Friday, October 31, 2014

Lầu Năm góc cáo buộc "Nga xâm lược" NATO và trò lố của báo chí Việt Nam

Bạn đọc muốn biết về việc máy bay Nga đã làm gì hay Lầu Năm Góc cáo buộc Nga xâm lược ra sao, xin mời đọc bản dịch bài viết "Pentagon claims “Russian aggression” against NATO" của tác giả Patrick Martin.

Lầu Năm Góc cáo buộc "Nga xâm lược" NATO

Chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đang nạp nhiên liệu cho căng thẳng quân sự với Nga sau cuộc bầu cử nghị viện Ukraina ngày 26 tháng 10, họ tuyên bố rằng các chuyến bay của một số lượng nhỏ chiến đấu cơ quan vùng biển quốc tế vào thứ tư đã tạo thành “khua gươm chính trị” và thậm chí là “xâm lược của Nga”.

Sự mô tả tiếp theo được tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội Hoa Kỳ, tổng tham mưu trưởng Raymond Odierno, đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngày thứ tư của CNN. Được biết là các chuyến bay chưa bao giờ xâm phạm không phận của bất cứ quốc gia nào, khẳng định của Odierno là sự kích động có chủ ý. Theo điều 5 của Hiến Chương NATO, “Sự xâm lược của Nga” đã tạo ra lý do hợp pháp cho một cuộc phản kích của quân đội Hoa Kỳ đối với nước sở hữu vũ khí hạt nhân. 

Theo các thông cáo báo chí được trụ sở NATO ở Bỉ cung cấp, có tổng cộng 4 chuyến bay của chiến đấu cơ Nga trên vùng biển Châu Âu trong ngày thứ ba và thứ tư. “Các chuyến bay có số lượng đáng kể của Nga phản ánh mức độ bất thường của hoạt động không lực trên bầu trời Châu Âu”, tuyên bố của NATO nêu rõ, mặc dù họ thừa nhận rằng các chuyến bay đó là trên vùng biển quốc tế và không xâm phạm không phận của bất cứ quốc gia nào.

Vào thứ ba, 7 chiến đấu cơ Nga rời căn cứ của họ ở Kaliningrad, một khu vực của Nga nằm xen kẹt giữa Ba Lan và Lít-va (trước đây là Konigsberg, thủ đô của Đông Phổ cho đến kết thúc thế chiến thứ II). Họ bay dọc theo bờ biển Lít-va, Latvia và Estonia vào vịnh Phần Lan, hạ cánh tại căn cứ ở Nga. Các chiến đấu cơ của Đức, Đan Mạch và Phần Lan đã theo dõi chuyến bay của Nga ở nhiều chặng. 

Phần Lan và Thụy Điển không phải là thành viên NATO, nhưng họ hợp tác chặt chẽ với NATO từ khi có cuộc đảo chính do Hoa Kỳ và Đức hậu thuẫn ở Ukraina đầu năm nay. Tháng trước Thụy Điển đã khẳng định hai máy bay Nga xâm phạm không phận của họ, và đầu tháng này hải quân Thụy Điển đã tìm kiếm suốt một tuần tàu ngầm Nga trong lãnh hải của họ trên vùng biển Baltic nhưng không thành công.

Vào thứ tư, 7 chiến đấu cơ Nga, tất nhiên là vẫn 7 chiếc đó, rời căn cứ ở miền bắc Nga và bay trở lại dọc theo bờ biển Baltic đến Kalinigrad. Họ bị chiến đấu cơ Bồ Đào Nha của NATO ở căn cứ tại Estonia và Lít-va theo dõi

Cũng vào thứ tư, 4 chiến đấu cơ Nga, hai máy bay ném bom và hay tiêm kích, bay từ miền nam Nga vào Biển Đen theo hướng Thổ Nhĩ Kỳ, ở đó họ bị hai chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi cho đến khi họ quay trở lại.

Một lần nữa vào thứ tư, 8 chiến đấu cơ Nga, bốn máy bay ném bom và bốn máy bay tiếp nhiên liệu, bay từ miền bắc Nga vào biển Na-uy, dọc theo bở biển Na-uy vào Biển Bắc và sau đó là Đại Tây Dương. Hai máy bay ném bom tiếp tục bay về phía tây và nam, vòng qua quần đảo Anh xa về phía bắc Bồ Đào Nha, trước khi trở lại Nga theo đường cũ. Chiến đấu cơ NATO từ Na-uy, Anh và Bồ Đào Nha đã theo dõi chiến đấu cơ Nga nhiều chặng.

