa Kỳ quyết định từ chối lời đề nghị của Hồ và bắt tay với thực dân đã cai trị Việt Nam trong một thời gian dài, là người Pháp. Hầu hết chính quyền thuộc địa và quân đội Pháp đã bỏ chạy khi Nhật Bản xâm lược Việt Nam; những người Pháp còn ở lại thì cộng tác với người Nhật. Mặc dù vậy với sự khôn ngoan đặc biệt của họ, Pháp quyết định họ có quyền tái thuộc địa Việt Nam, điều mà họ đã làm, với sự ủng hộ then chốt về vũ khí, tiền và ngoại giao của Hoa Kỳ. Người Việt Nam, không có gì ngạc nhiên, không dễ chịu với việc bị xâm lược lần nữa và phản kháng như họ đã chống lại thực dân và xâm lược trong nhiều thế kỷ.

Pháp gây ra bạo lực khủng khiếp trong một cố gắng thất bại, việc tái xâm lược kéo dài chín năm, khiến Hoa Kỳ bực dọc ngày càng nhiều hơn về gánh nặng chiến tranh. Khi người Việt Nam giành chiến thắng chung cuộc bằng việc đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ vào năm 1954, một lần nữa họ lại có khả năng giành được độc lập. Mặc dù điều đó không diễn ra. Bị chia rẽ về Việt Nam, Hoa Kỳ, các đế quốc phương Tây khác và Soviet làm trung gian trong Hiệp Định Geneva, một cuộc bầu cử quốc gia thống nhất Việt Nam sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Sự phân chia quốc gia thành miền Bắc, nơi có lực lượng cách mạng chiến thắng hoàn toàn, và miền Nam, ngoại trừ Sài Gòn và khu vực lân cận, nằm trong sự kiểm soát của Việt Minh, bị người Việt Nam coi là một mánh khóe của đế quốc Hoa Kỳ để câu giờ và sự phản bội của Liên Bang Soviet.

Mặc dù không tin rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp định nhưng người Việt Nam có ít sự lựa chọn để đi tiếp. Sự lo ngại của họ đã được chứng minh ngay lập tức, khi Hoa Kỳ cho thấy rõ rằng Hiệp Định Geneva chẳng là gì ngoài mảnh giấy lộn có thể xé bỏ thành hàng triệu mảnh nhỏ vô dụng. Kể từ khi Washington biết rằng Hồ sẽ thắng áp đảo trong cuộc bầu cử thì không có bất cứ cuộc bầu cử nào được tổ chức. Cũng như hàng tá trường hợp khác trong hơn 100 năm qua, Hoa Kỳ chống lại dân chủ để phục vụ cho việc xâm lược. Bầu cử là tốt đẹp chỉ khi người mà họ chọn được thắng cử; nếu người khác thắng cử thì kết quả sẽ là súng máy. 

Vào năm 1954, Hoa Kỳ đặt hy vọng vào Ngô Đình Diệm, một kẻ lưu vong sống trong trường dòng ở New Jersey của giám mục phản động Francis Cardinal Spellman, và dựng ông ta lên làm nhà độc tài của cái được gọi là Miền Nam Việt Nam. Suốt 9 năm Diệm nắm quyền, Hoa Kỳ đã chấp nhận cho ông ta tiến hành cuộc chiến tranh khủng bố chống lại người dân miền Nam. Kháng chiến tiếp tục và thậm chí còn phát triển, đó là lúc Hoa Kỳ chuyển sự chú ý khu vực của họ sang nước láng giềng Lào, nơi cũng có lực lượng kháng chiến mạnh chống lại chế độ độc tài do Hoa Kỳ hậu thuẫn. 

Mặc dù vậy, mọi thứ thay đổi dưới thời chính quyền Kenedy, khi Hoa Kỳ mở rộng cuộc xâm lược ở Việt Nam và kháng chiến phát triển nhanh chóng. Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng lãnh đạo kháng chiến, đó là nhóm kế nhiệm Việt Minh và được biết đến dưới cái tên Pháp là NLF, nhưng họ liên kết rộng rãi với các bộ phận trong xã hội Việt Nam, đáng chú ý là một số lớn các tu sĩ đạo Phật. 

Mặc dù Kenedy thường xuyên được mô tả là khao khát hòa bình ở Việt Nam, những người sáng tác chuyện thần thoại Camelot khẳng định rằng nếu ông ta không thực hiện thì sẽ không bị ám sát, sự thật cay đắng cho thấy điều trái ngược. Vào những lúc có thể đạt được hòa bình hoặc giảm leo thang thì Kenedy lựa chọn điều ngược lại: bằng việc ném bom dồn dập, bằng việc sử dụng rộng rãi bom na-pam và vũ khí hóa học, bằng việc tổ chức ấp chiến lược (một giai đoạn lớn, ấp chiến lược; một dạng giống như Auschwitz trốn khỏi quê nhà), và cuối cũng là bằng việc triển khai bộ binh.

Mặc dù là bạo chúa, Diệm tỏ ra là một bạo chúa có chút lương tri, vào năm 1963 khi đã mệt mỏi về cuộc chiến tranh chia rẽ đất nước, ông ta đã đơn phương đàm phán hòa bình với NLF và đàm phán thống nhất với miền Bắc. Đó là quyết định định mệnh, Washington nhanh chóng ra lệnh loại bỏ ông ta, Diệm bị ám sát chỉ ba tuần trước khi Kenedy bị giết. (Đó là kết quả của những sự kiện mà Malcom X vĩ đại đã mô tả là “gà về chuồng”, thúc giục sự đoạn tuyệt của ông với Quốc Gia Hồi Giáo).

Người kế nhiệm Kennedy, Lyndon Johnson, chỉ cần 9 tháng tại vị để ngụy tạo sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8 năm 1964, một bước ngoặt khác ở Việt Nam.

Cùng lúc đó, Johnson, được một số người (có lẽ là cả ông ta) đề cử giải Hòa Bình, đã cảnh báo quốc gia rằng Barry Goldwater, đối thủ của ông ta trong cuộc bầu cử tổng thống cùng năm, là một kẻ gây chiến cực kỳ nguy hiểm. Bối cảnh đó đã tạo ra khoảnh khắc đáng nhớ nhất của chiến dịch tranh cử, một quảng cáo truyền hình phát đi hình ảnh một bé gái đếm từng cánh hoa bị ngắt ra khỏi bông hoa liên tưởng tới việc đếm lùi của ngày tận thế. 

