Showing posts with label Biển đảo. Show all posts
Showing posts with label Biển đảo. Show all posts

Thursday, March 3, 2016

Bảo vệ Philippine: Hãy học Việt Nam!

Trước khi sự kiện Trung Quốc xâm lấn đảo mà Philippine đang chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa diễn ra khoảng hơn 1 tháng, tờ Thời Báo Manila đã có đăng bài viết của nhà báo Ricardo Saludo cảnh báo sự phụ thuộc của Philippine vào Mỹ trong vấn đề quốc phòng. Ông cho rằng chiến lược quốc phòng của Philippine cần phải làm ngược lại chiến lược hiện nay, tức là giảm sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ ở Philippine để không khiêu khích Trung Quốc, nhất là sự có mặt của vũ khí hạt nhân, đồng thời gia tăng chi tiêu cho các loại vũ khí phòng thủ mang tính răn đe cao để làm nản lòng Trung Quốc, giống như Việt Nam đã làm. Sự xâm lấn không ngừng của Trung Quốc tại các đảo mà Philippine chiếm giữ, trong đó có nhiều đảo Philippine đã chiếm của Việt Nam từ trước năm 1975, mà Hoa Kỳ hoàn toàn không có động thái can thiệp đã cho thấy sự phá sản của chiến lược trông cậy vào đồng minh lớn. Một lần nữa người Philippine lại nhìn sang bài học độc lập, tự chủ, tự cường của Việt Nam. 

Phần bình luận của độc giả cũng được dịch để bạn đọc có thể biết thêm về dư luận công chúng ở Philippine, điều thú vị là dư luận công chúng ở nước họ cũng có nhiều điểm tương đồng một cách kỳ lạ với dư luận ở Việt Nam.


Ngày 21/1/2016 12:03 chiều 


Philippines có thể có sự bảo vệ bên ngoài mạnh mà không cần có Hiệp Định Hợp Tác Quốc Phòng Nâng Cao (EDCA) gia tăng sự triển khai của quân đội Hoa Kỳ cũng như sự tiếp cận của họ đối với các căn cứ của Philippine? 

Có vài sai lầm trong câu hỏi đó. Ngay cả khi có nhiều thêm quân đội Hoa Kỳ ở Philippine theo hiệp định, họ cũng sẽ không chiến đấu để bảo vệ sự đòi hỏi lãnh thổ của chúng ta, vậy thì tại sao phải viện dẫn đến EDCA? 

Hoa Kỳ đã không bao giờ can thiệp khi Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn vào năm 1995 và bãi cạn Cỏ Mây vào năm 2012, tổng tư lệnh Obama đã không có bất cứ phản ứng nào khi sự tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Philippine trở nên bạo lực, như các phóng viên của Palace đã hai lần đưa ra câu hỏi vào năm 2014. Ngay cả sự đòi hỏi quy mô lớn của Trung Quốc cũng như việc xây dựng các cơ sở của họ ở Trường Sa, Hoa Kỳ cũng chỉ phản đối bằng miệng và hành động duy nhất đáng để bàn luận là việc tuần tra chung với hải quân Philippine. 

Do đó, EDCA không phải là yếu tố giải quyết vấn đề an ninh bên ngoài tối thượng của quốc gia hiện nay: tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. 

Đối với bản thân quần đảo, không có nguy hiểm tức thời hay trong tương lai gần, ít nhất là trước khi EDCA cho phép thêm các vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ tiến vào quần đảo. Ngay cả khi không có hiệp định mới, theo Hiệp Ước Phòng Thủ Tương Hỗ (MDT) Hoa Kỳ cũng đã cam kết sẽ hành động nếu như lãnh thổ chính hay quân đội của chúng ta bị tấn công.

Nhắc lại: MDT bao quát sự phòng thủ của Hoa Kỳ đối với lãnh thổ chính của Philippine, vốn không đối mặt với nguy cơ xâm lược. Nhưng cả MDT và EDCA đều không cam kết là quân đội Hoa Kỳ sẽ chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc tại các đảo đá và bãi cạn mà Philippine đang chiếm giữ.

Làm dịu các nguy cơ

Tốt thôi, chúng ta làm cách nào để gia tăng an ninh quốc gia, có hoặc không có EDCA?

Thứ nhất, giảm nhẹ các nguy cơ. Điều này sẽ gia tăng an ninh quốc gia trước khi gia tăng quốc phòng.

Mối đe dọa an ninh hàng đầu hiện nay và sắp tới, đặc biệt là khi có thêm các lực lượng hạt nhân của Hoa Kỳ được triển khai ở quần đảo, là nguy cơ Trung Quốc sẽ tấn công vào lực lượng Hoa Kỳ có khả năng dùng vũ khí hạt nhân chống lại họ, cùng với các căn cứ và cơ sở hỗ trợ Hoa Kỳ.

Đừng tin bất cứ ai nói rằng Trung Quốc, đối mặt với sự tấn công hạt nhân từ các căn cứ của Hoa Kỳ ở Philippine, sẽ không vô hiệu hóa các lực lượng này, ngay cả khi phải gây thiệt hại liên đới lớn đối với nước ta, ngay cả khi điều đó châm ngòi cho cuộc chiến tranh nhiệt hạch. 

Hồi năm 1962, khi Nga cố đưa các tên lửa vào Cuba sau khi các đầu đạn của Hoa Kỳ được đặt ở Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh tổng lực, tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom đều sẵn sàng chiến đấu. May mắn là cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba đã kết thúc sau khi cả Moscow và Washington đều rút tên lửa về. 

Đừng hoài nghi về điều này: Trung Quốc cũng sẽ tham chiến nếu bị đe dọa bằng vũ khí hạt nhân.

Do vậy, bước quan trọng nhất để nâng cao an ninh của Philippine là đảm bảo rằng không có vũ khí hạt nhân được đưa vào lãnh thổ của chúng ta, như hiến pháp đã cấm và phán quyết của tòa án tối cao về EDCA đã lặp lại.

Điều này có nghĩa là thúc ép chính quyền yêu cầu Hoa Kỳ đảm bảo rằng không có tàu chiến hay máy bay nào mang vũ khí hạt nhân tiến vào quần đảo, như bài báo hôm thứ ba đã thúc giục (xem http://www.manilatimes.net/how-to-stop-the-edca/240157/ ).

Nguy cơ đe dọa an ninh số 2, một phần là bị kích động bởi EDCA, là Bắc Kinh gia tăng xây dựng các cơ sơ năng lực quân sự không quân và hải quân trên các đảo tranh chấp ở Trường Sa. Để chống lại nguy cơ này, chúng ta cần thuyết phục Trung Quốc dùng các cơ sở này chủ yếu cho mục đích dân sự và ngừng xây thêm.

Đúng vậy, nhiều người sẽ cười khúc khích. Trên thực tế, đây là điều mà Bắc Kinh muốn và họ có thể sẵn sàng phi quân sự hóa đá Chữ Thập. Để đổi lấy sự cắt giảm triển khai quân đội Hoa Kỳ ở Philippine, người Trung Quốc có thể đồng ý kiềm chế sự gia tăng quân sự của họ trên biển Nam Trung Hoa.

Quân sự hóa phần lớn là để bảo vệ tuyến đường hàng hải sống còn, nơi có 4/5 lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc đi qua. Nếu như sự gia tăng quân sự của Hoa Kỳ ở Philppine được kiềm chế, Trung Quốc sẽ ít có lý do gia tăng triển khai lực lượng của họ ở gần quần đảo.

Bắc Kinh có sẵn sàng cắt giảm hoạt động quân sự ở đá Chữ Thập để đổi lấy sự cắt giảm quân đội Hoa Kỳ ở nước ta?

Tại sao không? Sự lựa chọn của Trung Quốc là việc gia tăng quân sự biển sâu đầy đắt đỏ và bị quốc tế phản đối, có thể kéo dài nhiều năm và tiêu tốn hàng chục tỷ nhân dân tệ để bắt kịp hạm đội 7, với sự hậu thuẫn của 8 căn cứ ở Philippine.

Không có gì là phức tạp đối với Bắc Kinh: biến đá Chữ Thập thành cơ sơ du lịch và hàng hải quốc tế, cắt giảm mạnh quân đội của Hoa Kỳ ở Philippine là tạo điều kiện cho điều đó. 

Thực hiện quyền phòng vệ

Dĩ nhiên, vấn đề của những nỗ lực làm dịu nguy cơ là Trung Quốc có thể tiếp tục xâm lấn và thậm chí coi những sáng kiến hòa giải là dấu hiệu của sự yếu đuối cần khai thác.

Do vậy, bên cạng việc làm dịu nguy cơ, Philippine cần phải tiếp tục gia tăng quốc phòng – nhưng không phải theo cách Hoa Kỳ và các đồng minh khác đang giúp chúng ta thực hiện.

Đất nước này đã chi hơn 30 tỷ pesos vào máy bay huấn luyện của Hàn Quốc, máy bay trực thăng tân trang của Hoa Kỳ và các trang bị khác. Chúng ta cũng nhận được hai tàu cảnh sát biển Hoa Kỳ, tàu tuần tra Nhật Bản và trang bị của Australia.

Tuy vậy, tất cả các trang thiết bị đó sẽ không làm nản lòng Trung Quốc. Trái lại, như các chuyên gia quân sự Hoa Kỳ đã nói, chúng ta cần các vũ khí chống xâm nhập, phong tỏa khu vực (A2AD), làm nản lòng mọi đối thủ tại nơi hệ thống vũ khí A2AD được triển khai. 

Hãy học hỏi Việt Nam: họ mua tàu ngầm và tên lửa diệt hạm. Tàu ngầm đe dọa một khu vực rộng lớn vượt xa vị trí thực tế của chúng, do chúng khó bị phát hiện và có thể ở bất cứ đâu trong phạm vi hoạt động.

Trong khi đó, tên lửa diệt hạm siêu thanh có thể đánh chìm mọi thứ trong tầm bắn. Tầm bắn 300 km của đầu đạn Ấn-Nga BrahMos – đủ để bao quát hầu hết khu vực đặc quyền kinh tế của đất nước. Việt Nam đã có lợi thế khi mua chúng.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia và tốt nghiệp học viện hải quân Hoa Kỳ Rolio Golez đã thúc giục triển khai 200 BrahMos, có thể lắp 3 đầu đạn trên một xe tải và di chuyển tới bất cứ đâu, khiến chúng khó bị phát hiện.

Chỉ riêng 200 tên lửa cũng tạo ra một sự răn đe đáng kể, chỉ với khoảng 35 tỷ pesos, bao gồm cả cơ sở hạ tầng hỗ trợ và huấn luyện vận hành. Quốc hội có thể phân bổ một phần tiền thuê mỏ khí đốt Malampaya, hiện giờ khoảng 150 tỷ pesos, cho các tên lửa – một dự án liên quan có đến năng lượng để bảo vệ các nguồn khí đốt và dầu ngoài khơi.

Thay vì EDCA, công thức cho sự phòng thủ bên ngoài của Philippine nên là RT-A2AD. Giảm thiểu các nguy cơ (RT) và triển khai hệ thống vũ khí chống xâm nhập, phong tỏa khu vực (A2AD). Cộng thêm NN: Không vũ khí hạt nhân.

11 Hồi đáp cho bài báo Bảo Vệ Philppine

1. fgood nói: 

Tôi cho rằng tổng thống tiền nhiệm của Philippine đều biển thủ tiền. Các binh lính khốn khổ của Philippine đều bị lừa bịp và khó mà nhận ra rằng không quân chỉ là máy bay huấn luyện, luôn luôn huấn luyện. Hải quân chỉ có một chiếc tàu cũ nát và quân đội của chúng ta chỉ có trang thiết bị lỗi thời. AFP tốt trong cuộc chiến tranh 1945 nhưng hiện nay họ chỉ là những con vịt què, mọi thứ đều là công nghệ cao. Tôi cảm thấy thật tồi tệ khi họ có trái tim của chiến binh nhưng ông chủ của họ lại lừa dối họ.

2. Mariano Patalinjug nói: 

Yonkers, New York
22 January 2016
Nhà báo Ricardo Saludo đã bỏ thời gian và nỗ lực để cân đo tác động chiến lược của EDCA – và quan điểm của ông đáng được các thiết chế quốc phòng và chính trị của quốc gia nghiên cứu một cách nghiêm túc.

Tuy vậy, chiến lược bao trùm và sự thật địa chính trị là Trung Quốc và Hoa Kỳ đang bắt tay nhau trong một nỗ lực thống trị vùng biển quốc tế ở biển Nam Trung Hoa (SCS), tại đó có khoảng 5 nghìn tỷ thương mại hàng hải đi qua hàng năm, trong đó phần nhiều là dầu từ Trung Đông – cũng là khu vực mà Trung Quốc đã 1] tự ý áp đặt một đường được gọi là “Chín Đoạn, bao phủ hầu như toàn bộ SCS và tiến xa về phía Nam sát với Indonesia và 2] đào xới bất hợp pháp các cấu trúc hàng hải ở biển Tây Philippine mà Philippine khẳng định một cách đúng đắn là một phần lãnh thổ của mình theo Luật Quốc Tế [UNCLOS].

Điều đã xảy ra là Hoa Kỳ, hết lần này tới lần khác trong thời gian gần đây, đã tuyên bố cho toàn thế giới là HỌ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA TRONG VIỆC GIỮ TUYẾN ĐƯỜNG BIỂN ĐANG BỊ TRANH CHẤP, VỐN LÀ VÙNG BIỂN QUỐC TẾ, Ở BIỂN NAM TRUNG HOA, HOÀN TOÀN MỞ CỬA.

Do vậy, vấn đề địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ hiện nay là vấn đề chung. Đó là bối cảnh địa chính trị của EDCA: EDCA, trong chừng mực mà Philippine và Hoa Kỳ quan tâm, chỉ là sự triển khai logic của MDT và VFA.