Sự kiện được tường thuật tiếp theo biến thành một trường hợp nhận dạng lầm, khi chiến đấu cơ của Không Lực Hoàng Gia Anh hộ tống một máy bay do Nga sản xuất tới sân bay Stansted ở ngoại ô London vào thứ tư. Đó là một máy bay phản lực dân sự từ Latvia, hoàn toàn không có liên hệ với các cuộc tập trận của quân đội Nga.

Tờ Wall Street Journal, một trong những người phát ngôn hàng đầu của chủ nghĩa quân phiệt Hoa Kỳ, đăng tin rất sốt sắng về các hoạt động của Nga, trích dẫn bình luận của “một quan chức cấp cao chính quyền Obama”, để tăng ấn tượng, “Khuynh hướng gây rối với các sự kiện ngoài lãnh thổ được Nga gia tăng sử dụng cùng với đường ống của họ nhằm khua gươm chính trị, những cuộc xâm nhập thử nghiệm bằng đường không và đường biển của quân đội Nga đã trở nên đáng kể và trắng trợn”.

Tờ Journal cũng trích dẫn sự lưu ý của Odierno về “xâm lược của Nga”, và thực hiện một cuộc phỏng vấn với tổng thư ký mới được bầu của NATO, cựu thủ tướng Na-uy Jens Stoltenberg, người đã thúc giục tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự của NATO ở Đông Âu, sát với biên giới Nga. 

Stoltenberg thảo luận về sự gia tăng quy mô lớn của NATO, bao gồm cả việc thành lập Lực Lượng Xung Kích, đơn vị NATO mang tên khiêu khích được thiết lập để đối phó căng thẳng đang bùng nổ với Nga sau cuộc đảo chính ở Ukraina.

Quan chức NATO nói, “Kế hoạch mà chúng tôi đồng ý là sự tăng viện lớn nhất trong phòng thủ tập thể của chúng tôi kể từ kết thúc Chiến Tranh Lạnh. Chúng ta có nhiều chiến đấu cơ hơn trên bầu trời – gấp 5 lần chúng ta có một năm trước đây. Chúng ta có nhiều chiến hạm hơn trên biển Baltic và Biển Đen, và chúng ta có một sự gia tăng quan trọng trong các khởi sự trên đất liền, tập trận và quân đội đóng quân luân chuyển ở các nước đồng minh phía đông”.

Stoltenberg giải thích thêm về đội quân phản ứng nhanh, Lực Lượng Xung Kích là “một phần của các yếu tố chỉ huy và kiểm soát sẽ có ở các đồng minh phía đông: các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan, Rumania và Bulgaria. Những hạt nhân chỉ huy và kiểm soát này đóng vai trò quan trọng vì chúng sẽ gia tăng khả năng tăng viện của chúng ta. Và thêm vào đó, tập kết trước các trang thiết bị và quân nhu sẽ gia tăng khả năng tăng viện nhiều hơn”.

Trong khi chính quyền Obama, NATO và truyền thông nô lệ của Hoa Kỳ mô tả Nga là kẻ xâm lược, các chuyến bay quân sự như được mô tả vào thứ hai và thứ ba không hề khiêu khích cũng hay bất hợp pháp chiếu theo các luật lệ quốc tế. Chiến đấu cơ Nga không có bất cứ nỗ lực nào thách thức phòng thủ của NATO hay gây ra báo động. 

Đây là sự tương phản sắc nét trong thực tiễn Hoa Kỳ suốt Chiến Tranh Lạnh, khi Lầu Năm Góc thường xuyên can dự vào cái được gọi là các chiến dịch DE SOTO, mật hiệu được áp dụng cho các thử nghiệm xâm nhập không phận của Liên Bang Soviet, các nước khối Hiệp Ước Warsaw ở đông Âu, Trung Quốc, Bắc Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

Các chiến dịch DE SOTO thường có sự tham gia của máy bay ném bom Hoa Kỳ giả định một cuộc tấn công vào các quốc gia mục tiêu, khiêu khích sự đáp trả của lực lượng phòng không, trong khi các máy bay tác chiến điện tử theo dõi và vẽ bản đồ vị trí của hệ thống radar cũng như các cơ sở khác phục vụ cho việc xác định mục tiêu trong tương lai. Hành động xấu xa nhất là cuộc tấn công giả định đối với hệ thống phòng thủ Viễn Đông của Soviet vào tháng 9 năm 1983, dẫn đến vụ chiến đấu cơ phòng không của Soviet bắn hạ máy bay KAL007 do nhầm máy bay dân dụng lạc đường là chiến đấu cơ Hoa Kỳ.

