Wednesday, May 20, 2015

Chính quyền Hoa Kỳ đã diễn bài "mượn gió bẻ măng" ra sao?

Những vụ đột nhập được coi là của Nga đang trở thành cái cớ để chính quyền biện minh cho việc kiểm soát gắt gao hơn nữa người dân Mỹ. Đó là nội dung bài viết "Who hacked White House" của Justin Raimondo đăng trên tạp chí ColdType số 98 tháng 5 năm 2015. Tiêu đề do người dịch đặt

Khi vụ đột nhập hệ thống máy tính của hãng Sony tạo ra một mớ hỗn độn nực cười, một số “chuyên gia” con cưng của chính quyền đã nhanh chóng lên án Bắc Triều Tiên. Lý do: Do Sony phát hành một bộ phim tuyên truyền chống Triều Tiên, rõ ràng là Vua Jong-un phải chịu trách nhiệm cá nhân. Bên cạnh đó, vụ tấn công có vẻ như xuất phát từ khu vực không gian ảo mà siêu cấu trúc Internet đáng khinh của Triều Tiên tọa lạc. 

Chỉ có một vấn đề với kịch bản thật là dễ chịu này: nó chả có gì ngoài giả định. Một số chuyên gia máy tính – không có liên hệ với chính quyền – đã kịch liệt phản đối giải thích này, ngược lại đã chỉ ra sự thoải mái mà kẻ đột nhập xâm nhập vào hệ thống cho thấy đó chắc chắn là một công việc ở bên trong, công việc của một nhân viên với kiến thức chuyên sâu về hệ thống và là một sự trả thù đối với Sony. Thực tế là cá nhân đó đã nhanh chóng được xác định: một cựu nhân viên mới bị sa thải và thề sẽ trả thù. Mặc dù vậy, Washington với lý do riêng đã phớt lờ bằng chứng hiếm hoi đó và bám lấy câu chuyện của họ: các “chuyên gia” con cưng, những người có lợi ích kinh tế riêng trong việc thổi phồng “mối đe dọa” giả định do những kẻ đột nhật phục vụ cho kẻ thù nước ngoài gây ra – tất cả đều để đảm bảo rằng từng đồng tiền thuế nhỏ sẽ tiếp tục đổ đầy túi của họ.

Giờ chúng ta có một vụ đột nhập khác, được cho là đến từ Nga. Tờ New York Time đưa tin:

“Việc một số thư điện tử của tổng thống Obama đã bị các hacker Nga thu gom thông qua một lỗ hổng của hệ thống máy tính bí mật của Nhà Trắng không chỉ là đột nhập và phiền nhiễu như đã được thừa nhận công khai, theo một kết luận ngắn của quan chức cấp cao Hoa Kỳ trong cuộc điều tra.” 

Không hề có một mẩu bằng chứng nào như danh tính hay quốc tịch của hacker được đưa ra ngoại trừ sự khẳng định của các quan chức chính quyền nặc danh. Chúng ta phải chờ cho đến 7 đoạn sau để đọc được rằng họ “phỏng đoán là có liên hệ với chính quyền Nga, nếu không phải là làm việc cho chính quyền Nga.”

Một vài đoạn sau đó, ở gần cuối cùng, chúng ta thấy:

“Đây là một trong những kẻ đột nhập tinh vi nhất mà chúng ta từng gặp,” một quan chức Hoa Kỳ cấp cao kết luận ngắn về cuộc điều tra.

“Những người khác xác nhận rằng vụ đột nhập Nhà Trắng được coi là nghiêm trọng khiến các quan chức họp hầu như hàng ngày vài tuần sau khi nó bị phát hiện. “Đó là âm mưu của Nga trong vụ quấy rối đặc biệt này”, một quan chức cấp cao khác nói.

“Trong khi các nhóm đột nhập Trung Quốc được biết thường thu gom một khối lượng lớn thông tin thương mại và thiết kế, các hacker giỏi nhất của Nga có khuynh hướng che dấu giấu vết tốt hơn và tập trung vào các các mục tiêu đặc biệt, thường là mục tiêu chính trị. Vụ đột nhập diễn ra vào thời điểm tái diễn sự căng thẳng với Nga – về sự sáp nhập Crimea, sự có mặt của quân đội Nga ở Ukraina và sự tái diễn tuần tra quân sự của Nga ở Châu Âu, gợi nhớ lại chiến tranh lạnh.”