Hoa Kỳ, rõ ràng là đang thực hiện mọi chuẩn bị cần thiết cho việc ngả bài với Trung Quốc về biển Nam Trung Hoa, đã sẵn sàng đóng quân và mọi loại trang thiết bị quân sự và hải quân ở các căn cứ của Philippine, cận kề tối đa với mặt trận tiềm tàng – một lợi thế rất lớn nếu không nói là quyết định đối với Hoa Kỳ. 

Điều đó giải thích lý khiến ngay sau ngày tòa án tối cao phán quyết EDCA HỢP HIẾN, Trung Quốc đã lên án chính quyền bằng những khái niệm không chắc chắn. 

MARIANO PATALINJUG

3. Val Ofreneo nói: 

Hãy thông minh. Về vấn đề kiểm soát tài nguyên như dầu mỏ và vùng đáng bắt cá ư? Trung Quốc đã khởi động căn cứ của họ tại khu vực tranh chấp và họ tuần tra vùng biển cũng như bầu trời và cảnh báo những ai tới gần. Không có lực lượng nào ngăn cản được họ ngoại trừ, có thể là, Nhật Bản. Philippine chúng ta đứng ở đâu? Chúng ta không có năng lực. 

4. Bob Uga says: 

Chúng ta có ít trang thiết bị quốc phòng, bao gồm của RTA2AD và BrahMos. EDCA bao quanh và giúp đơ bởi vì Hoa Kỳ có lợi ích chung với chúng ta – đảm bảo tự do hàng hải trên biển Trung Hoa. Hoa Kỳ sẽ không bao giờ can thiệp vào vấn đề Trường Sa của chúng ta và đó VẤN ĐỀ RIÊNG của Philippine chúng ta.

Sự phòng thủ tốt nhất của chúng ta là THỐNG NHẤT TẤT CẢ NGƯỜI PHILIPPINE để bảo vệ chủ quyền và di sản quốc gia. Chúng ta nên học từ người Việt Nam. RẮC RỐI là người Philippine chúng ta CHIA Rẽ, do vậy, Trung Quốc lợi dụng, trong khi NGƯỜI PHILIPPINE CHÚNG TA đang bận rộn CÃI LỘN LẪN NHAU. Kawawang Pilipinas Kong Mahal và chúng ta phải THỐNG NHẤT ngay hoặc không bao giờ.

5. Andres Soriano says: 

Tôi không đồng ý với tác giả. Trong hiện thực ngày nay, sự sống còn của một quốc gia là nhờ vào các liên minh kinh tế và quân sự. Hãy nhìn Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, NZ, Việt Nam và hầu hết các nước ASEAN, họ xây dựng hoặc củng cố liên minh với Hoa Kỳ. Trung Quốc bị cô lập giữa những nước láng giềng.


Tôi hoàn toàn đồng ý với bình luận của bạn.

6. JRT nói: 

Đề xuất về tên lửa dường như hợp lý nhưng hoàn toàn không đáng tin cậy. Nó rất dễ bị tấn công bởi bất cứ quân đội nào đã có mặt trên đất của chúng ta. Nó cũng có thể bị phát hiện bằng vệ tinh và máy bay do thám. Lựa chọn duy nhất mà tôi thấy có thể răn đe Trung Quốc là việc Bắc Triều Tiên đang làm với kho vũ khí của họ…vũ khí hạt nhân. Phải vũ khí hạt nhân sẽ làm nản lòng mọi quốc gia muốn tấn công một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Để làm điều này…chúng ta phải khôi phục chương trình vũ khí hạt nhân, phát triển và đào tạo các nhà khoa học hạt nhân, có chương trình trao đổi với những quốc gia có năng lực về vũ khí hạt nhân. 

7. Thai Anton nói: 

Hai chiến đấu cơ F50 của không quân Indonesia đã rơi, chính là những máy bay mà Philippine mua của Hàn Quốc!!

8. Ed DeCastro nói: 

Đó là vấn đề đối với người Philippine chúng ta. Chúng ta luôn làm ra vẻ rất thông minh với các vấn đề quốc tế và chính trị. Nhưng thực tế, mahilig lang tayong pumuna ng mga ibang tao. Anong kakayahan ng Pilipinas na ilaban sa China. Wala!!! Kinuha na nga ng mga Inksekto ang ibang isla ay ngawa pa rin tayo ngawa na wala naman tayong ginagawa. Chúng ta kiếm đâu ra tiền để mua tàu ngầm, tên lửa diệt hạm và các loại tên lửa khác? Nếu các viên chức chính quyền từ cấp barangays tới quốc gia không trộm cắp tiền ngân sách hay tham nhũng để làm giàu cho bản thân thì chúng ta có đủ khả năng mua chúng. Việt Nam có kỷ luật hơn Philippine. Philippine là đất nước tham nhũng và lên án điều này đối với các chính khách hiện tại cũng như quá khứ như Binay, Enrile, Estrada, Revilla.

Trả lời

OO nga pop. Ano ngayon ang gagawin. Tumahimik na tanggapin ang ating pagkabusabos sa kamay ngt mga Tsino? (Ayaw p nami8n ang bastos na salitang “Intsik”).
O magpakamatayt na lang ba tayong lahat?

9. Virgilio garcias nói:

Tôi cho rằng bài xã luận này là thiên kiến. Nó chỉ đề cập đến năng lực của Trung Quốc trong việc tấn công quân đội Hoa Kỳ trên lãnh thổ của chúng ta.

Thế còn việc tấn công ngăn chặn mà Hoa Kỳ có thể thực hiện đối với quân đội Trung Quốc? Xin ngài tác giả hãy nhớ rằng quân đội và vũ khí Hoa Kỳ hiện đại và tinh vi nhất thế giới.

Trả lời

Đây không phải là xã luận của Manila Times. Đây là bài báo, thưa ngài, của một cây bút cá nhân – không phải đại diện của ban biên tập và điều hành tờ Manila Times. Nhưng ông ấy là người được cả tờ Times cũng như công chúng đánh giá cao.

o Lemuel Dimagiba nói:

Điều gì khiến anh nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ đánh phủ đầu Trung Quốc cho Philippine? Lol. Đừng ngây thơ thế.

Saturday, November 7, 2015

Lấy lại đảo bằng cách nào?

Dân chủ viên nói với dư luận viên: Mày lúc nào cũng phản đối tao đòi lại đảo bị Trung Quốc chiếm đóng, vậy mày có cách nào đòi lại không?

Dư luận viên: Có đấy. Trông mày rất giống một lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Giờ tao sẽ cho mày học tiếng Trung, rồi bắt cóc ông kia đem giấu đi, đưa mày vào đóng giả ông ấy. Sau đó, mày sẽ ra quyết định trả lại cho các đảo cho Việt Nam. 

Dân chủ viên: Mày có bị hoang tưởng không vậy?

Dư luận viên: Đấy, vậy mà tụi mày vẫn tin chuyện người Trung Quốc đóng giả Hồ Chí Minh đấy thôi.

(Chuyện bịa, chỉ để giải trí, nhưng không nhất thiết khác với sự thật.)

Wednesday, October 28, 2015

Chiến hạm Hoa Kỳ tiến sát đá Subic trên biển Đông: Tự do hàng hải hay khiêu khích Trung Quốc?

Sự kiện tàu chiến Hoa Kỳ đi vào phạm vi 12 hải lý của đá Subi mà Trung Quốc đang kiểm soát đã kích động dư luận chủ nghĩa quốc gia ở Việt Nam. Đa số các phe phái quốc gia đều ồn ào hưởng ứng hành vi khiêu khích của Hoa Kỳ với lý do rằng điều đó cho thấy Hoa Kỳ không ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và có lợi cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam. Nhưng hãy hình dung các chiến hạm của Hoa Kỳ và đồng minh với lý do thực hiện tự do hàng hải tiến gần vào các đảo có công trình quân sự của Việt Nam ở các vùng đang có tranh chấp. Nhiều đồng minh của Hoa Kỳ như Đài Loan, Philippine và Malaysia hiện nay đều có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.  Điểm mấu chốt ở đây là Hoa Kỳ chỉ làm điều có lợi cho họ và cũng chưa bao giờ công nhận các tuyên bố chủ quyền của Việt Nam cũng như phê chuẩn UNCLOS. Sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực này đã khiến tình hình trở nên phức tạp hơn. Hơn một thế kỷ trước đây, các nước đế quốc đã từng thường xuyên dùng kiểu "ngoại giao pháo hạm" này để buộc các nước khác quy phục họ.

Tác giả James Cogan trong bài viết "Tensions soar internationally following US deployment in South China Sea" đã liên hệ sự khiêu khích của Hoa Kỳ với bối cảnh quốc tế rộng hơn khi đế quốc Mỹ đang lung lay và Trung Quốc mạnh dần lên với các mối quan hệ quốc tế. Không chỉ khiêu khích và hạ nhục Trung Quốc, sự kiện này còn có thể là để dằn mặt các nước Châu Âu đang tích cực hợp tác với Trung Quốc.

Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông có nhiều nước tham gia và thái độ của các nước sẽ rõ ràng hơn khi tất cả các bên liên quan sẽ cùng đối mặt với Hoa Kỳ và Trung Quốc tới đây tại các hội nghị thượng đỉnh khu vực.

Căng thẳng nâng lên tầm quốc tế sau hoạt động của Hoa Kỳ ở biển Đông

Hôm qua, Việc Hoa Kỳ triển khai tàu khu trục USS Lassen và tàu sân bay tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh khu vực đá Subi và Vành Khăn mà Trung Quốc đang kiểm soát trên biển Đông đã thực sự gia tăng những căng thẳng ở Châu Á.

Mục tiêu trong hành động của Hoa Kỳ là hạ nhục chính quyền Trung Quốc và cho thấy họ chỉ có hai lựa chọn: hoặc là đáp trả bằng vũ lực hoặc là khuất phục trước sự chà đạp trắng trợn của Washington lên sự đòi hỏi chủ quyền đã có từ lâu của họ. Lý do của sự khiêu khích quân sự này là tuyên bố Hoa Kỳ đang khẳng định “quyền tự do đi lại” trên vùng biển quốc tế, chứ không phải của Trung Quốc. Sự khẳng định này không đáng tin hơn khẳng định rằng Iraq bị tấn công vì có vũ khí hủy diệt hàng loạt hay Hoa Kỳ gây chiến với Lybia để bảo vệ “nhân quyền”. 

Bắc Kinh đã đáp lại cả bằng ngoại giao và quân sự. Người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Quốc Lu Kang tuyên bố trong một cuộc họp báo vào ngày hôm qua là tàu USS Lassen đã “xâm nhập bất hợp pháp” lãnh hải của Trung Quốc. Ông ta khẳng định: “Phía Trung Quốc sẽ đáp trả một cách cứng rắng mọi hành động cố ý khiêu khích của bất cứ quốc gia nào… và sẽ dùng tất cả các biện pháp cần thiết.” Bắc Kinh, ông ta tuyên bố, thúc giục Hoa Kỳ “đề cao cam kết không tham gia vào bất cứ bên nào trong tranh chấp lãnh thổ cũng như tránh mọi tổn hại tiếp theo đối với quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ và hòa bình cũng như sự ổn định của khu vực.”

Đêm qua, đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, Max Baucus, đã được triệu đến Bộ Ngoại Giao để nhận một thông điệp chính thống về “sự bất bình sâu sắc” của chính quyền Trung Quốc đối với sự khiêu khích của Hoa Kỳ.

Xã luận hôm nay của tờ báo do chính quyền Trung Quốc kiểm soát Global Times khẳng định: “Bắc Kinh phải cư xử với Hoa Kỳ lịch thiệp và chuẩn bị cho tình huống xấu. Điều này có thể thuyết phục Nhà Trắng rằng Trung Quốc, trái với sự miễn cưỡng của họ, không e ngại một cuộc chiến với Hoa Kỳ tại khu vực, điều đó là thiết yếu đề bảo vệ lợi ích và thể diện quốc gia của họ.” 

Bắc Kinh, tờ Global Times tuyên bố, phải “theo dõi các chiến hạm của Hoa Kỳ … tiến hành các can thiệp điện tử và thậm chí là gửi các chiến hạm tới, khóa mục tiêu bằng radar ngắm bắn và bay trên đầu chiến hạm Hoa Kỳ.”

Tạp chí dủa Đảng Cộng Sản Trung Quốc (CCP), tờ People’s Daily, đưa tin quân đội Trung Quốc đã cử hai tàu khu trục, Lanzhou và Taizhou, tới “cảnh cáo sự xâm phạm của chiến hạm Hoa Kỳ.” Một quan chức Hoa Kỳ cho biết là hai chiến hạm Trung Quốc “đã đeo bám” tàu Lassen vào hôm qua nhưng giữ một “khoảng cách an toàn”.

Toan tính ngạo mạn ở Washington là những tuyên bố của chính quyền Trung Quốc chỉ là những hùng biện để làm cố xoa dịu sự phẫn nộ mang tính chủ nghĩa dân tộc ở quốc nội đối với những hành động của Hoa Kỳ.

Chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đã thể hiện rằng việc triển khai tàu Lassen chỉ là sự khởi đầu của việc thường xuyên đi vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền, với ý đồ buộc Trung Quốc phải khuất phục trước sự thống trị quân sự của Hoa Kỳ trên biển Đông. Một quan chức nặc danh của Bộ Quốc Phòng nói với các nhà báo: “Tôi kỳ vọng rằng điều này sẽ trở thành hoạt động thông thường.”

Chuẩn đô đốc nghỉ hưu của Trung Quốc Yang Yi, một nhà nghiên cứu tại đại học quốc phòng của quân đội giải phong nhân dân, trả lời tờ Washington Post rằng nếu sự xâm nhập trở thành “một việc thông thường, xung đột quân sự trong khu vực là không thể tránh khỏi và Hoa Kỳ là người châm ngòi cho cuộc chiến đó.” 