Khi mà ông ta chắc chắn được tái cử và với sự kiện Vịnh Bắc Bộ làm lá chắn, Johnson mở rộng xâm lược vào đầu năm 1965 ra khắp Việt Nam bằng chiến dịch ném bom hàng loạt ở miền Bắc (đồng thời sự phá hủy hàng loạt của Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn ở miền Nam). Thêm vào đó, Johnson ra lệnh xâm lược Cộng Hòa Dominica vào cuối năm để lật đổ nhà cải cách ôn hòa Juan Bosch và cung cấp sự hỗ trợ đáng kể về vũ khí, tiền, ngoại giao cho cuộc đảo chính đẫm máu ở Indonesia nhằm đưa tên đồ tể Suharto lên cầm quyền. Ít nhất 500.000 người đã bị giết hại trong cuộc đảo chính và những rối loạn sau đó; Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, nói chung mù lòa trước những tội ác của Hoa Kỳ và tay sai đã đưa ra con số 1.5 triệu người. Ứng cử viên Hòa Bình, thật đó.

Chuyện đó kéo dài 3 năm ở Việt Nam, leo thang kiểu âm dương và kháng chiến dâng cao, cho đến Tổng Tấn Công Tết vào tháng giêng năm 1968. Trước Tết, Hoa Kỳ hầu như đã lẩn tránh với sự dối trá về tiến triển của cuộc chiến, mặc dù phong trào phản chiến đâm chồi. Sau Tết, chiến thắng được hứa hẹn rõ ràng là ảo tưởng và ngụy tạo. Cho đến lúc này, Tết vẫn là khúc xương khó gặm đối với những người ủng hộ cuồng nhiệt nhất của chiến tranh, những người khẳng định Hoa Kỳ có khả năng đánh bại những người nổi dậy, chỉ là bị truyền thông chống chiến tranh và chính khách Cộng Hòa phá hoại. 

Trên thực tế, Tổng Tấn Công Tết theo chiến lược của NLF không bao giờ lôi kéo Hoa Kỳ vào một cuộc chiến được hiểu theo cách truyền thống. Đó là chiến dịch đánh và rút với mục đích tạo ra thiệt hại lớn, đúng như vậy, ban đầu được thiết kế để thể hiện cho đối thủ và những người khác thấy lực lượng của họ là ghê ghớm và ý chí của con người là không thể khuất phục. Nói ngắn gọn, mục tiêu không phải là thắng trận đánh Tết; mục tiêu là cho những người hoài nghi thấy rằng Hoa Kỳ không thể thắng. Tôi nhớ lại nhiều năm trước đây có một người già Việt Nam, có thể đã chứng kiến cái chết và sự phá hủy như những người khác sống vào thời đó, nói một vài lời về thời gian Tết (tôi trích dẫn): Chúng ta có thể thanh toán ngay lập tức hoặc chúng ta có thể thanh toán trong một ngàn năm nữa. Điều đó phụ thuộc vào người Mỹ.

Một nhóm bị thuyết phục sau Tết rằng người Việt Nam đúng trong đánh giá của họ là cộng đồng kinh doanh Hoa Kỳ. Như mọi khi, quan điểm của họ, không giống quan điểm phổ biến, bị chính sách và các chính khách quốc gia tác động, là chắc chắn và hướng tới dài hạn. Điều mà họ thấy là phí tổn kinh tế khổng lồ, sự quan tâm tới Đông Dương tốt hơn là được đặt vào các đối thủ cạnh tranh toàn cầu trong việc mở rộng thị trường, quân đội ngày càng trở nên e ngại chiến đấu và nổi loạn mở rộng trong nước từ việc phong tỏa các trường đại học tới các điểm trọng yếu về sản xuất, đáng chú ý nhất là Phong Trào Công Đoàn Cách Mạng đang tràn vào ngành công nghiệp ô tô.

Động thái đầu tiên của tầng lớp thượng lưu kinh doanh là đẩy Johnson qua một bên để ủng hộ Eugene McCarthy và Robert Kennedy. Kennedy là một Chiến Binh Lạnh từ lâu hồi tưởng lại những ngày hợp tác với Joe McCarthy và Roy Cohn, người có kế hoạch về Việt Nam, rất giống với anh trai của ông ta, đã kỳ vọng chiến thắng trước và sau đó là hòa bình. Trong khi đó, McCarthy không có liên hệ với phong trào phản chiến trước hay sau sáu tháng nỗ lực mang tính cơ hội của ông ta để kiếm vị trí ứng cử viên Hòa Bình, cuộc bầu cử năm 1968 đóng vai trò như một ví dụ về sự cách biệt giữa người cai trị và bị cai trị: đa số dân chúng đòi hỏi ngưng chiến ngay lập tức phải lựa chọn giữa hai ứng cử viên đều muốn tiếp tục chiến tranh.

Việt Nam hóa chiến tranh của Richard Nixon – đẩy gánh nặng chiến tranh sang quân đội miền Nam Việt Nam – như hành động sai lầm cuối cùng của Washington. Sự giết chóc tiếp tục và chiến tranh được mở rộng sang Lào và Campuchia nhưng Hoa Kỳ vẫn không thể thắng. Trước khi kết thúc vào năm 1973, Hoa Kỳ lừa dối một lần nữa, Nixon vi phạm mọi điều khoản của Hiệp Định Hòa Bình Paris trước khi văn bản kịp ráo mực. Cho đến khi lực lượng cách mạng chiếm được Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ đã can dự vào Việt Nam 30 năm.

Danh mục những cuốn sách phi thường về Việt Nam rất dài và mới chỉ được đề cập gần đây bởi học giả Christian Appy, một trong số các tác giả, đã thu thập nghiêm túc quan điểm của giai cấp lao động về chiến tranh và sự phản kháng trong nước đối với chiến tranh. Đó là cú đòn mới nhất đối với lịch sử chính thống, do tầng lớp thống trị vẫn cho rằng phong trào phản chiến chỉ là ngoại lệ được tạo thành bởi các sinh viên đại học da trắng đặc quyền. Trên thực tế, số lượng đông đảo công nhân và những người cùng khổ đã tham gia phản đối cuộc xâm lược của Hoa Kỳ từ đầu cho đến cuối và không phải bởi vì con cái của giai cấp lao động phải đi chiến đấu ở xa. Trái lại, đa số những người phản đối tự nguyện của giai cấp lao động và các cựu chiến binh mới trở về từ chiến trường nhưng cũng phản đối chiến tranh đã đóng vai trò quyết định tại mặt trận quê nhà.