Được thôi, hãy tóm tắt các bằng chứng được đưa ra trong đoạn này để chỉ vào Nga:

1) Thủ phạm là “những kẻ đột nhập tinh vi.”

2) Đó không thể là người Trung Quốc bởi vì họ chỉ quan tâm tới tiền – thế nên phải là người Nga, bởi vì mục tiêu là chính trị. Bên cạnh đó người Nga “giỏi che dấu dấu vết hơn.” 

3) Thời điểm: “Nó diễn ra vào thời điểm tái diễn căng thẳng với Nga.”

Có thật sự cần phải phơi bày bóng ma ốm yếu của lập luận này? Để bắt đầu, có hàng sa số các “kẻ đột nhập tinh vi” trong thế giới hacker, không phải tất cả trong số họ đều hành động theo lệnh của nhà nước. Thứ hai, nếu thủ phạm trong vụ này đã che dấu tốt các dấu vết của họ thì chúng ta lần theo dấu vết của họ ra sao – và chúng ta chắc chắn đó là người Nga đến mức độ nào? Cũng về câu hỏi thời điểm: chúng ta có thời điểm “căng thẳng” một số lượng lớn kẻ thù quốc tế trong năm qua, bất cứ ai cũng có thể phải chịu trách nhiệm.

Một bài bào khác về sự kiện trên tờ Motherboard còn nực cười hơn nữa.

“Các nhà nghiên cứu an ninh nói rằng học đã tìm được bằng chứng xác thực kết nối vụ tấn công với chính quyền Nga, hay ít nhất là với hacker Nga.

“Chiến dịch nhằm vào Nhà Trắng, có biệt danh CozyDuke, có code, cơ sở hạ tầng và lợi ích chính trị tương tự như các cuộc tấn công trong quá khứ có liên hệ với hacker Nga, có thể làm việc cho chính quyền, các nhà nghiên cứu nói.”

“Các cuộc tấn công trong quá khứ có liên hệ với hacker Nga” – với bằng chứng nào? Nếu có ví dụ về sự thiên kiến thì đây chính là nó. “Code tương tự” và “cơ sở hạ tầng”? Đừng làm tôi buồn cười: code của virus được phán tán miễn phí và phổ biến rộng rãi. Bất cứ ai cũng có thể phát triển loại virus đánh cắp thông tin đã được đưa vào hệ thống máy tính của Nhà Trắng và Bộ Ngoại Giao. Còn về “lợi ích chính trị” thì hoàn toàn là vô nghĩa: Kremlin là chính quyền duy nhất trên trái đất có động cơ để đột nhập vào hệ thống máy tính của chính quyền Hoa Kỳ? Và điều này trở nên tệ hơn: 

“CozyDuke được thực hiện bởi cùng một nhóm đứng đằng sau các chiến dịch do thám mạng tinh vi như MiniDuke và Cosmic Duke, theo hãng an ninh Kaspersky Lab, có liên hệ với chính quyền Nga trong quá khứ. “MiniDuke và CosmicDuke được “một cơ quan của chính quyền Nga” thực hiện, nhân viên nghiên cứu của F-Secure, một hãng an ninh khác xác nhận vào tháng giêng. Đó là kết luận hầu như dựa trên các mục tiêu của chiến dịch: Những gã buôn ma túy Nga và chính quyền có lợi ích trái ngược với những người ở Nga.”

Hay nói cách khác, đó hoàn toàn là những phân tích phi kỹ thuật, không có bất cứ bằng chứng thực tế nào ngoại trừ các giả định chính trị và “phân tích” nghiệp dư của các “chuyên gia” máy tính hăm hở nói với chính quyền Hoa Kỳ điều mà họ muốn nghe. Đây là cách mà các thiên tài ở F-Secure đi đến kết luận sáng lạng của họ:

“Theo tình huống tham chiếu về các nạn nhân của hành pháp có vẻ như từ Nga và không có nạn nhân đáng giá nào thực sự thân Nga, chúng tôi tin rằng một cơ quan chính quyền Nga đứng đằng sau những chiến dịch này.”