Hải quân Australia và Nhật Bản, theo yêu cầu của Washington, có thể tham gia vào các vụ xâm nhập quy mô lớn hơn trong tương lai. Trong khi chỉ có duy nhất tàu Lassen được sử dụng trong cuộc khiêu khích ngày hôm qua, hàng tá chiến hạm Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan, cũng như hai tàu khu trục nhỏ của Australia, đều ở trong phạm vi chiến đấu trên biển Đông. 

Chính quyền Australia ngay lập tức tuyên bố ủng hộ hành động của Hoa Kỳ. Bộ trưởng bộ quốc phòng Marise Payne khẳng định rằng Australia không tham gia chiến dịch hôm qua, họ “ủng hộ mạnh mẽ” “các quyền” tự do đi lại và bay qua bầu trời cũng như “tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ và các đối tác khu vực về an ninh hàng hải”. Các bản tin báo chí cho thấy Payne và ngoại trưởng Julie Bishop đã được chỉ dẫn về sự khiêu khích có kế hoạch ở biển Đông khi họ tham gia hội nghị bộ trưởng ở Washington vào đầu tháng này. 

Chủ nhiệm văn phòng chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Nhật Bản đã “trao đổi thông tin” với Washington và “theo dõi sát sao chủ đề trước khi chúng tôi quyết định thực hiện ra sao.” Chính quyền của thủ tướng Shinzo Abe đã khẳng định trước đó rằng họ chuẩn bị để thực hiện chiến dịch quân sự “tự do hàng hải”, hoặc là cùng với Hoa Kỳ hoặc là độc lập với Hoa Kỳ.

Kaoru Imori, từ trường đại học Meiji Gakuin của Nhật Bản, nói với hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc vào ngày hôm qua: “Lợi thế hiện nay của Hoa Kỳ, ít nhất là theo nghĩa đen, là họ có một quân đội thực tế thứ hai dưới dạng Nhật Bản – một quốc gia với ngân sách quân sự lớn và các phương tiện thiết yếu để sản xuất cũng như xuất khẩu trang thiết bị quân sự.”

Nhật Bản và Australia là các đối tác chủ chốt trong sự “xoay trục” hay “tái cân bằng” của Hoa Kỳ ở Châu Á. Cả hai quốc gia cung cấp các căn cứ trọng yếu cho quân đội Hoa Kỳ và quân đội của họ tham gia kế hoạch “AirSea Battle” của Hoa Kỳ. AirSea Battle là kế hoạch phác thảo chi tiết cách Hoa Kỳ và đồng minh tiến hành tấn công đường không và đường biển vào các cơ sở quân sự của Trung Quốc trên đất liền khi có chiến sự. Kế hoạch cũng bao gồm việc phong tỏa đường biển để ngăn chặn Trung Quốc vận chuyển hàng hóa theo đường biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, do đo cắt nguồn nhập khẩu quan trọng về năng lượng và nguyên liệu thô của Trung Quốc.

Thời điểm diễn ra chiến dịch của Hoa Kỳ trên biển Đông cho thấy sự thật là “sự xoay trục” bắt nguồn từ quyết định của chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ, được sự ủng hộ của các đồng minh khu vực, để duy trì sự thống trị kể từ sau Thế Chiến II của họ ở Châu Á. Sự phát triển của kinh tế toàn cầu của Trung Quốc cũng như sự ảnh hưởng địa chính trị của họ trong hơn 15 năm qua được giai cấp thống trị Hoa Kỳ coi là sự thách thức tiềm tàng không thể chấp nhận được. Mục tiêu tối hậu của sự đối đầu với Trung Quốc là đưa Trung Quốc quay trở lại trạng thái bán thuộc địa về mặt kinh tế dưới sự điều hành của các ngân hàng và doanh nghiệp đa quốc gia Hoa Kỳ, cũng khuất phục về mặt chính trị trước sự chuyên chế của Washington. 

Việc triển khai tàu Lassen chỉ được ra lệnh một ngày sau chuyến viếng thăm nước Anh của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và chỉ vài ngày trước các chuyến thăm Trung Quốc của thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Francois Hollande. Sau các hiệp định thương mại và đầu tư giữa Anh và Trung Quốc, xã luận của tờ People’s Daily hôm qua – trước khi Hoa Kỳ khiêu khích – đưa tin rằng các quốc gia Châu Âu chủ chốt đang hoan nghênh ý định của Trung Quốc” và quan hệ kinh tế cũng như chính trị gần gũi hơn với Châu Âu có thể “giải tỏa những kiềm chế mà liên minh Hoa Kỳ-Nhật Bản áp đặt đối với Trung Quốc.” 

Giờ thì Merkel, cùng với lãnh đạo của Volkwagen và hàng tá các giám đốc điều hành doanh nghiệp Đức khác sẽ đến Bắc Kinh vào ngày hôm nay trong tình hình là một cuộc đụng độ quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, nước đồng minh của Đức trong liên minh NATO, có thể nổ ra. Tổng thống Hollande của Pháp sẽ đến vào ngày 2 tháng 11. 

Trong hai tuần nữa, tổng thống Barack Obama sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dương ở Philippines, Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) và Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á ở Malaysia. Hoa Kỳ đòi hỏi các quốc gia Châu Á phải ủng hộ những hành động của họ ở biển Đông sẽ là chủ đề nổi bật của những sự kiện này, cho dù là đối thoại công khai hay bí mật. Bắc Kinh sẽ sử dụng hai hội nghị thượng định khu vực mà họ tham gia để chống lại sức ép của Hoa Kỳ.

Trung Quốc sẽ kỳ vọng được Nga ủng hộ, Nga buộc phải có quan hệ gần gũi hơn với Bắc Kinh khi Moscow bị Hoa Kỳ và NATO đe dọa và khiêu khích quân sự ở Đông Âu. Andrei Klimov, một nghị sĩ Nga hàng đầu thân cận với tổng thống Vladimir Putin, nói với hãng thông tấn TASS vào hôm qua: “Hoa Kỳ giương oai diễu võ gần biên giới của Trung Quốc – một thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc – khiến cho một thành viên Hội Đồng Bảo An khác, Nga, phải đặt ra các câu hỏi. Không ai cảm thấy tự do tham gia hành trình khi không được mời. Klimov nói, Hoa Kỳ đang “đùa với lửa”. 

Quá trình ngoại giao chông chênh và khiêu khích quân sự đang diễn ra hiện nay có thể dẫn đến một cuộc đụng độ giữa các nước có vũ khí hạt nhân và lôi kéo nhiều nước trên khắp khu vực Châu Á cũng như quốc tế vào một cuộc chiến trang tồi tệ.

Wednesday, September 30, 2015

Cái chết của hiến pháp hòa bình: Nhật Bản quay trở lại truyền thống quân phiệt

Giáo sư lịch sử Gary Leupp của trường đại học Tufts, Hoa Kỳ bình luận về việc Nhật Bản từng bước tái vũ trang trong bài "The Death of  the "Pacifist" Constitution: Japan's Return to Its Martial Roots". Nhật Bản tái vũ trang với khát vọng quay trở lại thành một đế quốc theo truyền thống quân phiệt, còn Hoa Kỳ muốn họ trở thành mũi xung kích chống Trung Quốc. Sau Thế Chiến Thứ II, Nhật Bản bị tước vũ khí hoàn toàn và lệ thuộc vào sự đảm bảo của Hoa Kỳ, đã chớp cơ hội làm giàu nhờ các cuộc chiến của Mỹ ở Châu Á. Sự hồi phục về kinh tế sau hơn nửa thế kỷ dẫn đến hy vọng khôi phục chủ nghĩa đế quốc khi gặp thời cơ thuận lợi.

Cái chết của hiến pháp "hòa bình": Nhật Bản quay trở lại truyền thống quân phiệt


Việc quốc hội Nhật Bản thông qua luật cho phép quân đội Nhật Bản hành động để hỗ trợ một “đồng minh thân cận” khi bị tấn công là vi phạm hiến pháp Nhật Bản, vốn (từ năm 1947) đã cấm nhà nước tham gia vào chiến tranh.

Ba chuyên gia hiến pháp được các luật sư mời bình luận về chủ đề đều đã xác nhận sự vi phạm này.

Hành động của các nghị sĩ cho thấy rõ điều có vẻ đang được hiểu rộng rãi: không có sự liên hệ nào giữa luật chính thống ở những nước đế quốc về căn bản là phi luật lệ và tất cả những định đề đẹp đẽ xuất hiện trọng các điều luật của quốc gia đó. 

Ở quốc gia này, chúng ta quen với sự thật là chính quyền Hoa Kỳ không bảo vệ hiến pháp để chống lại “những khám xét phi lý” bằng những nhát cắt kiểu Stasi đối với đối thoại cá nhân. Chúng ta cũng quen với sự thật là hành pháp của Hoa Kỳ đã bất chấp các điều khoản của hiến pháp quy định về việc quốc hội phải phê chuẩn chiến tranh.

Thế thì tại sao điều này lại có vẻ bất thường, trong khi hiến pháp Nhật Bản cấm thẳng thừng mọi hình thức duy trì quân đội, Nhật Bản thực tế lại có quân đội lớn thứ tám thế giới? Tầng lớp thượng lưu cai trị Nhật Bản đang chuẩn bị để triển khai quân đội bất hợp pháp hung hăng hơn?

Đừng ngây thơ. Đừng nghiêm túc về những người làm điệu bộ bảo vệ luật pháp, canh gác những thứ mà họ gọi là “cộng đồng quốc tế.” Những người đó nói dối thường xuyên, kích động sự sợ hãi (về vũ khí hủy diệt, đặc biệt là khi việc khai thác sự lo lắng đã được chứng minh có hiệu quả), nói dài dòng văn tự như con bạch tuộc phun mực để đánh lừa những người mà họ đang đe dọa, phân tích ngôn ngữ của sự đồng thuận được mã hóa để rút ra những diễn giải thiên kiến. 

Các nhà bình luận ở Nhật Bản và nơi khác đều thống nhất trong cáo buộc rằng thủ tướng Abe Shinzo đã tạo ra thay đổi lớn bằng cách áp đặt “sự diễn giải lại” điều 9 của hiến pháp Nhật Bản. Điều này không chỉ là một bước chắc chắn nữa của cánh hữu Nhật Bản trong việc viết lại hiến pháp đã bị ruồng bỏ. Đây là một thành tích trọng yếu. Một bước chủ chốt quay trở lại quá khứ quân phiệt vinh quang! 

Một số quan chức quân sự đã nói, “Giờ thì chúng ta có thể làm mọi thứ” – tất cả những thứ mà một quân đội bình thường làm ở bất cứ đâu.

Điều này rất đáng phiền đối với tôi, một người đã sống ở Nhật Bản nhiều năm, viếng thăm định kỳ, có liên hệ gia đình và bạn bè và lo ngại sâu sắc về tương lai của đất nước xinh đẹp mong manh này. Điều đó thúc đẩy tôi viết về quá khứ quân phiệt mà quốc gia này tự hào và cách thức nó tạo ra Nhật Bản ngày nay.

* * *

Hãy cùng bắt đầu vào thế kỷ 16, khi những người Châu Âu đầu tiên đến Nhật Bản, tiếp xúc ban đầu và người Nhật Bản đầu tiên đi vòng quanh thế giới tới Châu Âu.

Vào ngày 23 tháng 3 năm 1585, ba nhà quý tộc khởi hành từ Nhật Bản cùng với tùy tùng được chào đón trong lễ tiếp đón chính thức tại Vatican ở Rome. Hội truyền giáo Jesuit ở Nhật Bản, hoạt động tại đất nước “mới được khám phá” này từ năm 1549, muốn thể hiện cho toàn bộ Châu Âu thấy sự thành công của họ trong việc cải đạo cho hàng trăm ngàn người Nhật sang Thiên Chúa Giáo. Vào lúc những người Kháng Cách tràn ngập miền bắc Châu Âu, chống lại và làm suy yếu nhà thờ Catholic Rome, công việc truyền giáo ở “các quốc gia mới được phát hiện” là sự mở rộng phạm vi của Tòa Thánh.

Nhật Bản là một trong những khu vực truyền giáo hứa hẹn nhất. Một số daimyo (“vua” đối với các giáo sĩ Bồ Đào Nha) của họ, hăm hở thu hút những tàu chiến thương mại đến bờ biển, sẵn sàng cải đạo – vì những lý do chung chung – và sau đó ra lệnh cho thuộc hạ cũng làm như vậy. (Các thương nhân Bồ Đào Nha theo sự hướng dẫn của Nhà Thờ nói các chủ nhà Nhật Bản rằng khi họ tuân theo đức tin, họ sẽ nhận được thêm nhiều chuyến viếng thăm của thương thuyền Châu Âu, chất đầy tơ lụa Trung Quốc và các hàng hóa quý giá khác.) 

Nhiều cuộc cải đạo là giả dối hoặc bị cưỡng bức, khi các truy tố nghiêm khắc được bắt đầu vào những năm 1620, đại đa số những người cải đạo đã bỏ đạo. Nhưng vào thời đó, Nhật Bản là sự ưa thích trong nỗ lực truyền giáo toàn cầu của nhà thờ Catholic Rome để chống lại phái Cải Cách.

Sự tác động qua lại đầy đam mê này cũng có khía cạnh “cực đoan”. Người Nhật Bản, Francis Xavier viết vào năm 1550, là “chủng tộc tốt nhất từng được [người Châu Âu] khám phá và tôi không cho rằng anh sẽ tìm thấy đối thủ của họ trong số các quốc gia ngoại đạo.” “Những người này da trắng và có văn hóa,” giáo sĩ dòng Jesuit người Italia Alessandro Valignano đến thăm Nhật Bản viết lại vài thập kỷ sau đó, ngay cả những người bình thường cũng “lịch sự đáng chú ý” đến mức “họ vượt trội so không chỉ với người Đông Âu mà cả người Châu Âu.” Khoảng năm 1590, giáo sĩ dòng Jesuit người Bồ Đào Nha Luis Frois nói rằng người Nhật Bản “trong cách ứng xử và phong tục tập quán của họ” vượt trội hơn người Châu Âu ở nhiều góc độ, “thật xấu hổ khi nói về điều đó.”