Dường như mọi người Mỹ hiểu biết một chút về chiến tranh đều biết rằng có 55.000 lính Mỹ đã chết ở chiến trường Việt Nam. Mặc dù vậy, chỉ một số phần trăm rất nhỏ biết về con số chính xác những người Đông Dương đã bị giết hại khi họ được hỏi. Noam Chomsky đã viết về một khảo sát cho thấy người ta thường trả lời là có 200.000 người bị giết hại và liên tưởng điều đó với việc người ta tin rằng có 300.000 người Do Thái bị sát hại trong Holocaust, mặc dù trong cả hai trường hợp thì con số thực tế gấp 20 lần. Sự hiểu lầm tai hại ấy đã cho thấy sự hiệu quả của tầng lớp trí thức trong việc tuyên truyền một cách tự giác, bóp méo sự thật về chiến tranh – những người phải chịu đau khổ, những người phải chết, những người là nhầm người.

Thậm chí con số được chấp nhận phổ biến nhất là 4 triệu người Đông Dương đã chết, có vẻ thấp, cũng thực sự bi thảm, mặc dù sự thật dường như sẽ không bao giờ được biết. Những kẻ được trang bị tốt nhất để tạo ra sự quyết định đó chính là những kẻ phát động chiến tranh hoặc có lợi ích lớn trong việc che giấu sự thật. Như một vị tướng Hoa Kỳ phát biểu trong một thảm họa mới đây đã nhấn mạnh: “Chúng tôi không đếm xác.” Không, không bao giờ, khi người chết là nạn nhân của bạo lực Hoa Kỳ.

Những hậu quả mà người Việt Nam phải gánh chịu về chất độc màu da cam và rối loạn sau chấn thương cũng hoàn toàn bị lờ đi. Hãy lấy sự đau khổ khủng khiếp mà binh lính Hoa Kỳ phải chịu đựng và nhân chúng lên 10.000 lần hay hơn nữa, chúng ta sẽ thấy mức độ tàn phá đối với người Việt Nam. Thêm vào đó, Việt Nam và phần còn lại của Đông Dương (lịch sử chính thống nói chung đã bỏ qua các cuộc chiến tranh ở Lào và Campuchia) đầy những bom đạn chưa nổ, thường xuyên gây ra chết chóc và thương tật cho tận tới ngày nay. Việt Nam và Lào có thể thoát khỏi thảm họa thiếu đói nhưng Campuchia thì không, điều không có gì lạ lùng ở một đất nước nhỏ mà lãnh thổ của họ bị bom đưa về thời đồ đá. Sự phá hủy ở quy mô khủng khiếp kết hợp với lệnh cấm vận tàn bạo do Hoa Kỳ áp đặt sau chiến tranh thực sự đã khiến hàng trăm ngàn người chết đói. Đó là sự thật không mấy dễ chịu; việc lên án những tội lỗi của Khmer Đỏ ở Campuchia sau tháng 4 năm 1975 thì dễ dàng hơn nhiều.

Mặc dù vậy, cả Việt Nam lẫn Lào đều không phải gánh chịu các thảm họa sau chiến tranh như Campuchia, cuộc chiến tàn phá đến mức có thể nói rằng Hoa Kỳ đã thắng theo nghĩa chặn đứng con đường phát triển của những nước này (giống như Nicaragua vào những năm 1980). Hoa Kỳ cho rằng tất cả những xã hội đặt con người lên cao hơn lợi nhuận là mối đe dọa, nhất là khi họ ở phía Nam địa cầu. Đó là cách duy nhất để hiểu hơn 50 năm chiến tranh khủng bố chống lại Cuba, hiện nay là sự gây gổ với Venezuela hay việc tiếp diễn chiến tranh ở Đông Dương vào những năm 1970 ngay cả khi Hoa Kỳ biết rằng họ không thể thắng. Một phần lớn là do quy mô phá hoại, Việt Nam ngày nay đã hội nhập vào kinh tế toàn cầu với những di sản tiêu cực, đầy những xưởng mồ hôi, đầu tư phiêu lưu và sự chênh lệch về của cải và quyền lực.

Thảo luận về Việt Nam trong giới học thuật rất khó khăn; Hoa Kỳ hiện đang điên cuồng khắp toàn cầu và bóp méo lịch sử để tạo sự ủng hộ cho cuộc chiến tranh tiếp theo. Do sự bất đồng sâu sắc giữa những kẻ cai trị và những người bị cai trị về xâm lược của Hoa Kỳ, chúng ta đã thấy Hoa Kỳ lao vào cuộc xâm lược thứ hai ở Iraq năm 2003, phá hủy Lybia, ủng hộ tân phát xít hiếu chiến ở Ukraina, đe dọa Venezuela và tham gia vào cuộc chiến tranh tay sai được tạo ra để phá hủy Syria, tất cả những điều đó bất chấp sự phản đối của đa số công chúng trong mọi cuộc khảo sát. Đơn giản, điều đó có nghĩa là chúng ta phải làm tốt hơn nữa việc xây dựng phong trào phản chiến, chống đế quốc để hướng tới một ngày mà chúng ta có thể sống một cách hòa thuận nhất định với những người khác trên thế giới.

Andy Piascik is a long-time activist and award-winning author who writes for Z, Counterpunch and many other publications and websites. He can be reached at andypiascik@yahoo.com.

Wednesday, November 19, 2014

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

Xin mời bạn đọc theo dõi bản dịch bài viết "Can China Contain America?" của tác giả John V. Walsh với một góc nhìn khác về sự thay đổi của trật tự thế giới.

Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?

“Mỹ có thể bao vây Trung Quốc không?”, đó là điều thường xuyên được hỏi ở phương tây. Nhưng đối với chiến tranh và những cuộc tấn công bất tận của Mỹ vào các quốc gia đang phát triển trên thế giới, câu hỏi nên được đổi lại thành “Trung Quốc có thể bao vây Mỹ không?”. Hay ít nhất thì Trung Quốc có thể kiềm chế Mỹ để không gây tổn hại nhiều hơn cho khu vực Đông Á và dĩ nhiên là cả các nước khác trong thế giới đang phát triển. 