Trái với sự dự đoán chắc chắn ngay từ đầu của đoạn này, đi đến kết thúc thì Mikko Hypponen, lãnh đạo nghiên cứu của F-Secure nói rằng “có thể” là Nga. Ồ, nhưng cũng có thể không…

Mặc dù vậy, Washington không có bất cứ sự nhập nhằng nào. Theo các bản tin, trong bài phát biểu mới đây ở đại học Stanford, bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter khẳng định rằng “các cảm biến trong hệ thống bảo vệ bí mật của Lầu Năm Góc đã phát hiện ra vụ đột nhập của hacker Nga, những người đã khám phá ra một lỗ hổng cũ để tiếp cận. Sau khi nghiên cứu thông tin quý giá về chiến thuật của họ, chúng ta đã phân tích hoạt động mạng lưới của họ, sự liên kết của họ với Nga và sau đó nhanh chóng hất họ ra khỏi hệ thống, theo cách giảm thiểu cơ hội quay trở lại của họ.”

Phải vậy, chắc chắn rồi. Chỉ là sự trùng hợp khi Lầu Năm Góc phát hành một báo cáo “chiến lược mạng” mới, trong đó xác định Nga cùng với Trung Quốc là các thủ phạm lớn cần phải giám sát – dấy lên những mối đe dọa đối với cơ sở hạ tầng mạng, đòi hỏi một số lượng tiền lớn và “chuyên gia” để ngăn chặn. 

Một “sự trùng hợp” khác: Không có ít hơn ba đạo luật “an ninh mạng” quan trọng trong ngăn bàn quốc hội được thiết kế để chuyển giao nhiều hơn các thông tin cá nhân vào bàn tay chờ sẵn của cơ quan an ninh quốc gia và các cơ quan hành pháp, tất cả đều dưới danh nghĩa “bảo vệ” chúng ta khỏi các hacker-ông ba bị-Nga và Trung Quốc. Một lá thư ngỏ mới đây từ hơn 65 chuyên gia và học giả an ninh mạng đáng kính lên án những đạo luật đó là sự xâm nhập không cần thiết vào quyền riêng tư cũng như tạo ra một cảm giác sai lệch về an ninh – và họ kết luận rằng những đạo luật đó cũng khiến chúng ta dễ bị đột nhập hơn. 

Như Trevor Timm khẳng định:

“Các nghị sĩ quốc hội – hầu hết họ không thể đảm bảo an ninh cho website của bản thân và một số trong họ thậm chí không sử dụng thư điện tử - đang cố gắng nhồi nhét đạo luật “an ninh mạng” nguy hiểm vào cổ họng công chúng. Sự riêng tư của mọi người nằm trong tay của những người, với tất cả các chỉ báo, không hiểu gì về những điều mà họ nói. Cuộc chiến tranh lạnh mới với Nga đang lơ lửng trên đầu chúng ta, và luật lệ là: khi có rắc rối thì hãy đổ tội cho Putin. Sự ngờ nghệch về công nghệ của chúng ta – và truyền thông theo đuôi chính quyền sẵn sàng ngả về điều vô nghĩa này. Trong khi tôi không loại trừ bất cứ ai – trong đó có cả những “đồng minh” được tán tụng của chúng ta – khỏi trách nhiệm thì trong trường hợp này tôi nhìn những cáo buộc mang tính phản xạ nhằm vào Kremlin với ánh mắt tức giận.

Justin Raimondo is the editorial director of Antiwar.com, and a senior fellow at the Randolph Bourne Institute. He is a contributing editor at The American Conservative, and writes a monthly column for Chronicles. He is the author of “Reclaiming the American Right: The Lost Legacy of the Conservative Movement” [Center for Libertarian Studies, 1993; Intercollegiate Studies Institute, 2000], and “An Enemy of the State: The Life of Murray N. Rothbard” [Prometheus Books, 2000].

1 comment:

  1. Với thứ suy diễn vu khống tới thô thiển thế này mà diễn ra hàng ngày thì không khó hiểu vì sao người dân các nước phát triển lại mù thông tin :D

    ReplyDelete