(Ngay từ những tiếp xúc ban đầu, người Châu Âu coi người Nhật Bản là “da trắng” và gán cho màu da sáng của họ ưu điểm đạo đức và hiểu biết trí tuệ. Valignano thậm chí còn nói rằng “sự khác biệt giữa người Thiên Chúa Giáo Ấn Độ [Đông Á] và Nhật Bản … tự nó đã chứng minh rằng không có cơ sở nào để so sánh họ, nhóm thứ nhất cải đạo vì một số động cơ cá nhân thầm kín; do họ [người Ấn Độ] là da đen, trí thông minh kém, hệ quả là họ rất khó có thể cải tạo và trở thành người Thiên Chúa Giáo tốt; trong khi người Nhật Bản … do họ da trắng, có trí thông minh và hành vi tốt … trở thành những người Thiên Chúa Giáo rất tốt.”)

Trước khi viếng thăm Vatican, người Nhật Bản đã gặp thống đốc của Bồ Đào Nha, hồng y giáo chủ Albert ở Lisbon; Philip II ở Madrid; nữ hoàng Marie của Áo cũng ở Madrid; và Francesco dei Meidici, đại công tước xứ Tuscany ở Pisa. (Bicanco Capello vợ của Francesco đã ôm từng người, rõ ràng là vui thích về sự mềm mại của những bộ kimono lụa). Khi tới Vatican, được chào đón với đám đông tung hô, một loạt đại bác và chuông nhà thờ, đoàn đại diện được giáo sĩ dòng Jesuit và nhà nhân học người Bồ Đào Nha Gaspare Gonsalves đón tiếp với những lời như sau:

“Quốc đảo Nhật Bản thực sự là rất xa đây và tên của quốc đảo hiếm khi được biết đến, một số người thậm chí còn không biết nó tồn tại. Trái lại, có người biết rằng nó đứng trên tất cả các quốc gia ở phương Đông và so sánh nó với phương Tây, theo diện tích, số lượng thành phố và con người thiện chiến cũng như có văn hóa.”

Con người thiện chiến và có văn hóa! Xavier đã viết, “Chưa bao giờ trong đời mình tôi gặp những người dựa vào vũ khí nhiều như vậy … Họ rất thiện chiến và thường xuyên tham gia chiến tranh …” Tất nhiên là hơn cả những gã thực dân Iberia mà Xavier, một người xứ Basque từ Navarre phải bóp vai khi có dịp. Họ không chỉ chế tạo ra những thanh kiếm tinh tế nhất thế giới, vượt xa kiếm Damas, mà họ cũng hăm hở tiếp nhận súng hỏa mai từ khi chúng được đưa đến Nhật Bản vào năm 1543. Họ đã cải tiến súng trường Châu Âu và sản xuất hàng loạt để Nhật Bản vào năm 1600 có nhiều vũ khí nóng hơn mọi quốc gia Châu Âu. (Vào thời đó, một daimyo đơn lẻ của Nhật Bản cũng có thể kiêu hãnh về khẩu pháo lớn hơn của nữ hoàng Anh Quốc.)

Truyền thống quân phiệt của Nhật Bản có nguồn gốc sâu sa. Những cư dân đầu tiên của quần đảo (người Jomon, dường như đến thông qua Siberia) thiết lập một xã hội không đẳng cấp và hòa bình. Nhưng vào năm 400 trước công nguyên, người Yayoi đến, thông qua bán đảo Triều Tiên, mang theo văn hóa lúa nước, nghề luyện kim, cấu trúc đẳng cấp, quan niệm về nhà nước và văn hóa chiến tranh. Sau sự thống nhất Nhật Bản ban đầu, mà chúng ta có thể gọi là nhà nước “Yamato” (khoảng giữa năm 350 và 400), nhà nước mở rộng tới miền nam Kyushu và đông bắc Honshu bằng quân đội và tham gia vào chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Những ngôi mộ tưởng niệm (kofun) xuất hiện vào thời kỳ này có chứa những bức tượng nhỏ bằng sứ mô tả hình chiến binh mặc giáp cưỡi ngựa. 

Sự du nhập của đạo Phật, một hệ thống tín ngưỡng xa lánh cuộc sống, vào năm 538 có thể đã làm giảm nhẹ truyền thống quân phiệt. Mặc dù các cuộc nổi dậy vũ trang địa phương vẫn diễn ra thường xuyên, triều đình vương quốc đóng ở Heian (Kyoto) từ cuối thế kỷ thứ 8 đã phát triển đặc tính văn hóa tao nhã và yêu chuộng hòa bình, khá xa lạ với văn hóa của các chiến binh cha truyền con nối (samurai) tại các vùng hẻo lánh. Nhưng từ cuối thế kỷ 12, samurai đã trỗi dậy thành tầng lớp thống trị mới và tại vị cho đến khi tầng lớp này chính thức bị xóa bỏ vào những năm 1870. 

Quay trở lại Rome vào năm 1585, thật đáng trân trọng khi chào đón các chiến binh Thiên Chúa Giáo từ phía bên kia của thế giới, công khai ở St. Peter’s! Chuyến viếng thăm Vatican này đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc tình dai dẳng đau đớn Đông-Tây. Người Bồ Đào Nha, độc quyền thương mại của Châu Âu với Nhật Bản cho tới khi chiến thuyền Tây Ban Nha đóng ở thuộc địa mới Philippine cập bến muộn hơn, các samurai Nhật Bản tình nguyện chiến đấu chống lại người Malay tại thuộc địa Batavia ở Java (sau này mất về tay người Hà Lan). Người Tây Ban Nha thiện chiến thích samurai ngay từ cái nhìn đầu tiên, tuyển mộ họ làm lính đánh thuê cho các cuộc xâm lược ở Trung Quốc và dự định xâm lược Campuchia.

Cuối cùng, mối tình bắt đầu vỡ tan từng mảnh vào năm 1590, khi Toyotomi Hideyoshi, tư lệnh thống trị của Nhật Bản mới tái thống nhất, bắt đầu truy tố người Thiên Chúa Giáo và đe dọa người Tây Ban Nha ở thuộc địa Philippine với một cuộc xâm lược. (Nực cười thay, những nhà truyền đạo Thiên Chúa Giáo đầu tiên tới Triều Tiên cùng với một đạo quân samurai lên đến hơn 200.000 vào năm 1592.)

Sau đó, shogun Tokugawa nắm quyền (từ năm 1600) tiêu diệt truyền giáo Catholic Rome mà Vatican cho rằng rất hứa hẹn. Nhật Bản trục xuất các thương nhân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha với lý do (chính xác) rằng những người này luôn tìm cách buôn lậu trong khi truyền giáo và giới hạn thương mại với phương tây bằng cách chỉ giao dịch với người Hà Lan. 

(Những người Hà Lan – thuộc phái Kháng Cách giữ đức tin cho bản thân – cho thấy rõ rằng họ không phải là Catholic và không quan tâm tới việc cải đạo. Họ đều cố gắng lấy lòng chủ nhà bằng cách giẫm đạp lên các bức tranh của Catholic Rome và thậm chí bắn đại bác vào các nông dân Thiên Chúa Giáo nổi loạn để đổi lấy việc được kinh doanh ở Nhật Bản.)

Nhưng sau đó – đáng ngạc nhiên – những người Nhật Bản “thiện chiến” tụt hậu trong một thế kỷ rưỡi nội chiến liên miên. Hideyoshi và những người kế nghiệp đã tước vũ khí của nông dân, gom kiếm và súng trường, dồn samurai (chiếm khoảng 7% dân số) vào các thành lũy – mỗi lãnh địa một thành lũy, có khoảng 260 thành lũy như vậy. 

Điều này dẫn đến thứ mà các nhà nhân học lịch sử gọi là “sự thuần hóa của samurai”, diễn ra trong suốt thế kỷ 17. Hòa bình được lập lại. Nhật Bản chỉ xâm lược một quốc gia duy nhất từ năm 1598 (kết thúc tạm thời chiến tranh Triều Tiên) và cuối thời kỳ Edo (Tokugawa) vào năm 1868. Đó là triều đình Ryukyu (hiện giờ là quận Okinawa của Nhật Bản), bị lãnh địa của Satsuma tấn công vào năm 1609 và bị buộc phải chấp nhận địa vị chư hầu.

Từ những năm 1630, người Nhật Bản bị cấm đi ra nước ngoài, ngoại trừ một số nhỏ được phép đến Triều Tiên hoặc phục vụ cho mục đích thương mại của triều đình Ryukyu. Không trở thành một quốc gia hiếu chiến, Nhật Bản đã buông vũ khí, tham gia vào hoạt động thương mại nhộn nhịp nhưng được kiểm soát cẩn thận với Trung Quốc, Triều Tiên, triều đình Ryukyu và Hà Lan. (Người Hà Lan là người phương tây duy nhất được cấp phép thương mại ở Nhật Bản cho đến năm 1859). Trong phạm vi đất nước, hòa bình nói chung được đảm bảo; không có các cuộc nổi loạn của daimyo chống lại các luật lệ của shogun và không có chiến tranh giữa các daimyo. Nhật Bản vẫn luôn có các cuộc nổi loạn của nông dân nổ ra ở địa phương, một số bị đàn áp bằng súng trường, nhưng không bao giờ có các cuộc nổi loạn của nông dân khắp cả nước như thế kỷ 16 ở Đức. 

Trong khi Châu Âu bị xé nát bởi cuộc Chiến Tranh 30 Năm (1618-1648) kinh hoàng, hoàng đế Tokugawa thống trị ở Nhật Bản. Tầng lớp chiến binh, không được hướng nghiệp nhiều như các nhóm chiến binh cha truyền con nối (bao gồm cả phụ nữ), đánh mất tính cách quân phiệt và bị chuyển hóa thành giới hành chính cầm bút khi đất nước đi vào thời kỳ hòa bình ổn định. Dưới những điều kiện đó, dân số tăng gấp đôi trong thế kỷ 17, sản xuất nông nghiệp tăng lên, các thành phố lớn xuất hiện và văn hóa thị dân nảy nở.

Điều đó tiếp tục diễn ra cho đến giữa thế kỷ 19 khi chiến hạm Hoa Kỳ tiến vào cảng Edo, yêu cầu Nhật Bản mở cửa cho thương mại của Hoa Kỳ. Chiến thuyền Anh, Hoa Kỳ và Nga đã xâm nhập bờ biển Nhật Bản trong nhiều thập kỷ, với cường độ gia tăng. Một số thành viên của tầng lớp samurai Nhật Bản đã kêu gọi đáp trả bằng vũ lực. 

Vào năm 1808 (trong thời kỳ chiến tranh Napoleon, đẩy Anh Quốc chống lại Hà Lan thân Pháp), một chiến thuyền Anh Quốc lẻn vào cảng Nagasaki với cờ Hà Lan. Thủy thủ đoàn của họ bắt cóc các thương nhân Hà Lan và bắn đại bác để dọa cư dân thành phố. Sau đó, chế độ shogun bị sốc đã ban hành sắc lệnh có tên “Đánh trả các thuyền nước ngoài không cần cần nhắc,” yêu cầu daimyo của các lãnh địa dọc bờ biển bắn vào các thuyền nước ngoài lạ mặt. 

Trước khi họ đến, chiến thuyền Hoa Kỳ dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Matthew Pery đã từng xâm nhập vịnh Edo (Tokyo) vào năm 1853, yêu cầu Nhật Bản mở cửa cho kinh tế thế giới.

Nhận thức được tình hình, chế độ shogun khuất phục trước sức ép, đồng ý thiết lập “các cảng hiệp ước”. Nhưng những tổn thất kinh tế sinh ra khi Nhật Bản hội nhập vào kinh tế thế giới và sự mất uy tín của chính quyền đối với dân chúng đã dẫn đến cuộc đảo chính đẫm máu trong Chiến Tranh Boshin năm 1867-1869. 

Chế độ shogun bị lật đổ trong cuộc chiến này, tổn thất 8.000 sinh mạng. Một chế độ mới (được lãnh đạo, theo lý thuyết, bởi một hoàng đế thiếu niên) tập trung vào việc học hỏi từ phương tây đồng thời chống lại các sự xâm lược khác, được thiết lập. Thời kỳ này được gọi là Khôi Phục Meiji. 

Bất chấp gánh nặng là các hiệp ước bất bình đẳng mà Hoa Kỳ cùng với các đế quốc khác áp đặt, Nhật Bản đã nhanh chóng thoát khỏi hai thế kỷ tương đối cô lập để trở thành một quyền lực toàn cầu theo đúng nghĩa. Trong khi đẳng cấp samurai bị bãi bỏ vào những năm 1870, một hệ thống nghĩa vụ quân sự và chính sách quốc gia về “quốc gia giàu, quân đội mạnh” đảm bảo cho sự hồi sinh của truyền thống quân phiệt lâu đời. 

Vào khoảng năm 1873, chỉ 5 năm sau thời kỳ mới Meiji, các lãnh đạo (đều có nền tảng samurai) đã lên kế hoạch xâm lược nước láng giềng gần nhất, Triều Tiên, để buộc nước này chấp nhận các quan hệ ngoại giao và thương mại. Kế hoạch bị hủy bỏ (chủ yếu là do sự phản đối của phương tây). Nhưng ngoại giao chiến hạm của Nhật Bản mô phỏng theo các đế quốc phương tây đã buộc Triều Tiên phải khuất phục vào năm 1876.