Tuần trước Obama tới Bắc Kinh dự hội nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) trong vai trò đại diện của phương tây và đại dự án có tuổi đời hàng thế kỷ ở Đông Á. Đó là dự án gì? Lịch sử cho chúng ta biết rằng phương tây cùng với các sứ giả và binh lính của họ, những người tiền nhiệm của Obama, đã dìm khu vực này trong đau khổ và bể máu. Một danh sách ngắn và chưa đầy đủ gồm có: Chiến Tranh Thuốc Phiện ở Trung Quốc, chiến tranh ở Philippine, ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản, chiến tranh Việt Nam và Triều Tiên, ném bom tàn phá Lào và Campuchia, đảo chính đẫm máu của CIA ở Indonesia, tấn công quân sự vào phong trào lật đổ chế độ độc tài Park của Hàn Quốc. 

Một phác thảo lịch sử ngắn chỉ đơn thuần kể lại chi tiết các đóng góp của Anh-Mỹ vào vụ cưỡng bức Đông Á của Châu Âu. Hàng thế kỷ qua, hai mẩu nhỏ quyền lực Tây Âu với một nhúm kỹ thuật quân sự vượt trội đã cướp bóc Tây Thái Bình Dương.

Obama tới Đông Á để nói: Chúng tôi vẫn chưa xong việc. Quốc Gia Không Thể Thiếu phải thống trị ở mọi nơi. Chúng tôi rời khỏi khi người Việt Nam hạ nhục chúng tôi và đuổi chúng tôi ra khỏi cộng đồng. Nhưng chúng tôi đang quay trở lại. Chúng tôi đang xoay trục.

Thậm chí trước khi Obama rời Hoa Kỳ, “sự xoay trục” của ông ta sang Tây Thái Bình Dương đã thất bại nặng nề, do Hoa Kỳ sa lầy nghiêm trọng ở Trung Đông, nhờ vào sự vận động hành lang của Israel, và bởi vì Hoa Kỳ đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc với việc dàn xếp cuộc đảo chính của phát xít ở Ukraina. Theo đúng bản chất, trước khi trèo lên khoang chiếc máy bay 747 để tới Bắc Kinh, Obama không thể cưỡng lại việc dấn thân sâu hơn một chút nữa vào vũng lầy ở Trung Đông và gửi thêm 1500 lính bộ binh tới chiến trường ở Iraq.

Tại đỉnh điểm của hội nghị APEC, liên kết Nga-Trung trở nên sống động khi tổng thống Putin và Tập thông qua môt thỏa thuận về đường ống dẫn dầu chủ chốt, thứ sẽ đưa nguồn cung khí đốt tự nhiên, mà Hoa Kỳ buộc Châu Âu phải từ chối bằng cuộc đảo chính ở Kiev, đến với Trung Quốc. Đường ống này được gọi là đường ống Phương Tây hay Altai, là đường ống thứ hai từ Nga tới Trung Quốc, thỏa thuận về đường ống đầu tiên đã được thông qua vào tháng năm mới đây, với rất nhiều phô trương. Tuyến đường bộ cung cấp cho Trung Quốc một nguồn dầu dồi dào, tránh bị hải quân Hoa Kỳ ngăn chặn trên biển. Điều đó gia tăng an ninh của Vương Quốc Trung Cổ, giúp họ đối mặt với sự xoay trục. Do đó, thỏa thuận này vượt xa tính biểu tượng. Con quái vật biển của Hoa Kỳ trở thành một công cụ kém phù hợp với mục tiêu thống trị của Hoa Kỳ, mặc dù điều đó không làm giảm gánh nặng phiền toái cho những người đóng thuế Hoa Kỳ.

Hội đàm ở APEC tập trung vào kinh tế, thứ sẽ quyết định hình dáng của thế giới sắp tới. Kinh tế Trung Quốc giờ đã lớn hơn Trung Quốc trên chỉ tiêu so sánh sức mua và đang trên đà tiến tới ngang bằng với Hoa Kỳ trên chỉ tiêu tuyệt đối trong vòng một thập kỷ. Trung Quốc không ngừng theo đuổi tăng trưởng kinh tế và sự ổn định tổng thể mà họ cần. Obama đã đề xuất gì? Ông ta đang bán rong thỏa thuận thương mại Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận bao gồm Nhật Bản và 10 nước khác nhưng không có Trung Quốc. Ông ta nói thản nhiên rằng mục đích của hiệp định không phải là bao vây hay cô lập Trung Quốc mặc dù hiệp định thực tế được thiết kế để làm điều đó. Mặc dù vậy, TPP không có nhiều tiến bộ, bởi vì nó được soạn thảo bí mật bởi và phục vụ cho các nhà độc quyền doanh nghiệp và tài chính Hoa Kỳ. Các quốc gia khác sẽ không cắn miếng mồi TPP nếu chỉ có ít hoặc chả có lợi lộc gì cho họ. 

Một số nhà bình luận phương Tây coi Khu Vực Tự Do Thương Mại Châu Á Thái Bình Dương (FAATP) như một cú trả đòn của Trung Quốc đối với TPP. Tuy Trung Quốc đã rất nỗ lực thúc đẩy FAATP tại hội nghị APEC và nhận được sự chấp thuận của tất cả 21 nước tham dự, nhưng đó không phải là ý tưởng mới hay là ý tưởng của Trung Quốc. Đó là ý tưởng được khởi đầu khi APEC thành lập vào năm 1989, theo thủ tướng Singapore Lý Hiển, người đã tán dương nỗ lực thúc đẩy việc hiện thực hóa hiệp định này của Trung Quốc, mà việc nghiên cứu hiệp định đã kéo dài hai năm. Lý nói rằng khi FAATP được thiết lập, nó sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong khu vực và sẽ là một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới.

Tương tự, Trung Quốc đã đi đầu trong việc thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Châu Á (AIIB), ngân hàng này sẽ cấp vốn cho các đầu tư cần vốn gấp của khu vực. Nhu cầu đầu tư là vào khoảng 8 nghìn tỷ dollar; Trung Quốc sẽ cung cấp trước hết 100 tỷ dollar và tổ chức trụ sở ở Bắc Kinh. Ngân hàng được khánh thành chính thức vào tháng 10, chỉ vài tuần trước hội nghị APEC và bao gồm 21 quốc gia: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine, Pakistan, Bangladesh, Brunei, Campuchia, Kazakhstan, Kuwait, Lào, Myanmar, Mông Cổ, Nepal, Oman, Qatar, Sri Lanka, Uzbekistan, và Việt Nam. Australia, Indonesia, Hàn Quốc không tham gia, bất chấp những lợi ích mà họ bày tỏ một năm trước – một sự thay đổi do sức ép của Hoa Kỳ. Khó có thể tin rằng Hoa Kỳ không tìm cách cô lập và làm suy yếu Trung Quốc, đây là “bao vây” Trung Quốc bằng cách kéo các quốc gia khác ra khỏi một sự dàn xếp sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc. 