Các cáo buộc về những chuyến bay bất thường của quân đội Nga là một phần trong tuần Hoa Kỳ gia tăng sức ép đối với Nga. Vào thứ hai, bộ trưởng bộ quốc phòng Chuck Hagel nói chuyện qua điện thoại với bộ trưởng quốc phòng mới được bổ nhiệm của Ukraina, tướng Stepan Poltorak.

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, “Bộ trưởng Hagel thảo luận với bộ trưởng Poltorak về những kiểu viện trợ an ninh mà Hoa Kỳ đang cung cấp nhằm xác định các yêu cầu của Ukraina”. Một Ủy Ban Hỗn Hợp Hoa Kỳ-Ukraina mới đây tổ chức buổi họp đầu tiên ở Kiev dựa vào các mối liên hệ giữa quân đội với quân đội, quan chức này cho biết. 

Vào thứ ba có các bản tin trên truyền thông Hoa Kỳ về việc các hackers ở Nga đã đột nhập vào mạng máy tính của Nhà Trắng đầu tháng này, dẫn đến một cuộc điều tra của FBI, Ủy Ban An Ninh Quốc Gia và Mật Vụ. Không có quan chức nào của chính quyền Obama xuất hiện trong các bản tin về sự cố đó, các bình luận nặc danh bài Nga được ưu tiên xuất hiện trên tờ Washington Post và nhiều tờ báo khác. 

Tờ Post cho biết vụ đột nhập nghi là của Nga gần đây vào năm 2008 “đã khuyến khích các nỗ lực thành lập Tư Lệnh Không Gian Mạng Hoa Kỳ, một tổ chức quân đội đảm nhiệm việc bảo vệ các hệ thống máy tính trọng yếu của quốc gia”, họ bổ sung thêm là “Khi được tổng thống hay bộ trưởng bộ quốc phòng chỉ đạo, Tư Lệnh Không Gian Mạng có thể thực hiện các chiến dịch tấn công”.

Vào thứ tư, Hagel mô tả Liên Hoan Ý Tưởng Washington, được tạp chí Atlantic tài trợ, phác thảo viễn cảnh mà tờ tạp chí mô tả là “ được sử dụng cho cuộc chiến bất tận”.

Hagel nói với phóng viên James Fallows, “Tôi nghĩ chúng ta đang sống ở một trong những thời điểm có tính chất ranh giới và lịch sử. Chúng ta đang nhìn thấy trật tự thế giới mới – hậu thế chiến thứ II, hậu sụp đổ của Liên Bang Soviet – đang được hình thành”. 

Khi Fallows hỏi Hagel, “Khi nào Hoa Kỳ sẽ thấy kết thúc của các cuộc chiến, đặc biệt là cuộc chiến đã kéo dài 13 năm ở Iraq và Afghanistan?” Câu trả lời của Hagel là rất ấn tượng, bạn đừng nín thở. 

“Điều mà chúng ta thấy ở Trung Đông với ISIS-ISIL đang đòi hỏi một nỗ lực ổn định, dài hạn”, ông ta nói. “Thật không may, tôi thấy những điều này tiếp tục ở ngoài đó, Jim. Tôi nghĩ chúng ta ở trong một thách thức dài hạn hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể hy vọng. Nhưng đó là thế giới mà chúng ta đang sống, và chúng ta cần phải trung thực về điều đó”.

Sau đó ông ta liệt kê danh sách “tất cả các khuynh hướng khác – sự trỗi dậy của Trung Quốc, những gì Nga đã làm trong sáu tháng qua; thảm họa bệnh dich, Ebola là một ví dụ”, để minh họa cho những vấn đề sẽ đòi hỏi một số dạng vận động của quân đội Hoa Kỳ.

P/s: Nhân tiện mời bà con đọc bài viết trên xong thì xem hình ảnh dưới đây để thấy căn bệnh nặng của báo chí Việt Nam. NATO theo dõi máy bay Nga nhưng báo Việt Nam đầu độc người dân bằng cách đưa tin NATO chặn máy bay Nga. Chặn máy bay của nhau có nghĩa là đánh nhau to rồi!



No comments:

Post a Comment