Cũng trong thời kỳ đó, chính quyền mới của Nhật Bản đã gửi chiến thuyền đi Đài Loan, để trừng phạt các bộ lạc trên đảo về việc giết hại 54 ngư dân Nhật Bản và Ryukyu bị đắm tàu. Thanh triều của Trung Hoa tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo (cũng như Bắc Kinh hiện nay vẫn tiếp tục khẳng định rằng Đài Loan luôn luôn là một phần của Trung Hoa). Sau khi tàn sát nhiều người, Nhật Bản buộc Trung Hoa phải bồi thường và thừa nhận chủ quyền của Nhật Bản đối với vương quốc Ryukyu (Okinawa). 

Sao hàng loạt các can thiệp vũ trang ở Triều Tiên, quân đội Nhật Bản đụng độ với quân đội Trung Hoa ở Triều Tiên vào năm 1894. Sau khi quân đội Trung Hoa can thiệp vào quốc gia này (theo yêu cầu của hoàng đế Triều Tiên) để đàn áp một cuộc nổi loạn của nông dân, Nhật Bản cũng viện dẫn hiệp ước để gửi đưa quân đội đến. Sau một số đụng độ khiêu khích lẻ tẻ với người Trung Quốc, chiến tranh toàn diện nổ ra. Cuộc chiến bao trùm bán đảo Triều Tiên, miền nam Manchuria và Đài Loan. Nhật Bản chiến thắng đòi hỏi và nhận được Đài Loan cũng như bán đảo Liaodong ở Manchuria để bồi thường chiến phí. 

Nhưng can thiệp ngoại giao của Nga, Đức và Pháp đã ngăn cản Tokyo nuốt gọn Liaodong và tạo ra sự oán giận của Nhật Bản đối với Sa hoàng. Sự oán giận này tăng lên nhanh chóng sau khi Nga tự giành nhượng địa ở Liaodong ngay sau khi ngăn cản nỗ lực của Nhật Bản.

Vào năm 1900, khi cuộc nổi loạn nông dân Boxer chiếm các đại sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, Nhật Bản tham gia cùng với các đế quốc phương tây đàn áp cuộc nổi dậy. Quân đội Nhật Bản là đồng minh Châu Á duy nhất trong lực lượng đa quốc gia, được các nước phương tây ca ngợi, đặc biệt là Anh Quốc, vì sự chuyên nghiệp. Đột ngột trở thành tình nhân của đế quốc Anh, Nhật Bản ký Hiệp Ước Hàng Hải Anh-Nhật vào năm 1902 – khi người Anh bãi bỏ các điều khoản nặng nề trong hiệp ước bất bình đẳng mà Anh đã ký với Nhật Bản vào những năm 1850.

Đột nhiên các trí thức Anh nói về sự tương đồng rõ ràng giữa hai quốc đảo – xã hội vương quyền, đẳng cấp, sự tao nhã của họ; những di sản hàng hải và phong kiến của họ; niềm tự hào về truyền thống quân phiệt của họ. Điều đó tạo ra ý nghĩa cho cả hai để liên minh, đặc biệt là trong mối lo ngại chung về sự mở rộng vai trò của Nga ở Châu Á.

Nga đã giành được các nhượng địa của Trung Quốc ở Liaodong sau khi ngăn cản Nhật Bản chiếm bán đảo này vào năm 1895. Nhật Bản tấn công vào năm 1904 và khi quân đội của họ tràn ngập Manchuria thì hải quân của họ phá hủy chiến hạm Baltic của Nga ở eo biển Tsushima trong năm tiếp theo. Nga buộc phải cầu hòa. Đó là thất bại cay đắng của Sa hoàng, chiến thắng đầu tiên của đế quốc Châu Á trước đế quốc Châu Âu trong thời hiện đại, dẫn đến niềm tự hào dân tộc ở Nhật Bản. Họ sáp nhập Triều Tiên (chính thức vào năm 1910) vào đế quốc Nhật Bản, cùng với phần đất của Nga ở Manchuria và nửa phía nam của đảo lớn Sakhalin.

Thế Chiến thứ I có vẻ ít liên quan đến Nhật Bản. Nhưng viện dẫn một điều khoản trong Hiệp Ước Hàng Hải Anh-Nhật, yêu cầu Nhật Bản tham chiến cùng với Anh khi nước Anh có chiến tranh với nước khác, Tokyo đã tấn công nhượng địa Shandong của Đức ở Trung Quốc, chiếm phần đất này cho bản thân đồng thời chiếm đóng luôn các tài sản của Đức ở Nam Thái Bình Dương, bao gồm cả quần đảo Samoa. Vào năm 1918, đế quốc Nhật Bản đã dùng quân đội chiếm đóng lãnh thổ từ cận Bắc Cực đến Polynesia. Tất cả đều diễn ra trong vòng nửa thế kỷ của thời kỳ Phục Hồi Meiji.

Một quốc gia rất hiếu chiến! Rất hung hãn. Nhưng cả người Anh và người Yankee đều trở nên bồn chồn. Cả hai đều muốn tự do tiếp cận thị trường Trung Hoa khổng lồ và Nhật Bản đã thể hiện sự thích thú được hành xử đúng như các đế quốc phương tây trong Thế Chiến thứ I. Nhật Bản áp đặt “21 Yêu Cầu” không thể chịu đựng nổi cho Trung Quốc, mà cả London và Washington đều can thiệp để giảm nhẹ. Anh Quốc cho phép mở rộng hiệp ước Anh-Nhật, tuyên bố rằng các hiệp ước đa phương hậu chiến như Hiệp Ước Hàng Hải Washington 1922 trái với nó là vô hiệu. 

Trong khi đó, chính quyền Nhật Bản, đáp lại các chính sách phân biệt chủng tộc chống người nhập cư Nhật Bản ở Hoa Kỳ và những nơi khác, cũng như để tạo ra Lebensraum [tiếng Đức: Không gian sống] ở bên ngoài biên giới cho dân số đang gia tăng của họ, theo đuổi phương thức mở rộng vương quốc ở đông bắc Châu Á.

Nhật Bản chiếm đóng toàn bộ Manchuria vào năm 1931 – dựa vào hoạt động quả cảm của các đơn vị quân đội phiêu lưu hơn là các chính sách có tính toán – sáp nhập nhà nước “Manchukuo” vào đế quốc. Sự cố Manchuria dẫn đến sự sụp đổ của Liên Đoàn Quốc Gia do đại diện Nhật Bản rút khỏi sau khi Liên Đoàn lên án hành động của Nhật Bản. Cuộc chiến toàn diện ở Trung Hoa diễn ra vào năm 1937, một cuộc chiến bí mật với Soviet về biên giới Manchuria-Mongolia dấy lên vào năm 1939. (Trong cuộc chiến biên giới, quân đội Nhật Bản có vẻ như bị đánh bại; Tokyo đồng ý ký hiệp ước không xâm lược với USSR hai năm sau đó.)

Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, bị kiềm chế bằng quan điểm chủ nghĩa biệt lập thông dụng, lên án sự xâm lược của Nhật Bản ở Trung Quốc, công bố “cấm vận đạo đức” đối với Nhật Bản, từng bước áp dụng thêm các trừng phạt thương mại. Sau khi Nhật Bản xâm nhập thuộc địa Việt Nam của Pháp vào năm 1940 (theo lý thuyết, thực hiện hiệp ước với chính quyền Pháp thời phát xít chiếm đóng), các trừng phạt của Hoa Kỳ được siết chặt. Hoa Kỳ phong tỏa tài sản của Nhật Bản tại ngân hàng Hoa Kỳ và cắt nguồn cung cấp dầu. 

Washington yêu cầu Tokyo rút quân khỏi Trung Quốc về vị trí trước chiến tranh ở miền bắc và rút khỏi Hiệp Định Ba Bên với Đức và Italia, như là điều kiện để khôi phục các quan hệ thương mại bình thường. Các lãnh đạo Nhật Bản, do Tojo Hideki dẫn đầu, kết luận rằng điều đó bất khả thi về mặt chính trị. (Công chúng đã bị tiêm nhiễm một dạng kích động hậu chiến thường lan truyền ở các nước tư bản đế quốc hiện đại. Bất cứ thông báo đầu hàng nào trước Hoa Kỳ cũng sẽ dẫn đến sự giận dữ lan rộng cùng với những hậu quả không thể lường trước.)

Giới lãnh đạo, chỉ với kho dự trữ dầu lửa cho một năm để phát động chiến tranh, đã lựa chọn một con đường khác: Chiếm các bãi khoan dầu của Hà Lan ở Đông Indonesia. Nhưng điều này đó có nghĩa là hạ đo ván các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và Anh ở Philippine, Hong Kong, Singapore, Malaya và Hawai’i. Điều đó được hoàn thành, thần tốc và hiệu quả. Vào tháng 12 năm 1941, thần chết đã được gọi lên.

Bốn năm sau, Tokyo và Osaka bị ném bom san phẳng, Hiroshima và Nagasaki bị bom nguyên tử biến thành thứ giống như bề mặt của mặt trăng. 

Giới lãnh đạo Nhật Bản không đầu hàng quân đồng minh vì bị ném bom nguyên tử. (Trên thực tế không kinh khủng hơn loại bom thông thường đã thiêu cháy 100.000 người ở Tokyo vào ngày 9 tháng 3 năm 1945.) Sự tham chiến của Liên Bang Soviet (trước đó là trung lập) vào ngày 8 tháng 8 năm 1941, viễn cảnh quân Soviet đóng ở phía bắc, phân chia đất nước và khả năng một cuộc cách mạng cộng sản nổ ra đã cho lãnh đạo Nhật Bản thấy rằng đầu hàng Hoa Kỳ là lựa chọn tốt nhất. Khi bị quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng, người dân Nhật Bản bị buộc phải chấp nhận hiến pháp mới (vào năm 1947) do nước ngoài soạn thảo, rời bỏ văn hóa quân phiệt lịch sử lâu đời đã được mô tả ở phía trên.

Và như vậy một thời đại mới bắt đầu.

* * *

Điều 9 của hiến pháp Nhật Bản rất rõ ràng: “Khát khao chính đáng đối với hòa bình quốc tế dựa trên công lý và trật tự, người dân Nhật Bản vĩnh viễn rút khỏi chiến tranh như là chủ quyền của quốc gia cũng như đe dọa hay sử dụng bạo lực để làm phương tiện giải quyết các tranh chấp quốc tế.

“Để thực hiện mục tiêu của đoạn nêu trên, bộ binh, hải quân và không quân cũng như các tiềm năng chiến tranh khác, sẽ không bao giờ được duy trì. Quyền tham chiến của nhà nước sẽ không được thừa nhận.” 

Nghịch lý thay, hiến pháp được nước ngoài soạn thảo này đã – đặc biệt là điều khoản này – trở thành tài sản quốc gia mà hàng triệu người Nhật bảo vệ kiên quyết. Không có ai chống lại việc bổ sung vào hiến pháp kiên quyết hơn những người cộng sản Nhật Bản. 

Nhưng bản thân các lãnh đạo Hoa Kỳ đã áp đặt hiến pháp “hòa bình” cho Nhật Bản lại bắt đầu thay đổi suy nghĩ ngay sau khi nó được quốc hội phê chuẩn. Mục tiêu của người chiếm đóng vào năm 1947 là tước vũ khí Nhật Bản vĩnh viễn, nếu không nói là biến nước công nghiệp này thành một nước nông nghiệp lạc hậu. Trung Hoa có triển vọng trở thành đồng minh lớn nhất của Hoa Kỳ ở Đông Á, căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và thị trường không giới hạn cho hàng hóa của Hoa Kỳ.

Tuy vậy, cuộc cách mạng cộng sản đã đảo lộn kế hoạch đó. Sau năm 1949, khi chính khách Washington băn khoăn “ai mất Trung Hoa?”, họ định nghĩa lại vai trò của Nhật Bản như là đồng minh tái thiết mới. 

Cùng với sự bùng nổ của chiến tranh Triều Tiên vào năm 1959, Hoa Kỳ thúc ép thủ tướng Nhật Bản Yoshida Shigeru gửi quân tới tham chiến để thể hiện nỗ lực chống lại cộng sản phương Bắc của Liên Hiệp Quốc. Yoshida trả lời thẳng thừng rằng điều đó không khả thi theo hiến pháp Nhật Bản (do Hoa Kỳ soạn thảo). (Yoshida là một người chống cộng sản cứng rắn, đó là lý do khiến chính quyền chiếm đóng thích ông ta, nhưng ông ta không muốn dùng các nguồn lực hiếm hoi cho việc tái quân sự hóa vào lúc đó.)

Như đã diễn ra, công nghiệp Nhật Bản đóng góp lớn vào các nỗ lực chiến tranh, nước Nhật thời hậu chiến phục hồi là nhờ vào “sự thu mua đặc biệt” của Hoa Kỳ (các chi tiêu liên quan đến chiến tranh ở Nhật Bản). Yoshida gọi điều đó là “món quà tặng của chúa”. Vào năm 1948, GDP của Nhật Bản chỉ bằng 55% của năm 1936; vào năm 1953 là 155%. Không phải “viện trợ chung” của Hoa Kỳ mà là chi tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ đã tạo ra sự hồi phục hậu chiến của Nhật Bản.

Dưới sức ép của Hoa Kỳ, Tokyo tạo ra một mầm mống của cỗ máy chiến tranh vào năm 1950: “Dự bị cảnh sát quốc gia” với 75.000 người. Con số này tăng lên 110.000 người vào năm 1952, sau khi kết thúc thời kỳ chiếm đóng. Vào cùng ngày Nhật Bản nhận lại chủ quyền (ngày 28 tháng 4 năm 1952), Tokyo ký một “hiệp ước an ninh” với Hoa Kỳ để hợp pháp hóa sự tiếp tục hiện diện của mười ngàn lính Hoa Kỳ (được phép là đàn áp mọi nổi loạn nội địa). Vào tháng 7 năm 1954, “cảnh sát” được tái lập thành “Lực Lượng Phòng Vệ” đất, biển và không. Hiện nay, quân số của họ vào khoảng 250.000 người.