Nhưng bất kể là Hoa Kỳ có cố gắng gì vào lúc này, Trung Quốc đã đủ sức mạnh quân sự để đáp trả tấn công của phương Tây – mặc dù vẫn chưa có cuộc tấn công nào được khởi sự. Với sức mạnh quân sự và kinh tế, Trung Quốc có thể đưa ra các lựa chọn thay thế cho mệnh lệnh của phương Tây. BRICS có thể là dấu hiệu đầu tiên của điều đó. Kinh tế Trung Quốc và các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á đang mở rộng tất cả mọi con đường tới châu Âu báo hiệu một thế giới mới đa cực như đã được phác thảo ở đây.

Hoa Kỳ đang bận rộn bị ném bom, trừng phạt và nói chung gieo rắc nghèo khổ cũng như bất hòa ở nhiều nơi trên khắp thế giới – nhất là ở Trung Đông. Ở Đông Á họ đang theo đuổi chính sách cô lập Trung Quốc cũng như xây dựng liên minh quân sự chống lại Trung Quốc. Trái lại, Trung Quốc đang mê mải làm giàu và động viên các nước khác làm điều tương tự. Hoa Kỳ đang phe súng; Trung Quốc đang buôn bơ. Điều gì tốt hơn cho nhân loại?

John V. Walsh can be reached at John.Endwar@gmail.com

Friday, October 17, 2014

Từ Pol Pot đến ISIS

Xin giới thiệu với bạn đọc blog bản dịch bài viết "From Pol Pot to ISIS" đăng trên tạp chí Cold Type số 90 tháng 10 năm 2014 của nhà báo nổi tiếng John Pilger, người đã từng có mặt trong các cuộc chiến tranh ở Đông Dương cũng như Trung Đông. Bài báo chỉ ra sự tương đồng giữa Pol Pot ở Campuchia trước kia với ISIS ở Iraq hiện nay.

Từ Pol Pot đến ISIS

Truyền tải mệnh lệnh của tổng thống Richard Nixon về ném bom “hàng loạt” ở Campuchia vào năm 1969, Henry Kissinger đã nói, “Bất cứ thứ gì bay trên mọi thứ nhúc nhích”. Khi Barack Obama kích động cuộc chiến thứ bảy chống lại thế giới Hồi giáo kể từ lúc ông ta nhận giải Nobel Hòa Bình, sự cuồng loạn và dối trá có tổ chức lại gợi nhớ đến sự trung thực chết chóc của Kissinger.

Với tư cách người chứng kiến hậu quả đối với con người của các cuộc không kích dã man – cũng như chặt đầu nạn nhân, trang trí cây cối và các cánh đồng với mảnh thi thể của họ - Tôi không ngạc nhiên bởi sự thờ ơ về ký ức cũng như lịch sử, lại một lần nữa. Ví dụ đang được nói tới là sự trỗi dậy của Pol Pot và quân du kích Khmer, họ có rất nhiều tương đồng với Nhà Nước Hồi Giáo Iraq và Syria (ISIS) ngày nay. Họ cũng là những người trung cổ tàn nhẫn bắt đầu với một nhóm nhỏ. Họ cũng là sản phẩm của sự hủy diệt do Hoa Kỳ tạo ra, lần này là ở châu Á.

Theo Pol Pot, phong trào của ông ta được tạo thành bởi “dưới 5.000 du kích được trang bị nghèo nàn, không xác định về chiến lược, chiến thuật, sự trung thành và lãnh đạo”. Khi máy bay B52 của Nixon và Kissinger thực hiện “Chiến dịch Menu”, ác quỷ tối thượng của phương tây đã không thể tin vào may mắn của mình.

Hoa Kỳ ném một khối lượng bom tương đương với năm quả bom nguyên tử ở Hiroshimas xuống khu vực nông thôn Campuchia trong những năm 1969-1973. Họ đã san phẳng hết làng này tới làng khác, quay lại ném bom cả những đống đổ nát và xác chết. Những hố bom tạo thành chuỗi vòng khủng khiếp tô điểm cho cuộc tàn sát, vẫn còn thấy rõ khi nhìn từ không trung. Sự khủng bố thật không thể tưởng tượng được. Một cựu sĩ quan du kích Khmer mô tả về những người sống sót “tê liệt và họ đi loanh quoanh trong sự câm lặng ba hay bốn ngày. Bị khủng hoảng và nửa điên khùng, những người đó sẵn sàng tin vào bất cứ thứ gì mà người ta nói với họ… Điều đó khiến cho du kích Khmer dễ dàng thuyết phục được mọi người.”

Một Ủy Ban Điều Tra của Chính Phủ Phần Lan ước lượng có khoảng 600.000 người Campuchia chết trong cuộc nội chiến tiếp theo và mô tả việc ném bom là “giai đoạn khởi đầu của một thập kỷ diệt chủng”. Những gì mà Nixon và Kissinger bắt đầu, thì Pol Pot, kẻ hưởng lợi của họ, hoàn thành. Dưới bom đạn của họ, du kích Khmer đã phát triển thành đạo quân ghê ghớm với 200.000 người.

ISIS có quá khứ và hiện tại tương tự. Theo phần lớn các tính toán học thuật, cuộc xâm lược Iraq của Bush và Blair vào năm 2003 đã dẫn đến đến cái chết của khoảng 700.000 người - ở một đất nước không có lịch sử về thánh chiến. Người Kurd đã thực hiện xong các thỏa thuận về lãnh thổ và chính trị; Sunni và Shia có các tầng lớp và nhóm riêng, nhưng họ hòa bình với nhau; hôn nhân khác nhóm là bình thường. Ba năm trước cuộc xâm lược, tôi đi quanh Iraq mà chẳng cần phải sợ hãi. Trên đường đi tôi gặp những người tự hào, trên tất cả, được là người Iraq, người thừa kế của nền văn minh mà dường như đối với họ là đương đại. 