Cục Phòng Vệ Nhật Bản được thiết lập vào năm 1954 – nhưng không phải như là quân đội, hãy nhớ! Chỉ là “lực lượng phòng vệ”. Ít nhất đó là luồng chính thống. Nhưng liệu “lực lượng đất, biển, không, cũng như các tiềm năng chiếng tran khác” có vi phạm hiến pháp? Để đáp lại các nỗ lực không ngừng của nhiều nhóm dân chúng lên án điều đó, Tòa Án Tối Cao Nhật Bản (dưới sức ép bằng văn bản của Hoa Kỳ) đã tuyên bố rằng quyết định về tính hợp pháp phụ thuộc vào quyết định của quốc hội và nằm ngoài phạm vi quyền lực của họ. 

Từng bước một, các bộ phận trong Đảng Dân Chủ Tự Do (LPD, được thiết lập với sự đỡ đầu của CIA vào năm 1955, và nắm quyền lực từ đó cho đến nay, chỉ có một số ngắt quãng nhỏ vào năm 1993-4 và 2009-12) đã vận động để xóa bỏ điều 9 cũng như tái lập Nhật Bản như là “quốc gia bình thường” với quân đội thông thường, hợp pháp, giống như các nước đế quốc khác vẫn triển khai.

Nhưng người dân Nhật Bản không đồng tình với chương trình đó. Các cuộc biểu tình địa phương và toàn quốc phản đối căn cứ Hoa Kỳ ở Uchinada, quận Ishikawa, vào những năm 1950 (quân đội Hoa Kỳ được huấn luyện ở đây trước khi đến Triều Tiên tham chiến) đã buộc căn cứ phải đóng cửa vào năm 1957. Các cuộc biểu tình tại căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở Tokyo vào năm 1957 dẫn đến vụ bắt giữ 7 người vì tội vượt qua ranh giới. Họ được toà chung thẩm Tokyo tuyên án vô tội dựa trên lý do sự tồn tại của căn cứ là vi hiến. (Tòa Án Tối Cao bác bỏ quyết định của tòa cấp thấp hơn sau khi chánh án trao đổi với đại sứ Hoa Kỳ.)

Vụ nhiễm xạ của 23 ngư dân Nhật Bản, một người bị chết, do Hoa Kỳ thử vũ khí hạt nhân ở quần đảo Marshall vào năm 1954, đã thúc đẩy phong trào chống vũ khí hạt nhân và chống quân phiệt của Nhật Bản. Khi thủ tướng Kishi Nobuosuke tìm cách thúc đẩy một đạo luật ở quốc hội để tiếp tục Hiệp Ước An Ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản vào năm 1960, hơn bảy triệu người đã tuần hành phản đối. Ý kiến công chúng hầu hết là phản đối hiệp ước an ninh.

Nhưng Kishi đã thông qua đạo luật vào giờ sớm buổi sáng, sau khi đuổi các nghị sĩ đối lập. Sự giận dữ của công chúng lớn đến mức Tokyo phải thông báo với tổng thống Dwight Eisenhower, định đến thăm Nhật Bản để ký hiệp ước, rằng lực lượng an ninh Nhật Bản không thể đảm bản an toàn cho ông.

Vị thủ tướng này từng bị quân đồng minh bắt giữ và giam ở nhà tù Sugamo với cáo buộc tội ác chiến tranh loại A. Ông ta trở thành bộ trưởng bộ quân khí dưới thời thủ tướng Tojo Hideki và là đồng minh thân cận nhất của Tojo. Ông ta đã phát biểu ủng hộ cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng. Ông ta tham gia tích cực vào việc bắt hàng trăm ngàn người Trung Quốc và Triều Tiên làm nô lệ trong các hầm mỏ và nhà máy trong thời kỳ chiến tranh. Ông ta thoát khỏi truy tố nhờ sự can thiệp của “Hội Đồng Hoa Kỳ về Nhật Bản” chống cộng sản, họ cảm thấy rằng ông ta sẽ có ảnh hưởng tới chính trị Nhật Bản theo hướng “thân Mỹ”. 

Kishi Nobusuke cũng là ông của thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm, Abe Shinzo. Abe, cũng hiếu chiến như ông của mình, mới đây tuyên bố (trong lễ kỷ niệm kết thúc Thế Chiến thứ II) rằng người Nhật không nên tiếp tục hối lỗi về quá khứ.

Trong thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam, quan điểm công chúng Nhật Bản hầu như là chống chiến tranh và phê phán chủ nghĩa phát xít đứng đằng sau cuộc chiến. Nhưng một lần nữa, công nghiệp Nhật Bản hưởng lợi khổng lồ từ các hợp đồng liên quan đến chiến tranh. Kinh tế Nhật Bản đã nhảy vọt và bùng nổ vào những năm 1960, vượt qua Tây Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 1970. Mặc dù Nhật Bản tạo ra Cánh Tả Mới đầy sinh lực so với Hoa Kỳ và Châu Âu, nhưng người dân không thể tách đất nước khỏi liên minh với chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ.

Trong suốt lịch sử, lực lượng cánh hữu vận động để xóa bỏ điều 9 và đưa Nhật Bản quay trở lại con đường lịch sử của chủ nghĩa quân phiệt vinh quang. Bộ giáo dục, đặc trưng với sự điều hành của các chính khách LPD phản động và ngu dân nhất (như Fujio Masayukio, vào năm 1986 đã gọi cuộc thảm sát Nam Kinh là một ngụy tạo và tuyên bố Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên là theo yêu cầu của Triều Tiên), đã từng bước khôi phục nội dung quốc gia chủ nghĩa trong phần “giáo dục đạo đức” bắt buộc của chương trình trung học; buộc các trường học phải treo cờ mặt trời và buộc các khoa và sinh viên phải hát quốc ca đế quốc; chấp nhận cho các trường công sử dụng sách giáo khoa lịch sử tô vẽ hoặc thanh minh cho các tội ác chiến tranh của Nhật Bản. 

Trong khi đó, văn phòng thủ tướng thường xuyên thử nghiệm giới hạn của việc diễn giải lại điều 9. Vào năm 1981, thủ tướng Suzuki Zenko đã khơi lên một cơn bão chỉ trích khi ông ta đề xuất rằng Lực Lượng Phòng Vệ Biển được phép bảo vệ vận chuyển của Nhật Bản trong phạm vi 1.000 hải lý quanh Nhật Bản. Hai năm sau, thủ tướng Nakasone Yasuhiro (bạn tinh thần của những người cùng thời như Ronald Reagan, Margaret Thatcher và Helmut Kohl) khơi dậy một làn sóng chỉ trích khác khi ông ta cho phép ngân sách quân đội (“phòng vệ”) vượt qua giới hạn 1% GDP truyền thống – chỉ để thử giới hạn và xem công chúng phản ứng ra sao. Ông ta cũng gây ra sự giận dữ khi khẳng định quốc hội Hoa Kỳ mô tả Nhật Bản là “tàu sân bay không thể bị đánh chìm trên Thái Bình Dương” đang phục vụ cho nhu cầu của Hoa Kỳ.

Trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, Tokyo (cần thiết) phải từ chối gửi quân đến mặt trận. Điều này đã khiến các nghị sĩ Hoa Kỳ thiếu trải đời tức giận về vấn đề hiến pháp, phàn nàn rằng người Nhật Bản nhận được dầu mỏ giá rẻ ở Trung Đông là do hoạt dộng quân sự của Hoa Kỳ đảm bảo. Một số thậm chí còn đe dọa rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Nhật Bản (chi phí duy trì của họ cho tới nay vẫn do người đóng thuế Nhật Bản thanh toán) nếu Nhật Bản không tham gia vào tấn công Saddam Hussein. (Một thành viên cao cấp của Lực Lượng Phòng Vệ trong một dịp thẳng thắn công khai hiếm hoi đã tuyên bố rằng nếu Hoa Kỳ muốn rút quân, người Nhật Bản sẽ nói tạm biệt; trên hết, người Nhật Bản chưa bao giờ nhất mực yêu cầu sự có mặt của họ.) 

Cuối cùng Tokyo trả cho Hoa Kỳ 13 tỷ dollar để đóng góp vào nỗ lực chiến tranh, nhằm buộc quân đội Iraq rời khỏi Iraq. (Arab tuyên bố đóng gớp cho Washington 36 tỷ dollar, trong khi Đức chi 5 tỷ dollar). Các lãnh đạo LDP coi điều này là đáng xấu hổ; “ngoại giao sổ séc,” họ tuyên bố, phải được thay thế bằng những dấu giày thực sự trên mặt đất. 

Vào năm 1992, quốc hội thông qua một đạo luật cho phép Lực Lượng Phòng Vệ triển khai trong “các chiến dịch gìn giữ hòa bình” (PKO) của Liên Hiệp Quốc cùng với các lực lượng quốc tế khác. Đó là bước khởi đầu quan trọng, một liệu pháp tâm lý. Kể từ đó SDF thực hiện các nghĩa vụ ở Campuchia, Mozambique, Đông Timor, Cao Nguyên Golan, Haiti và Nam Sudan.

Bước tự nhiên tiếp theo trong chiến dịch tái vũ trang là gửi tàu chở dầu và tàu khu trục tới bờ biển Pakistan vào cuối năm 2001 để hỗ trợ Hoa Kỳ trong chiến tranh Afghanistan. (Vùng biển này dĩ nhiên là nằm ngoài phạm vi 1.000 hải lý giới hạn cho hoạt động của SDF mà Suzuki Zenko đề xuất). Đây là một nhiệm vụ đầy tai tiếng, kết thúc theo lời hứa tranh cử của thủ tướng mới đắc cử Hatoyama Yukio vào năm 2009.

Nhật Bản trong vai trò là quốc gia chư hầu của Hoa Kỳ không bao giờ thể hiện quan điểm khác biệt cứng rắn với Washington về bất cứ vấn đề quốc tế nào. (Ít nhất thì họ cũng khác với Washington như Warsaw khác với Moscow). Họ tuân thủ hoàn toàn. Vào năm 2003, khi tổng thống George W. Bush bắt đầu dối trá để chống lại Iraq, thủ tướng Koizumi Junichiro (không giống với các lãnh đạo Đức và Pháp) đã tuyên bố hoàn toàn ủng hộ và đóng góp 600 quân cho nỗ lực của Bush.

Đây là sự đột phá chủ yếu của phe quân phiệt Nhật Bản. Dĩ nhiên, quân lực Nhật Bản không được tham chiến, do bị ràng buộc bởi điều 9. Nhưng họ có thể xây dựng một pháo đài ở Samawa, miền nam Iraq, được cung cấp các tiện nghi gia đình như karaoke bar, cửa hiệu massage, từ đó họ có thể mạo hiểm ra ngoài mỗi sáng sớm – với sự hộ tống của quân đội Hà Lan được phép giết người - để làm các công việc “nhân đạo” như lọc nước và làm đường. (Như thể là người Iraq không tự làm được.) Hai phần ba số người Nhật Bản được hỏi đã phản đối nhiệm vụ đó, nhiều người hiểu rõ ràng điều đó có nghĩa là gì: chỉ là một bước tiếp theo để vi phạm điều 9 và bình thường hóa việc triển khai quân đội trên phương diện quốc tế.

Người kế nhiệm Koizumi là Abe Shinzo – một lần nữa, đứa cháu đáng tự hào của Kishi Nobusuke đã được nhắc đến phía trên – tái định hình thiết chế quân sự để thiết lập Bộ Quốc Phòng có trụ sở ở Shinjuku của Tokyo. Người đứng đầu Bộ Quốc Phòng hiện giờ đang tham gia nội các. Vào năm 2009, trong khi một người hiếu chiến khác, Aso Taro, tái lập nhiệm vụ tiếp liệu trên Ấn Độ Dương để cho phép SDF biển gửi các tàu khu trục tới bờ biển Somali để bảo vệ không chỉ người Nhật Bản mà cả những người khác khỏi cướp biển. Kể từ đó, các thủy thủ Nhật Bản đã đóng quân tại Djibouti ở vùng Sừng của Châu Phi – cách quê nhà rất xa.

Gần tổ quốc hơn là một số đảo đá không người ở trên Biển Đông Trung Hoa, mà người Trung Hoa đã đến đó trong hơn sáu trăm năm gọi là Daioyutai. Tên Nhật Bản, được tạo ra vào những năm 1870, là Sensaku. Bất kì ai sở hữu chúng cũng sẽ sở hữu ngư trường và nguồn dầu lửa có diện tích 21.000 dặm vuông, nên chúng không phải là không quan trọng. Trung Hoa (cũng như Đài Loan) khẳng định chủ quyền dựa trên các cơ sở lịch sử chắc chắn. Tokyo khẳng định chủ quyền dựa trên cơ sở những gì họ khẳng định – rất phi lý – là được thừa nhận bằng cơ sở pháp lý quốc tế.

* * *

Nhưng (một lần nữa) sự khinh thường của chính quyền Nhật Bản đối với hiến pháp Nhật Bản khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi “luật pháp” có liên quan gì ở đây? 

Tokyo nói rằng khi họ tuyên bố quyền sở hữu đối với bốn đảo đá trên Biển Đông Trung Hoa (không có người Nhật Bản nào biết cho đến trong khi vào thế kỷ 15 người Trung Hoa vẽ bản đồ, đến thăm và đặt tên cho chúng) vào năm 1895 thì chúng không có dân cư, do đó bất cứ ai cũng có thể chiếm lấy. Chúng thuộc về khái niệm pháp lý phương tây “terra nullius” hay đảo không người ở. Bất kể là nhà địa lý vĩ đại nhất của Nhật Bản, Hayashi Shihei, đã vẽ một bản đồ toàn diện vào năm 1785 cho thấy những đảo đó thuộc Trung Hoa. Bất kể là ngoại trưởng Nhật Bản, Inoue Kaoru, đã từ chối lời yêu cầu sáp nhập của chính quyền Okinawa vào năm 1885 dựa trên cơ sở là những đảo này thuộc về Trung Hoa.