Bush và Blair đã thổi bay tất cả. Iraq giờ đây là một cái ổ thánh chiến. Al-Qaeda – giống như “chiến binh thánh chiến” của Pol Pot – tận dụng cơ hội được tạo ra từ cuộc tấn công Sốc và Sợ Hãi cũng như cuộc nội chiến tiếp theo đó. “Phản loạn” Syria cung cấp một phần thưởng còn lớn hơn, với vũ khí, logistic và tiền của CIA cũng như các quốc gia vùng Vịnh chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ. Sự tham gia của các tân binh nước ngoài là không thể tránh khỏi. Một cựu đại sứ Anh, Oliver Miles, mới đây viết, “Chính quyền [Cameron] dường như theo đuổi hình mẫu của Tony Blair, người đã bỏ qua lời khuyên kiên định của Văn Phong Đối Ngoại, MI5 và MI6 rằng chính sách Trung Đông của chúng ta – và đặc biệt là các cuộc chiến ở Trung Đông – là lý do để tuyển chọn các thành phần Hồi giáo ở Anh cho khủng bố ở đó”.

ISIS là kẻ nối dõi của Washington và London, những người đã phá hủy Iraq cả về mặt nhà nước cũng như xã hội, thực hiện một tội ác khủng khiếp chống lại nhân loại. Giống như Pol Pot và du kích Khmer, ISIS là sự chuyển hóa của khủng bố nhà nước phương tây được dung túng bởi tầng lớp thống trị đế quốc vụ lợi đối với hậu quả của những hành động nhằm xóa sổ cả về mặt không gian lẫn văn hóa. Tội lỗi của họ không nên nhắc đến trong xã hội “của chúng ta”.

Đã 23 năm kể từ vụ diệt chủng diễn ra ở Iraq, ngay sau Chiến Tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất, khi Hoa Kỳ và Anh chiếm đoạt Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc và áp đặt “các biện pháp trừng phạt” khốc liệt đối với dân chúng Iraq – thật nực cười là để củng cố quyền lực nội địa của Saddam Hussein. Điều đó giống như một cuộc bao vây thời trung cổ. Hầu hết mọi thứ cần thiết cho một quốc gia hiện đại, theo thuật ngữ chuyên môn, “bị chặn” – từ chlorine để làm sạch nước tới bút chì cho trường học, linh kiện cho máy chụp X quang, thuốc giảm đau thông dụng cũng như thuốc men cho các bệnh ung thư chưa từng được biết đến trước đó sinh ra từ khói bụi của các chiến trường ở miền nam có lẫn Uranium nghèo.

Ngay trước Giáng Sinh năm 1999, Bộ Thương Mại và Công Nghiệp ở London đã cấm xuất khẩu vắc xin giúp trẻ em Iraq chống lại bệnh sốt vàng và bệnh bạch hầu. Kim Howells, một tiến sĩ dược và nghị sĩ Hạ Viện của chính quyền Blair, đã giải thích rằng: “Vắc xin trẻ em có thể được sử dụng cho vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính quyền Anh có thể thoát khỏi sự phẫn nộ bởi truyền thông đưa tin về Iraq – phần lớn bị điều khiển bởi Văn Phòng Đối Ngoại – lên án Saddam Hussein về mọi thứ.

Với Chương Trình Đổi Dầu Lấy Lương Thực “nhân đạo” giả tạo, 100 dollar được phân phối cho mỗi đầu người Iraq cho một năm. Số tiền đó phải thanh toán cho toàn bộ cơ sở hạ tầng xã hội và các dịch vụ cần thiết, như điện và nước. “Hãy tưởng tượng”, Trợ lý Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Hans Von Sponeck, nói với tôi, “dùng số thù lao rẻ mạt này để giải quyết nạn thiếu nước sạch, sự thật là đa số người bệnh sẽ không thể được chăm sóc và tổn thương tăng lên hàng ngày, bạn loáng thoáng thấy ác mộng. Đừng có nhầm lẫn, điều này là khách quan. Tôi chưa từng muốn dùng từ diệt chủng, nhưng giờ điều đó là không tránh khỏi.”

Phẫn nộ, Von Sponeck đã từ chức điều phối viên nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ở Iraq. Người tiền nhiệm của ông ta, Denis Halliday, một người quan chức Hoa Kỳ cấp cao rất khác biệt, cũng đã từ chức. Halliday nói, “Tôi được chỉ thị thực hiện một chính sách đáp ứng các định nghĩa về diệt chủng: một chính sách có chủ ý đã giết hại hơn một triệu người, trẻ em cũng như trưởng thành.”

Một nghiên cứu của Quỹ Trẻ Em Liên Hiệp Quốc, UNICEF, cho thấy giữa năm 1991 và 1998, đỉnh cao của thời kỳ cấm vận, có khoảng 500.000 cái chết “cao hơn” ở trẻ em Iraq dưới năm tuổi. Một phóng viên truyền hình Hoa Kỳ hỏi Madaleine Albright, đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, “Cái giá có đáng không?”, Albright trả lời, “Chúng tôi nghĩ rằng cái giá đó là đáng”.

Vào năm 2007, quan chức cấp cao Anh quốc trả lời về sự trừng phạt, Carne Ross, được biết đến như là “Ngài Iraq”, nói với ủy ban quốc hội, “[Chính quyền Hoa Kỳ và Anh] đã loại bỏ phương tiện cần thiết cho cuộc sống của toàn bộ dân chúng”. Khi tôi phỏng vấn Carne Ross ba năm sau đó, ông ta tỏ ra ăn năn và hối lỗi. “Tôi cảm thấy xấu hổ”, ông ta nói. Hiện nay ông ta một người nói thật hiếm có về việc chính quyền lảnh tránh và truyền thông theo đuôi đóng một vai trò quan trọng trong phổ biến và duy trì sự lường gạt. “Chúng tôi cung cấp cho [các nhà báo] những câu chuyện đã được tình báo chỉnh sửa hoặc cho họ ra rìa”, ông ta nói.

Vào ngày 25 tháng 9, tiêu đề của tờ Guardia: “Chúng ta phải hành động để đối mặt với sự kinh hoàng của ISIS”. Cụm “chúng ta phải hành động” là bóng ma nổi lên, một cảnh báo về sự kìm nén của ký ức được thông tin, sự thật, bài học đã được học và sự ăn năn hay xấu hổ. Tác giả của bài báo là Peter Hain, cựu bộ trưởng của Văn Phòng Đối Ngoại phụ trách vấn đề Iraq dưới thời Blair. Vào năm 1998, khi Denis Halliday tiết lộ sự thống khổ trải rộng ở Iraq mà chính quyền Blair có trách nhiệm hàng đầu, Hain đã gọi Halliday trong bản tin tối trên BBC là “kẻ xin lỗi của Saddam”. Vào năm 2003, Hain ủng hộ cuộc xâm lược của Blair đối với Iraq nghèo khó dựa trên sự dối trá rõ ràng. Trong một cuộc họp sau đó của Đảng Lao Động, ông ta bác bỏ cuộc xâm lược là “kết quả quá khích”.

Hiện giờ Hain đòi hỏi “tấn công không lực, máy bay không người lái, trang thiết bị quân sự và những hỗ trợ khác” để “đối mặt với diệt chủng” ở Iraq và Syria. Điều đó sẽ thúc đẩy “sự cấp bách của một giải pháp chính trị”. Obama có quan điểm tương tự khi ông ta đưa ra cái được gọi là “sự hạn chế” về ném bom và tấn công bằng máy bay không người lái. Điều này có nghĩa là tên lửa và bom 500 bảng có thể san phẳng các ngôi nhà của nông dân giống như họ đã làm không có sự hạn chế ở Yemen, Pakistan, Afghanistan và Somalia - giống như họ đã làm ở Campuchia, Việt Nam và Lào. Vào ngày 23 tháng 9, một tên lửa hành trình Tomahawk bắn trúng một ngôi làng ở tỉnh Idlib Syria, giết chết khoảng một tá thường dân, có cả phụ nữ và trẻ em. Không có ai phất lá cờ đen. 

Vào ngày bài báo của Hain xuất hiện, Denis Halliday và Hans Von Sponeck có mặt ở London và tới thăm tôi. Họ không bị sốc bởi tính đạo đức giả sát nhân của chính khách, nhưng tỏ ra buồn phiền về sự kéo dài, sự thiếu vắng không thể giải thích được về ngoại giao thông minh trong việc đàm phán ngừng bắn tạm thời. Khắp thế giới, từ Bắc Ai Len tới Nepan, những người coi nhau là khủng bố và dị giáo đã lần lượt đối mặt với nhau trên bàn. Tại sao giờ không phải là ở Iraq và Syria.

Giống như bệnh Ebola từ Tây Phi, một vi khuẩn được gọi là “chiến tranh vĩnh viễn” đã vượt qua Đại Tây Dương. Ngài Richards, cho đến khi là lãnh đạo của quân đội Anh quốc, muốn “khởi động trên chiến trường” ngay. Một sự kéo dài lê thê tẻ nhạt hầu như là dịch bệnh xã hội từ Cameron, Obama và “Liên Minh Quyết Tâm” của họ - đáng chú ý là sự hung hăng khó hiểu của Tony Abbot ở Australia – như họ kê đơn nhiều bạo lực hơn từ độ cao 30.000 feet cho nơi mà máu từ các cuộc phiêu lưu trước đó chưa bao giờ khô. Họ không bao giờ nhìn thấy ném bom và họ dường như yêu thích nó chừng nào mà họ muốn nó lật đổ một trong những đồng minh sáng giá, Syria. Không có gì mới, theo như tài liệu được tiết lộ sau đây của tình báo Anh-Hoa Kỳ thể hiện: 

“Để tạo thuận lợi cho hành động của lực lượng độc lập [sic] …một nỗ lực đặc biệt cần được thực hiện để tiêu diệt các cá nhân chủ chốt [và] tiếp tục quấy dối tại Syria. CIA đã chuẩn bị, và SIS (MI6) sẽ tiến hành các cuộc trừng phạt nhỏ và tập kích [sic] trong phạm vi Syria, thực hiện thông qua liên hệ với các cá nhân … một cấp độ sợ hãi cần thiết… đụng độ mặt trận và biên giới [được dàn xếp] sẽ tạo ra cớ để can thiệp … CIA và SIS phải sử dụng … các khả năng cả về tâm lý chiến và hành động để thúc đẩy sự căng thẳng.”

Những điều đó được viết vào năm 1957, mặc dù như thể là được viết ngày hôm qua. Trong thế giới đế quốc, không có gì thay đổi. Năm ngoái, cựu bổ trưởng Ngoại giao Pháp Roland Dumas tiết lộ rằng “hai năm trước mùa xuân Ả Rập”, ông ta đã được nghe ở London là một cuộc chiến ở Syria đã được lên kế hoạch. “Tôi sẽ nói với anh điều này”, ông ta nói trong buổi phỏng vấn với kênh truyền hình Pháp LPC, “Tôi đã ở Anh hai năm trước khi bạo lực nổ ra ở Syria trong một công việc khác. Tôi đã gặp quan chức hàng đầu của Anh, người thú nhận với tôi rằng họ chuẩn bị một số thứ ở Syria. Họ thậm chí cũng đã hỏi tôi, mặc dù tôi không còn là bộ trưởng ngoại giao, rằng tôi có muốn tham gia … Chiến dịch này đã quay trở lại. Nó đã được chuẩn bị, hình thành và lập kế hoạch.”

Đối thủ đáng kể nhất của ISIS là những ác quỷ được thừa nhận của phương tây – Syria, Iran, Hezbollah. Cản trở là Thổ Nhĩ Kỳ, một “đồng minh” và là thành viên NATO, nước đã âm mưu cùng với CIA, MI6 và các kẻ trung cổ ở vùng Vịnh một kênh hỗ trợ “phiến quân” Syria, trong đó có cả những kẻ mà hiện giờ tự gọi mình là ISIS. Hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ trong khát vọng lâu dài về thống trị khu vực thông qua việc lật đổ chính quyền Assad đã khơi dậy một cuộc chiến kinh điển và sự tan rã kinh hoàng của quốc gia đa dạng sắc tộc nhất Trung Đông. 

Sự ngừng bắn – mặc dù khó có thể đạt được – là con đường duy nhất thoát khỏi mớ bòng bong đế quốc; mặt khác, những vụ chặt đầu sẽ tiếp tục. Các cuộc đàm phán chân thành với Syria có thể bị coi là “đáng ngờ về mặt đạo đức” (tờ Guardia) cho thấy giả định về sự ưu việt đạo đức của những người ủng hộ tội phạm chiến tranh Blair không chỉ là nực cười, mà là nguy hiểm.