Tất cả vấn đề là khi Nhật Bản đang lên đánh bại Trung Hoa vào năm 1895 và gây ấn tượng với các đế quốc phương tây, tuyên bố quyền sở hữu với những hòn đảo đó trong thời kỳ chiến tranh (trước khi chiếm Đài Loan sát đó làm thuộc địa), các đế quốc thực dân đã chấp nhận đòi hỏi của Nhật Bản. Thật hợp pháp làm sao! Kể từ khi Nhật Bản có “luật pháp” ở phe mình. Thế thì lịch sử nào liên quan đến điều đó? (Nghiêm túc mà nói, tôi được nghe một nhà ngoại giao Nhật Bản đặt nó đúng vào khái niệm này)

Nhưng tranh chấp về những hòn đảo này thực tế phức tạp hơn, ngay cả từ quan điểm pháp lý. Trong Tuyên Bố Cairo năm 1943, phe thắng trận gồm Roosevelt, Churchill và Chiang Kai-shek đã tuyên bố rằng, sau khi đầu hàng vô điều kiện, “Nhật Bản phải trả lại tất cả các lãnh thổ đã cướp đoạt của người Trung Quốc, như Manchuria, Formosa và Pescadores, tất cả phải được trao trả cho nước cộng hòa Trung Hoa.” Yêu cầu này được Truman, Churchill và Stalin nhắc lại ở Potsdam. Khi bại trận, Tokyo bị buộc phải từ bỏ những tài sản đó. 

Nhưng tình trạng của Diaoyutai/Senkaku vẫn không rõ ràng. Chúng liên quan đến khu vực chiếm đóng ở Ryukyu của Hoa Kỳ, tách biệt với khu vực tạo thành đất liền của Nhật Bản. (Kể từ khi Nhật Bản sáp nhập Ryukyu vào những năm 1870, chính quyền khu vực chiếm đóng không chắc chắn hoặc không biết phải đối xử với chúng như là một phần của Nhật Bản hay là quốc gia độc lập tiềm tàng.) Vào năm 1945, Hoa Kỳ có thể giao lại các đảo có tranh chấp cho Trung Hoa một cách đơn giản, khi mặt trận thống nhất giữa Guomindang của Chiang Kai-shek và những người cộng sản còn lãnh đạo Trung Hoa. Trái lại, họ giữ lại chúng trong phạm vi quận Okinawa.

Vào năm 1972, Hoa Kỳ “trao trả” quần đảo Ryukyu cho Nhật Bản (trong khi vẫn giữ lại, thực tế là đòi hỏi, quyền đóng 25.000 quân tại các căn cứ quân sự trên đảo Okinawa). Các đảo Diaoyutai cũng được trả lại cùng với Ryukyu và hiện giờ Tokyo tính toán rằng nếu nổ ra tranh chấp đảo với Bắc Kinh, Hoa Kỳ sẽ đứng về phía họ. Sau một số rào đón, Hoa Kỳ đã tuyên bố rõ ràng rằng hiệp ước an ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản bao gồm cả những đảo có tranh chấp.

Đây là thắng lợi chủ chốt cho cháu của Kishi Nobushuke. Khi ông ta dẫn dắt Nhật Bản đến vị trí của đế quốc toàn cầu “bình thường” có thể bắt nạt các quốc gia khác giống như Hoa Kỳ vẫn làm – có thể mở rộng ảnh hưởng của Nhật Bản khắp Đại Đông Á (không hối lỗi) – ông ta có thể dựa vào những người Yankee. Ông ta khôi phục vị thế quốc gia da trắng, văn minh của Nhật Bản. Ông ta khuyến khích nguồn gốc thiện chiến. Mọi thứ đều đang theo lộ trình, giống như trước khi có những thập kỷ hòa bình phiền nhiễu. 

Nhưng vào lúc này, “những người có văn hóa và thiện chiến” đang đứng chông chênh trên nỗ lực “xoay trục” hướng sang Đông Á và Biển Đông Trung Hoa, để đối đầu với Trung Hoa đang lên như vũ bão, của đế quốc Hoa Kỳ. Trung Hoa tiến hành một cách hợp lý trong việc đòi hỏi chủ quyền, lãnh thổ và các vấn đề khác. Trái lại, cháu của Kishi là kẻ nóng đầu, có quan điểm phục hồi quân phiệt – móc nối với cánh hữu băng đảng-tân phát xít, luôn luôn là những kẻ quá khích của chính trị Nhật – có thể tạo ra những điều rất xấu xa, sẽ sớm thôi.

Việc chính quyền Nhật Bản mua lại các đảo Daioyu/Sensaku từ các chủ sở hữu tư nhân vào tháng 12 năm 2012 (bị Washington phản đối là sự khiêu khích không cần thiết đối với Trung Quốc) có thể được coi là khởi đầu cho một giai đoạn đối đầu mới. 

Kịch bản khôi phục là rất rõ ràng. Từng bước một, phe quân phiệt giành lấy ảnh hưởng ở Nhật Bản. Họ đã giành được thắng lợi lớn trong tuần qua. Hiến pháp Nhật Bản năm 1947 không còn ý nghĩa gì hết. Hachiman (thần chiến tranh) đang mỉm cười. Trở lại bình thường, sự bình thường của hai thiên niên kỷ. Samurai quay trở lại trên yên ngựa, thẳng tiến tới chiến trường, với sao và vạch dưới lá cờ mặt trời của đế quốc đang tung bay.

* * *

Trong tuần qua, hơn một trăm ngàn người Nhật đã biểu tình bên ngoài quốc hội khi LPD và các đối tác của họ thông qua luật ủng hộ chiến tranh. Họ cần sự đoàn kết quốc tế. Bài báo này là một sự đóng góp nhỏ cho điều đó.

Gary Leupp is Professor of History at Tufts University, and holds a secondary appointment in the Department of Religion. He is the author of Servants, Shophands and Laborers in in the Cities of Tokugawa Japan; Male Colors: The Construction of Homosexuality in Tokugawa Japan; and Interracial Intimacy in Japan: Western Men and Japanese Women, 1543-1900. He is a contributor to Hopeless: Barack Obama and the Politics of Illusion, (AK Press). He can be reached at: gleupp@tufts.edu

Wednesday, November 5, 2014

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Nếu chiến tranh nổ ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề quần đảo Sensaku/Điếu Ngư thì đồng minh của Hoa Kỳ là Australia có tham gia không? Để trả lời câu hỏi đó, xin mời bạn đọc blog tham khảo bản dịch bài viết "New warnings of war in Asia" của tác giả Peter Symonds.

Những cảnh báo mới về chiến tranh ở Châu Á

Trong khi truyền thông hướng sự chú ý vào cuộc chiến tranh mới do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Trung Đông, cũng như sự đối đầu của Washington với Nga về Ukraina, chính sách “chuyển trục sang châu Á” của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc tiếp tục khoét sâu những căng thẳng ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. 

Một bản báo cáo đáng chú ý được phát hành vào thứ hai có tiêu đề “Xung đột ở biển Đông Trung Hoa: Liệu ANZUS có được áp dụng?” chỉ rõ những nguy cơ mà đất nước có thể tạo ra trong một cuộc chiến tranh về quần đảo tranh chấp Senskuku/Điếu Ngư, gài bẫy Trung Quốc đối đầu với Nhật Bản, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. ANZUS liên hệ tới hiệp ước an ninh được ký năm 1951 giữa Australia, New Zeeland và Hoa Kỳ trong nguy cơ một cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Nhật Bản.

Bản báo cáo phản ánh sự bất đồng đang diễn ra trong bộ máy chính trị và chiến lược của Australia về sự thông thái của việc ủng hộ một cách nhất quán chính sách “chuyển trục” của Hoa Kỳ. Chi phí kinh tế đối với tư bản Australia đã được nhấn mạnh vào cuối tháng trước khi chính quyền Obama, với lý do an ninh, đã ép buộc chính quyền của thủ tướng Tony Abbott phải đảo ngược bất chấp nguyên tắc quyết định của chính phủ về việc gia nhập ngân hàng cơ sở hạ tầng mới do Trung Quốc hậu thuẫn.

Bản báo cáo hướng sự chú ý vào các nguy cơ chiến tranh thật sự và tức thời bằng các kịch bản chi tiết có thể châm ngòi xung đột ở biển Đông Trung Hoa: một vụ đụng độ giữa máy bay Trung Quốc và Nhật Bản, một vụ va chạm giữa tàu ngầm Trung Quốc và chiến hạm Hoa Kỳ, một vụ đối đầu giữa cảnh sát biển Nhật Bản và tàu du lịch Trung Quốc. Trong mỗi kịch bản, các sự kiện nhanh chóng vượt ra ngoài tầm kiểm soát và đặt ra vấn đề chính quyền Australia phải tham gia vào cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc.

Khi bản báo cáo được phát hành, một trong số các tác giả của nó, giáo sư Nick Bisley của La Trobe Asia tuyên bố: “Chúng [xung đột] là những điều mà chúng tôi thấy rằng rất hợp lý. Đây không phải là nguy cơ tưởng tượng.” Như bản báo cáo đã viết, quân đội Nhật Bản đã cho chiến đấu cơ phản lực đột ngột cất cánh hơn 230 lần trong nửa đầu năm nay để trả đũa việc các vụ việc bị coi là Trung Quốc xâm nhập không phận của họ. 

Báo cáo trích dẫn các bình luận của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng David Johnston vào tháng 6, nói rằng ông ta không tin rằng Hiệp Ước ANZUS sẽ buộc Australia sát cánh cùng Hoa Kỳ trong một cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Những Bisley và đồng tác giả là giáo sư Brendon Taylor từ Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Phòng của trường Đại Học Quốc Gia Australia (ANU) đã chỉ ra vào ngày hôm qua trên tờ Australian rằng chính quyền có rất ít sự chọn lựa.

“Canberra đã buộc phải đóng góp quân sự mỗi khi Hoa Kỳ yêu cầu hỗ trợ. Hãy quên sự hợp pháp của hiệp ước liên minh mập mờ [ANZUS] được ký giữa Australia và Hoa Kỳ vào năm 1951 đi. Nếu xung đột nổ ra theo cách mà Washington kỳ vọng Australia sẽ tham gia thì đứng ngoài chiến tuyến không phải là một lựa chọn,” họ viết. 

Bisley và Taylor cũng cảnh báo rằng chính quyền sẽ đối mặt với sức ép phải tham gia vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc từ Nhật Bản. “Trong khi cả hai phe chính trị từ lâu đã ủng hộ mối ràng buộc an ninh sâu sắc với Tokyo, điều này sẽ trở thành quyết định đối với chính quyền Abbott. Mối liên hệ Canberra-Tokyo được tầng lớp thượng lưu chính trị xác định, cả ở trong và ở quanh chính quyền Nhật Bản, gần như là đồng minh chính thức. 

Viết vào ngày hôm qua trên tờ Sydney Morning Herald, cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr, người đã đóng góp vào bản báo cáo, cảnh báo phải chống lại bất cứ liên minh nào với Nhật Bản. “Chúng ta có thiện cảm với Nhật Bản và giá trị của họ, nhưng cần dè dặt về những quan điểm chủ nghĩa quốc gia trong chính sách của họ. Chúng ta không phải là đồng minh.” Carr tuyên bố.

Carr khuyến nghị: “Với ngoại giao khéo léo, Australia nên để Hoa Kỳ hiểu rằng lao vào cuộc chiến tranh với đối tác thương mại chủ chốt không phải là lợi ích của chúng ta, nếu có bùng nổ xung đột về những quần đảo không người ở, mà trong một thế giới lý tưởng sẽ là một phần của khu bảo tồn biển quốc gia.” Trong một cú đâm lén Tokyo sắc lẻm, ông ta nói các quần đảo tranh chấp đã ngủ yên “trong sự thờ ơ dễ chịu… cho đến khi Nhật Bản đơn phương thay đổi hiện trạng bằng cách quốc hữu hóa chúng vào năm 2012”.

Cả Carr cũng như bản báo cáo đều không nói thêm về “những quan điểm chủ nghĩa quốc gia” trong chính trị Nhật Bản, hay vai trò của Hoa Kỳ trong việc kích động chúng. Lập trường cứng rắng hơn của Nhật Bản về vấn đề quần đảo Sensaku xuất hiện sau vụ từ chức của thủ tướng Yukio Hatoyama vào tháng 6 năm 2010, người có khuynh hướng quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc nhưng bị đặt vào xung đột với chính sách “chuyển trục” đối đầu và gia tăng quân sự chống lại Trung Quốc của tổng thống Obama. 

Hatoyama đã bị buộc phải từ chức, với sự hỗ trợ của Washington, và được thay thế bới Naoto Kan, người đã áp dụng một chính sách cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Vòng ngoại giao đầu tiên về quần đảo có tranh chấp diễn ra vào tháng 9 năm 2010 khi Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc và đưa ông ta ra tòa. Căng thẳng leo thang dữ dội sau khi chính quyền Nhật Bản mua lại các hòn đảo từ các chủ sở hữu tư nhân vào tháng 9 năm 2012. 

Chính quyền Đảng Dân Chủ Tự Do cánh hữu của thủ tướng Shinzo Abe, giành được quyền lực vào tháng 12 năm 2012, đã áp dụng một lập trường không khoan nhượng về quần đảo Sensaku, từ chối ngay cả việc thừa nhận tranh chấp với Trung Quốc về hiện trạng của chúng. Abe đã gia tăng ngân sách quân sự, gia tốc định hướng chiến lược của quốc gia theo hướng “phòng thủ đảo”, thiết lập Ủy Ban An Ninh Quốc Gia theo kiểu Hoa Kỳ và tìm cách khôi phục các truyền thống quân sự Nhật Bản – tất cả đều làm gia tăng sự thù địch giữa hai quốc gia. Trong chuyến viếng thăm Tokyo vào tháng 4, Obama đã đổ thêm dầu vào lửa bằng cách tuyên bố rằng các quần đảo có tranh chấp được Hiệp Ước An Ninh Nhật Bản-Hoa Kỳ che chở.