Cùng với ngừng bắn, cần phải có sự chấm dứt ngay lập tức chuyển giao trang thiết bị chiến tranh cho Israel và công nhận nhà nước Palestin. Vấn đề Palestine là vết thương hở nhức nhối nhất của khu vực, và thường được dùng để biện minh cho sự trỗi dậy của Hồi giáo cực đoan. Osama bin Laden đã cho thấy rõ. Palestine cũng đưa ra hi vọng. Hãy mang công lý cho người Palestine và bạn sẽ thay đổi thế giới quanh họ.

Hơn 40 năm trước đây, Nixon-Kissinger ném bom Campuchia đã tạo ra một chuỗi đau khổ khiến cho quốc gia này không bao giờ có thể hồi phục. Đó là điều tương tự về tội ác của Blair-Bush ở Iraq. Với sự lựa chọn thời điểm hoàn hảo, tập sách nghiên cứu mới nhất của Kissinger đã được phát hành với tiêu đề châm biếm, “Trật Tự Thế Giới”. Trong một bình luận bợ đỡ, Kissinger được mô tả như là “người thảo kế hoạch chủ chốt của trật tự thế giới đã ổn định trong một phần tư thế kỷ”. Hãy nói điều đó với người dân Campuchia, Việt Nam, Lào, Chi Lê, Đông Timor và tất cả các nạn nhân khác bởi “tài năng chính trị” của ông ta. Chỉ khi “chúng ta” thừa nhận các tội phạm chiến tranh giữa chúng ta thì máu mới ngừng chảy.

Sunday, May 18, 2014

Hoàng Anh Gia Lai bị cáo buộc phá hủy nghĩa trang, tấn công tình dục và làm chết gia súc ở Campuchia

Sau bản cáo buộc của Global Witness vào năm ngoái, công ty Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục gặp rắc rối mới với các dự án ở Campuchia. Xin mời bạn đọc xem thông tin chi tiết qua bản dịch từ bài báo "Sexual abuse among claims against HAGL" đăng trên báo Phnompenh Post.

Tấn công tình dục và phá hủy các nghĩa địa linh thiêng là hai trong số nhiều các cáo buộc của dân các làng ở tỉnh Ratanakkiri đối với người khổng lồ cao su Việt Nam Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), theo một báo cáo tiết lộ về ngành đầu tư của Ngân Hàng Thế Giới (WB).

Vào tháng hai, 17 cộng đồng bản địa cáo buộc HAGL về việc chiếm đoạt đất đai đã nộp một bản kháng nghị cho Công ty Tài chính Quốc tế của Ngân hàng Thế Giới (IFC) – tổ chức này đầu tư vào nhà sản xuất cao su thông qua một quỹ trung gian được gọi là Dragon Capital Group. Việc đệ trình đã khởi động quá trình điều tra của bộ phận giám sát nội bộ IFC, Cố vấn Thanh Tra Tuân thủ (CAO).

Trong một đánh giá ban đầu vào ngày 12 tháng 5 và được công bố trên website, CAO văn bản hóa cáo buộc của dân làng đối với HAGL về việc làm giảm trữ lượng cá trên sông, xâm lấn và hủy hoại đất linh thiêng, làm chết hàng trăm gia súc và một trong những cáo buộc gây sốc hơn là bị các công nhân của công ty lạm dụng tình dục.

“Các cộng đồng cũng chia sẻ với CAO rằng có hai ví dụ về việc các công nhân của công ty tấn công tình dục, không chỉ là cưỡng ép đối với cá nhân, mà còn khiến phụ nữ trong làng khi làm các công việc hàng ngày phải tìm cách tránh các vụ làm hại có thể xảy ra”, báo cáo của CAO cho biết.

Hôm qua HAGL đã từ chối trả lời, nhưng theo quan điểm của công ty xuất hiện trong đánh giá của CAO vào ngày 12 tháng năm, người khổng lồ nông nghiệp khẳng định rằng họ tuân thủ theo luật pháp Campuchia, đồng thời thừa nhận rằng họ có lẽ đã có thể làm nhiều hơn cho những dân làng bị lấy đất để mở đường cho sự phát triển. 

“Công ty khẳng định rằng họ đã không chú trọng nhiều hơn và sớm hơn vào cơ hội phát triển cho các cộng đồng địa phương trong việc phát triển các hoạt động của họ,” bản báo cáo viết.

Các làng bị ảnh hưởng được tiếp xúc hôm qua không liên quan đến các trường hợp bị tấn công nhưng cáo buộc công nhân của HAGL tiếp tục lạm dụng, như việc dân làng bị ăn trộm nông cụ. 

“Chúng tôi nghĩ rằng họ làm điều đó bởi vì họ không muốn chúng tôi có bất cứ canh tác nào trên đất đai mà họ giải tỏa,” Romam Tham, một nông dân ở làng Kak, nói vào ngày hôm qua.

Theo thông tin của tờ Post vào cuối tuần trước, HAGL đã đình hoãn ba trong số các dự án của họ ở Ratanakkiri từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 30 tháng 11. Một bản ghi nhớ của công ty vào ngày 28 tháng 4 về sự đình hoãn không đưa ra các lý do chi tiết cho việc tạm ngưng, nhưng có ghi lại các phản hồi theo cuộc họp với thanh tra viên của IFC vào ngày 2 tháng 4.

CAO ở Washington lặp lại các thông điệp qua thư điện tử là báo cáo cho biết cả dân làng và HAGL đều chấp thuận một quá trình giải quyết tranh chấp mà thanh tra viên của IFC sẽ tạo điều kiện.

HAGL thường xuyên là tâm điểm của cuộc tranh luận về đầu tư nông nghiệp ở Campuchia. Năm ngoái, tổ chức phi chính phủ ở Anh Global Witness đã công bố một báo cáo cáo buộc công ty về việc xâm nhập bất hợp pháp ra ngoài khu vực được nhượng quyền và chiếm hữu ít nhất 47,000 ha đất kinh tế được nhượng quyền – gần gấp năm lần giới hạn hợp pháp.

Hôm qua, Eang Vuthy, giám đốc của tổ chức phi chính phủ Equitable Combodia, đang hợp tác với các gia đình bị ảnh hưởng, nói rằng có một cuộc đối thoại công khai là một bước quan trọng, nhưng vẫn cần phải tiếp tục làm việc cho tới khi đạt được một giải pháp thích hợp.

“Điều quan trọng là cố gắng để tất cả các bên gặp mặt và thảo luận”, ông nói. “Nếu chúng ta có thể xác định vấn để thì chúng ta có thể cân nhắc bước tiếp theo.”