Tại buổi công bố báo cáo vào thứ hai, giáo sư Taylor tuyên bố: “Đối với tôi sự quan ngại sâu sắc là ít hơn đối với mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Australia và nhiều hơn, theo một số cách nào đó, về sự gia tăng đáng báo động quan hệ Australia-Nhật Bản trong 12 tháng qua”. Kể từ khi nhậm chức cách đây một năm, thủ tướng Abbott đã tiến tới mối quan hệ an ninh gần gũi hơn với chính quyền Abe, mô tả Nhật Bản như là “người bạn tốt nhất ở Châu Á” của Australia. Chính quyền Abbott đã ký một thỏa thuận công nghệ quốc phòng với Nhật Bản năm nay và dường như là sẵn sàng để mua các tàu ngầm Nhật Bản.

Sự thể hiện công khai của những lo ngại về chiến tranh trong thiết chế chính trị Australia cho thấy mức độ sâu sắc của xung đột địa chính trị ở Châu Á, cũng như ở phần còn lại của thế giới. Sự ủng hộ của Canberra đối với “chuyển trục” được đánh giá theo cách mà nó ăn khớp với diễn biến ở Tokyo. Chỉ ít tuần sau khi Hatoyama bị buộc phải từ chức, thủ tướng Kevin Rudd đã bị lật đổ trong một cuộc đảo chính nội bộ đảng bởi một nhóm nhỏ liên minh và bộ phận nặng ký có quan hệ chặt chẽ với đại sứ quán Hoa Kỳ. Giống như Hatoyama, Rudd đã đề xuất một sự thỏa hiệp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ngay sau khi Obama quyết định đối đầu với Bắc Kinh.

Người thay thế Rudd, Julia Gillard, đã đánh đu sau các kế hoạch của Hoa Kỳ, biến nghị viện Australia thành một sân khấu cho Obama công bố chính thức “chuyển trục” vào tháng 11 năm 2011. Kể từ đó, các phê phán đối với chính sách hiếu chiến của Washington ở Châu Á hầu như đã bị phớt lờ. Carr, người được Rudd trao vị trí bộ trưởng bộ ngoại giao vào tháng 3 năm 2012, đã vội vàng chỉ trích quyết định mở cửa các căn cứ quân sự của Australia cho quân đội Hoa Kỳ của Gillard, tuyên bố rằng Australia là một đối tác theo hiệp định của Hoa Kỳ, chứ “không phải là một tàu sân bay”. Khi tại nhiệm, Carr đè nén nỗi lo âu, nhưng đã bộc lộ, giữa những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế và địa chính trị sâu sắc, để phục hồi những phê phán của ông ta.

Biển Đông Trung Hoa chỉ là một trong số những điểm bùng nổ ở Châu Á, như chương trình “Lateline” của tập đoàn truyền hình Australia vào thứ hai về tranh chấp lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa đã cho thấy rõ. Khi được hỏi về chiến tranh ở Châu Á, một phê phán khác của Hugh White, giáo sư nghiên cứu chiến lược của ANU, đã phác họa một so sánh với sự bùng nổ của thế chiến thứ nhất, ông ta nói: “Có một chút gì đó giống điều đã xảy ra năm 1914 và một loạt các tính toán sai lầm khác của cả hai bên có thể tạo ra tình huống mà tại đó cả hai bên buộc phải lao vào khủng hoảng với hy vọng là phe khác sẽ lùi bước hoặc đầu hàng và họ sẽ kết thúc trong một trận chiến mà không phe nào thực sự muốn có. Đó là kiểu khả năng mà chúng ta thật sự phải đối mặt ở Châu Á hiện nay và đó là một trong những lý do tại sao tôi nghĩ rằng Châu Á lúc này nguy hiểm hơn là đa số chúng ta thấy.” 

Tuesday, August 5, 2014

Think tank Mỹ thúc đẩy xu hướng chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa

Xin giới thiệu với bạn đọc bản dịch bài viết "Influential Washington think tank pushes US war drive in the South China Sea" của tác giả Joseph Santolan bình luận về bản báo cáo mới đây của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Hoa Kỳ. 

Từ ngày 10 đến 11 tháng 7, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đã tổ chức hội thảo kéo dài hai ngày về Biển Nam Trung Hoa, trong đó họ công bố một bản báo cáo dài 22 trang có tên là “Các xu hướng hiện nay trên biển Nam Trung Hoa và chính sách của Hoa Kỳ”.

CSIS đã đóng vai trò chủ chốt trong “sự chuyển trục” sang châu Á của chính quyền Obama. Những khuyến nghị thẳng thừng của họ về sự mở rộng quy mô có tính khiêu khích của quân đội Hoa Kỳ nhằm bao vây và cô lập Trung Quốc về mặt ngoại giao đã thường xuyên được đưa ra. Một báo cáo về chính sách của Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa từ CSIS có thể được coi như một trạng thái bán chính thức.

Bản báo cáo mở đầu với một câu chuyện giả tạo về những sự kiện trong năm qua trên biển Nam Trung Hoa, với những cáo buộc gây căng thẳng khu vực do sự hung hăng và không khoan nhượng của Bắc Kinh. Sự thật là xu hướng dẫn tới chiến tranh ở khu vực đã được thúc đẩy liên tục bởi Washington, với CSIS đóng vai trò chủ chốt.

Trong sáu tháng qua đã xảy ra liên tục các đối đầu có vũ trang trên biển Nam Trung Hoa giữa Bắc Kinh với cả Manila lẫn Hà Nội. Manila đã đệ đơn kiện – được Washington hậu thuẫn – phản đối tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc lên Tòa Hòa giải Quốc tế về Luật biển (ITLOS). Hoa Kỳ đã ký một thỏa thuận – Thỏa ước nâng cao về Hợp tác Phòng thủ (EDCA) – với Manila, cho phép một số lượng quân đội Hoa Kỳ không giới hạn được đóng ở bất cứ đâu trên lãnh thổ Philippine.

Trong bản báo cáo mới đây, CSIS đã đặt ra một nghị trình hung hăng hơn cho Washington, với hai mũi đột kích cơ bản: thiết lập các tiền đề pháp lý để phủ nhận đòi hỏi của Bắc Kinh trên biển Nam Trung Hoa, và gia tăng sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực.

Kể từ khi cựu ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố về “sự chuyển trục”, Washington đã luôn khẳng định là nó trung lập với những đòi hỏi lãnh thổ trên biển Nam Trung Hoa và chỉ quan tâm tới việc đảm bảo “tự do hàng hải”.

Việc đệ đơn kiện lên ITLOS của Manila đã phản ánh sự khởi đầu nỗ lực của Washington nhằm vô hiệu hóa về mặt pháp lý hầu như toàn bộ đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc. Dựa trên điều này, CSIS kêu gọi Bộ Ngoại Giao phác thảo một bản đồ về tranh chấp khu vực “dựa một cách chính xác trên sự chồng lấn của vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) bờ biển/thềm lục địa và chủ quyền lãnh hải tiềm tàng của các đảo bị tranh chấp”.

Hoàn toàn không có dẫn chiếu tới các đòi hỏi lãnh hải về mặt lịch sử, thứ được coi là cơ sở của cái được gọi là bản đồ đường 9 đoạn về biển Nam Trung Hoa mà Trung Quốc sử dụng. Một bản đồ được vẽ trong chính sách Hoa Kỳ tuân theo tiêu chuẩn mà CSIS đặt ra sẽ vô hiệu hóa hơn 90% đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh.

CSIS kêu gọi tạm ngưng các hoạt động xây dựng trên khu vực tranh chấp, coi điều này là một biện pháp để giảm căng thẳng. Điều đó hoàn toàn vô nghĩa. Cũng hệt như việc đệ đơn kiện lên ITLOS, thứ dựa trên lập luận rằng lãnh thổ mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền chỉ là đá chứ không phải là đảo, và do đó không có đường cơ sở lãnh thổ.

Mối lo ngại của Washington và Manila là việc xây dựng của Bắc Kinh quần đảo Trường Sa có thể biến “đá” thành “đảo”. Đồng thời, bản báo cáo cũng ghi nhận rằng cả Đài Loan và Philippine cũng đang xây dựng sân bay trên các khu vực có tranh chấp. Bản báo cáo tuyên bố rằng ngoại trưởng John Kerry sẽ “không lưỡng lự khuấy động chủ đề này tại Diễn Đàn khu vực ASEAN (ARF) vào ngày 10 tháng 8 tới đây.

CSIS kết hợp phương thức chiến tranh pháp lý với việc gia tăng các hoạt động quân sự nhằm thắt chặt vòng vây quanh Trung Quốc.

Bản báo cáo kêu gọi xem xét lại lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành “ một sự ngăn chặn đáng tin cậy đối với sự bành trướng của Trung Quốc”.

Lý do Washington cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội là vấn đề nhân quyền của Việt Nam, trong họ khi tiến hành những cuộc chiến đẫm máu, ám sát, bắt giam trái phép và tra tấn khắp mọi ngóc ngách của trái đất, trưng bày sự quan ngại của họ về nhân quyền bất cứ khi nào họ muốn áp đặt sự độc đoán về chính trị và kinh tế. Nói về sự quan ngại nhân quyền ở Việt Nam – một đất nước mà người dân ở đó đã phải nếm trải những đặc sản Hoa Kỳ như chất độc màu da cam, bom na-pam và hàng thập kỷ chiến tranh đế quốc – thật sự là quá đạo đức giả.

Cũng như những gì họ đã làm với Miến Điện trước đây, Washington chuẩn bị công nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam để đổi lấy những nhượng bộ về kinh tế. Ứng cử viên cho chức đại sứ ở Việt Nam của Obama, đã làm rõ điều này trong buổi điều trần của ông ta trước ủy ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện vào ngày 17 tháng 6. Ông ta kêu gọi công nhận thành tích nhân quyền của Hà Nội, tuyên bố rằng: “Không có lúc nào tốt hơn lúc này để làm cho Việt Nam quan tâm tới mối quan hệ đối tác sâu sắc với chúng ta”. Bằng chứng mà ông ta đưa ra cho sự quan tâm của Việt Nam là sự sẵn sàng của họ trong việc gia nhập Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ dẫn dắt.

Đặc biệt khiêu khích là khuyến nghị của CSIS về việc Hoa Kỳ phải thể hiện rõ rằng họ có “nghĩa vụ đáp trả theo các điều khoản của Hiệp Ước Phòng Thủ Tập Thể [MDT] với Philippine nếu các hành động không kiềm chế của Trung Quốc tại khu vực tranh chấp trực tiếp dẫn đến cái chết hay thương vong của binh lính Philippine”. Các điều khoản của MDT buộc Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải tham chiến trong trường hợp Philippine bị tấn công trên Thái Bình Dương hay tại quần đảo của họ. Giai cấp tư sản Philippine lại đang lo ngại rằng các điều khoản của MDT không áp dụng cho biển Nam Trung Hoa.

CSIS đang biện hộ cho việc mở rộng hiệp ước như một ngòi nổ chiến tranh tới vùng biển tranh chấp, nơi mà từ hai năm qua quân đội Philippine đã thường xuyên có đối đầu vũ trang với Trung Quốc. 

Bản báo cáo kêu gọi sử dụng EDCA để phát triển một căn cứ ở vịnh Oyster trên đảo Palawan nhằm mục đích lập tức triển khai quân đội Hoa Kỳ trên biển Nam Trung Hoa.

Cuối cùng CSIS biện hộ cho việc thiết lập các cơ sở trinh sát ngoại tuyến bổ sung trên khắp khu vực để thiết lập sự giám sát theo thời gian thực toàn bộ vùng biển. Các thương lượng với Philippine đã cho thấy rõ rằng điều này sẽ bao gồm cả việc sử dụng các máy bay giám sát không người lái.

Báo cáo của CSIS là một văn kiện gây chiến phản ánh rõ ràng nghị trình của chính quyền Obama và tất cả Washington xiết chặt những chiếc đinh ốc vào Trung Quốc. Điều này đặc biệt trở nên rõ ràng bởi những người tham gia tổ chức hội thảo từng là trợ lý ngoại trưởng dưới thời Obama, trợ lý giám đốc tình báo quốc gia dưới thời Bill Clinton, một cố vấn an ninh quốc gia đặc biệt của George W. Bush, và cựu tư lệnh của hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương.

Nhà tổ chức sắp xếp một sự kích động về mặt ngoại giao cho trò chơi chiến tranh trên biển Nam Trung Hoa. Trong sự kích động này, Manila đã bắt giam 12 ngư dân Trung Quốc vì đánh bắt trộm và Bắc Kinh đáp lại bằng việc cảnh sát biển của họ bao vây 8 lính thủy Philippine trên một tàu bỏ hoảng tại biển Nam Trung Hoa. Những sự kiện này đã xuất hiện trên các tiêu đề báo trong bốn tháng qua. 

Nhà tổ chức tuyên bố rằng họ cần phải “đặt một cái giá” cho Bắc Kinh, và những người lính thủy Philippine bị bỏ rơi là bằng chứng nhân đạo để can thiệp. Họ gửi tàu chiến Littoral từ Singapore, một phần của hạm đội Hoa Kỳ ở Okinawa, một số lính thủy ở Darwin tại miền bắc Australia và chiến hạm từ căn cứ trên ở vịnh Subic của Philippine để phá vòng vây của Trung Quốc. Sự kích động thực hiện với kỳ vọng là Trung Quốc sẽ lùi bước. Đó là sự tán thưởng.

Không giống như chủ nghĩa lạc quan tao nhã của những kẻ gây chiến thuộc CSIS, câu chuyện có thể sẽ không kết thúc gọn gàng. Nó có thể dễ dàng leo thang thành chiến tranh thế giới.